Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo và cận nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 71 - 76)

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Luận văn dùng phương pháp chọn ngẫu nhiên phân tầng một số hộ nghèo đầu giai đoạn 2011-2015, trong đó gồm một nửa là số hộ nghèo có vay vốn Ngân hàng CSXH (vay trong năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015), một nửa là số hộ nghèo không vay Ngân hàng CSXH, từ đó đánh giá khả năng thoát nghèo của họ phụ thuộc vào nguồn vốn cho vay hộ nghèo ở mức độ nào. Sau đó sẽ phát phiếu điều tra tại các xã này là những khách hàng thuộc nhóm đối tượng đã chọn trên; sử dụng tổng thể nghiên cứu đại diện này và suy rộng cho cả địa bàn. Đồng thời dựa vào số liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được nhằm đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH đối với công tác giảm nghèo bền vững của huyện Trảng Bom giai đoạn năm 2011-2015.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, tài liệu

Thu thập số liệu thứ cấp bao gồm các thông tin về tình hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các chính sách về vốn vay ưu đãi đối với xóa đói giảm nghèo của Trung ương, của tỉnh, kết quả cho vay vốn đối với các hộ nghèo trên địa bàn của NHCSXH huyện Trảng Bom. Những số liệu này chủ yếu được thu thập ở phòng Thống kê, phòng LĐ TB&XH, NHCSXH, UBND huyện Trảng Bom, các báo cáo, tài liệu công bố tại Ngân hàng CSXH huyện Trảng Bom từ năm 2011 đến năm 2015; Website Ngân hàng CSXH, Website Chính phủ…

61

Luận văn dựa vào các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, về chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, dựa trên điều lệ hoạt động, mô hình hoạt động và phương thức hoạt động cũng như các công văn quy định về nghiệp vụ chuyên môn của ngành

Kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu, các báo cáo, và các tài liệu đã công bố liên quan đến đề tài.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được thu thập qua việc khảo sát điều tra thực tế thông qua bảng câu hỏi và phương pháp chuyên gia, phỏng vấn trực tiếp với các khách hàng là các hộ nghèo đầu giai đoạn 2011-2015 vay vốn chương trình hộ nghèo từ năm 2011 đến năm 2015 và các hộ nghèo không vay vốn chương trình hộ nghèo của Ngân hàng CSXH.

Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng các hộ nghèo có vay vốn và không vay vốn Ngân hàng CSXH huyện Trảng Bom tại 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Cơ cấu phiếu điều tra như sau: Để ứng dụng được mô hình Logit thì phải chọn mẫu cân đối theo tỷ lệ 50/50, do đó ta chọn dung lượng mẫu khảo sát: tổng số 238 hộ, trong đó có 119 hộ nghèo vay vốn và 119 hộ nghèo không vay vốn.

Số hộ thoát nghèo 158 hộ và số hộ không thoát nghèo là 80 hộ.

Bảng phân bổ phiếu điều tra tại các xã, thị trấn như sau:

62

Bảng 2.5. Bảng phân bổ phiếu điều tra tại các xã, thị trấn

STT Tên xã, thị trấn

Số phiếu Hộ nghèo vay vốn

NHCSXH

Hộ nghèo không vay vốn NHCSXH

01 TT Trảng Bom 7 7

02 Hố Nai 3 7 7

03 Bàu Hàm 7 7

04 Giang Điền 7 7

05 Đồi 61 7 7

06 An Viễn 7 7

07 Cây Gáo 7 7

08 Sông Trầu 7 7

09 Quảng Tiến 7 7

10 Bắc Sơn 7 7

11 Bình Minh 7 7

12 Tây Hòa 7 7

13 Trung Hòa 7 7

14 Đông Hòa 7 7

15 Hưng Thịnh 7 7

16 Sông Thao 7 7

17 Thanh Bình 7 7

Tổng cộng 119 119

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh

Số liệu thu thập sẽ được thống kê, kết hợp phân tích nhằm đưa ra những đánh giá, phân tích về mức độ, xu hướng, tính chất và mối quan hệ giữa các biến số. Phương pháp này sử dụng phần mềm hỗ trợ Excel (dung lượng mẫu bao gồm những khách hàng được vay vốn và không vay vốn chương trình vay hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai).

2.2.3.2. Phương pháp phân tích hồi quy

Trên cơ sở Báo cáo nghiên cứu của Hoàng Anh Dũng thực hiện năm 2015 với đề tài “Giảm pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên

