Nguyên nhân thành công và tồn tại của hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo và cận nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 103 - 106)

3.2. Đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Trảng Bom công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015

3.2.3. Nguyên nhân thành công và tồn tại của hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng

Các nguồn vốn ưu đãi trong thời gian qua đã có tác động rất lớn đến công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện các mục tiêu lớn về kinh tế, chính trị của Huyện đảng bộ trong thời gian. Để đạt được kết quả trên đó là sự đóng góp rất lớn của cả một hệ thống chính trị, xã hội và Ngân hàng CSXH huyện. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành TW, cấp uỷ, chính quyền các địa phương, sự tập trung huy động mọi nguồn lực tài chính, tạo lập được nguồn vốn khá lớn để cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách. Mạng lưới có độ che phủ rộng lớn của NHCSXH còn được thể hiện ở gần 17 Điểm giao dịch xã, tạo điều kiện thuận tiện nhất cho khách hàng là hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn chính sách. Cùng với đó là thủ tục, phương thức cấp tín dụng, thực hiện uỷ thác một số công đoạn thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội và thành lập mạng lưới gồm 219 Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa huyện đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào cuộc, chuyển tải nguồn vốn đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, giúp họ biết sử dụng vốn vay vào sản xuất nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

NHCSXH huyện đã luôn bám sát các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững, tiếp tục chủ động đưa Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về tín dụng chính sách xã hội vào cuộc sống, nỗ lực tập trung huy động mọi nguồn lực tài chính, tạo lập nguồn vốn lớn để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách nhanh chóng nhất, hiệu quả hơn, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Trảng Bom cũng còn một số tồn tại sau:

Về phía Ngân hàng CSXH:

93

Mặc dù năm 2015 Nguồn vốn cho vay hộ nghèo đã được tăng thêm tuy nhiên trong các năm trước còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cho vay của các hộ nghèo trên địa bàn.

Nguồn vốn cho vay được cân đối từ trung ương, nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương tăng trưởng thấp, chủ yếu từ ngân sách tỉnh bố trí nguồn vốn cho Ngân hàng CSXH để cho vay, còn ngân sách huyện hỗ trợ và huy động vốn tại địa phương còn ít. Công tác huy động vốn để cho vay chưa đạt kết quả cao mặc dù huy động vốn với mức lãi suất bằng các Ngân hàng thương mại trên địa bàn nhưng không có các hình thức quảng cáo, khuyến mãi nên không thu hút được khách hàng. Công tác thông tin tuyên truyền còn chưa được chú trọng.

Đội ngũ cán bộ Ngân hàng CSXH huyện đa số là cán bộ trẻ, còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách tại cơ sở, chưa phân bổ thời gian bám sát cơ sở nhằm kiểm tra giám sát sử dụng vốn cũng như kết hợp với Hội đoàn thể và các cấp, các ngành địa phương hướng dẫn cách thức làm ăn hiệu quả nhằm tăng khả năng thoát nghèo và hoàn trả vốn vay khi đến hạn.

Về phía Chính quyền địa phương, Hội đoàn thể và Tổ TK&VV:

Về việc bình xét các hộ dân vào diện hộ nghèo cũng như bình xét cho ra khỏi hộ nghèo (thoát nghèo) có lúc có nơi còn chưa sát thực tế, còn chạy theo thành tích mà chủ yếu là nhằm mục đích thực hiện các chỉ tiêu nông thôn mới, vì vậy một số hộ nghèo chưa thực sự đủ khả năng thoát nghèo vẫn bị đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo, đây là một trong những nguyên nhân làm cho việc giảm nghèo còn thiếu bền vững vì các hộ này khả năng tái nghèo rất cao.

Các tổ TK&VV khi bình xét cho vay đối với các đối tượng là hộ nghèo đôi khi còn chưa căn cứ vào mục đích xin vay, nhu cầu vay vốn, chu kỳ sản xuất kinh doanh, dẫn đến tình trạng cho vay dàn trải, cào bằng, thời hạn cho vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của vật nuôi, cây trồng. Cũng có trường

94

hợp vì ngại trách nhiệm, sợ mất uy tín của Tổ, Hội đoàn thể, chính quyền địa phương đối với Ngân hàng nên chỉ ưu tiên cho vay vốn đối với các hộ có khả năng chi trả. Một số tổ TK&VV chỉ tham gia họp tổ khi tiến hành làm các thủ tục vay vốn, sau đó không duy trì sinh hoạt định kỳ hoặc chỉ sinh hoạt mang tính hình thức. Một số tổ trưởng năng lực yếu kém nên việc quản lý, theo dõi sổ sách không được chính xác, kịp thời, thiếu sự đôn đốc kiểm tra nên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ của hộ vay.

Về phía bản thân hộ nghèo:

Một số hộ vay còn ỷ lại vào chính sách của nhà nước chăm lo đời sống của người nghèo, không phân biệt được vốn tín dụng với vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Các chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo đều không có tài sản đảm bảo nên việc trả nợ phụ thuộc nhiều vào ý thức của hộ vay, sự phối hợp kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở của các tổ chức Hội đoàn thể, chính quyền địa phương và cán bộ ngân hàng. Bên cạnh đó một số trường hợp hộ nghèo không có nhu cầu vay vốn làm ăn vì không có phương án sản xuất kinh doanh, tâm lí sợ nợ nên không muốn vay tiền Ngân hàng.

Về nguyên nhân khách quan khác

Các yếu tố về môi trường kinh tế không thuận lợi không chỉ ảnh hưởng đến những người sản xuất đầu tư lớn mà hộ nghèo cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Khi giá cả thay đổi bất lợi cho người sản xuất, giá bán sản phẩm quá thấp và không tiêu thụ được sản phẩm làm ra thì người vay cũng không có khả năng hoàn trả vốn.

Nền kinh tế của huyện tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa đồng đều. Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ giữa các xã, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn, dân trí thấp nên thông tin kinh tế, xã hội, pháp luật và những chủ trương, chính sách của nhà nước không đến được

95

với dân đầy đủ và kịp thời. Hộ nghèo phần lớn thiếu kiến thức sản xuất kinh doanh, không biết cách làm ăn, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế do đó hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

Sự thiếu đồng bộ giữa chính sách tín dụng với chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư dẫn đến nhiều hộ vay sử dụng vốn kém hiệu quả, nhiều món cho vay giải ngân không phù hợp với qui luật thời vụ.

Đồng thời nguồn vốn hộ nghèo dù đến năm 2015 đã bắt đầu được cấp trung ương và cấp tỉnh phân bổ về nhưng đối tượng thụ hưởng là các hộ nghèo tại địa phương ngày càng ít nên nguồn vốn cho vay hộ nghèo mặc dù đã được bổ sung nhưng không giải ngân hết.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo và cận nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)