63

địa bàn tỉnh Bình Phước”, của tác giả Hà Quang Trung về “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” năm 2014, của tác giả Mai Thu Hương (2007) về “Thực trạng nghèo ở Tỉnh Đồng Nai, những yếu tố tác động và giải pháp giảm nghèo”, Nghiên cứu khoa học “Tác động vốn vay từ Ngân hàng CSXH Thừa Thiên Huế đến hộ nghèo theo quan điểm tiếp cận mức sống” của các tác giả Phan Thị Minh Lý, Trần Thị Bích Ngọc, Nguyễn Việt Đức, Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Tịnh đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc thoát nghèo của hộ nghèo trong đó chỉ rõ một số nhân tố như:

khoản vay Ngân hàng, trình độ học vấn của hộ vay, độ tuổi, số nhân khẩu, số lao động có việc làm trong hộ (hay số người phụ thuộc trong hộ) [8], việc tham gia các hoạt động khuyến nông, ngành nghề của chủ hộ, diện tích đất bình quân của hộ [3]... Do đó để ước lượng tác động nguồn vốn cho vay hộ nghèo từ Ngân hàng CSXH huyện Trảng Bom đến giảm nghèo hay cụ thể là việc thoát nghèo của hộ, ta dùng mô hình hồi quy và phần mềm kinh tế lượng chuyên dụng SPSS để xác định các nhân tố ảnh hưởng, áp dụng phương pháp phân tích bằng mô hình hồi quy tuyến tính trong đó biến phụ thuộc là biến nhị phân: tình trạng

”thoát nghèo” hay ”không thoát nghèo” và biến độc lập là vay hay không vay vốn, giới tính, trình độ học vấn của hộ vay, độ tuổi, số người phụ thuộc, việc có tham gia các hoạt động khuyến nông hay không, ngành nghề của chủ hộ...

Việc có thoát nghèo hay không thoát nghèo của các hộ nghèo vay vốn Ngân hàng CSXH để sử dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh, cải tạo cuộc sống là cơ sở để đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH đối với việc thoát nghèo của các hộ vay vốn.

Mô hình hồi quy cho các biến được xác định như sau:

* Biến phụ thuộc:

Để đánh giá tác động của nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo sau khi vay vốn ta điều tra các đối tượng là hộ nghèo có vay vốn tín dụng chính sách

64

và hộ nghèo không vay vốn tín dụng chính sách, đồng thời sử dụng biến nhị phân là (Thoatngheo) gồm 2 trạng thái: thoát nghèo (1) và không thoát nghèo (0) để đánh giá tác động của việc sử dụng nguồn vốn vay trong việc thoát nghèo của hộ.

* Biến độc lập - các nhân tố ảnh hưởng đến việc thoát nghèo của các hộ nghèo

1/ Gioitinh: là biến chỉ giới tính của chủ hộ, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là Nam, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là Nữ. Kỳ vọng dấu hệ số mang dấu (-).

2/ Tuoi: là biến chỉ tuổi của chủ hộ, đơn vị tính là tuổi. Kỳ vọng dấu hệ số mang dấu (-).

3/ Nhankhau: là biến cho biết số nhân khẩu của hộ. Kỳ vọng dấu hệ số mang dấu (-).

4/ Phuthuoc: là biến cho biết số người sống phụ thuộc có trong hộ. Kỳ vọng dấu hệ số mang dấu (-)

5/ Hocvan: là biến thể hiện số năm đi học cao nhất của chủ hộ. Kỳ vọng dấu hệ số mang dấu (-).

6/ Nghech: là biến thể hiện chủ hộ có làm việc trong khu vực nông nghiệp hay phi nông nghiệp, nhận giá trị 1 nếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, giá trị 0 nếu làm việc trong khu vực phi nông nghiệp. Kỳ vọng dấu hệ số mang dấu (+).

7/ Vaynh: là biến cho biết hộ có được vay tiền từ ngân hàng hay không, nhận giá trị 1 nếu được vay, ngược lại nhận giá trị 0. Kỳ vọng dấu hệ số mang dấu (-).

8/ DTdat: là biến cho biết tổng diện tích đất bình quân của hộ (đơn vị:

m2), bao gồm: đất thổ cư, đất nông nghiệp và đất khác. Kỳ vọng dấu hệ số mang dấu (-).

65

9/ Khuyenn: là biến chỉ sự tham gia các hoạt động khuyến nông của chủ hộ, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là có tham gia, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là không tham gia. Kỳ vọng dấu hệ số mang dấu (-).

Bảng 2.6 Mô tả các biến số độc lập ảnh hưởng đến việc thoát nghèo của hộ Số

TT Diễn giải ký hiệu các biến Tên biến Kỳ vọng dấu

1 Giới tính (1=Nữ; 0=Nam) Gioitinh -

2 Tuổi Tuoi -

3 Số nhân khẩu (người) Nhankhau -

4 Số người phụ thuộc (người) Phuthuoc -

5 Trình độ học vấn (số năm đi học) Hocvan - 6 Nghề chủ hộ (nông nghiệp, phi nông nghiệp) nghech + 7 Có vay Ngân hàng CSXH (1= Có; 0= không) Vaynh - 8 Tổng diện tích đất bình quân của hộ (đơn vị:

ha) DTdat -

9 Sự tham gia các hoạt động khuyến nông của

chủ hộ (1= Có tham gia; 0= không tham gia) Khuyenn -

- Mô hình hồi qui Logit (Binary Logistic Regression) có dạng:

Log[P/(1-P)]=β0 + β1*(Gioitinh) + β2*(Tuoi) + β3*(Nhankhau) + β4*(Phuthuoc) + β5*(Hocvan) + β6*( Nghech) + β7*(Vaynh) + β8*(DTdat) + β9*(Khuyenn)

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo và cận nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)