3.1. Thực trạng nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Trảng Bom
3.1.3. Thực trạng nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Trảng Bom
3.1.3.1. Cơ cấu dư nợ phân theo kỳ hạn (theo thời gian cho vay)
Dựa vào Bảng 3.6 Cơ cấu dư nợ cho vay hộ nghèo phân theo kỳ hạn (2011-2015) cho thấy tính đến 31/12/2015, dư nợ cho vay trung và dài hạn chương trình hộ nghèo là 19.486 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 98,08% (giảm so với năm 2014 là 2.200 triệu đồng và giảm so với năm 2011 là 30.205 triệu đồng) trong khi dư nợ cho vay ngắn hạn 381 triệu đồng chiếm 1,92% so với tổng dư nợ (giảm so với năm 2014 là 949 triệu đồng và giảm so với năm 2011 là 3.854 triệu đồng). Các hộ nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh cũng nhằm các mục đích trồng trọt và chăn nuôi, trong đó tỷ trọng các hộ trồng cây lâu năm và chăn nuôi các loại gia súc như trâu, bò, dê chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy nguồn vốn cho vay hộ nghèo cũng chủ yếu tập trung vào các kỳ hạn trung hạn và dài hạn. Đặc biệt năm 2015 dư nợ cho vay hộ nghèo ngắn hạn chỉ còn 381 triệu đồng, rất thấp so với năm 2011, có thể thấy các hộ nghèo vay vốn với mục đích vay ngắn hạn không còn nhiều, chỉ còn một số trường hợp trồng lúa, nuôi cá, buôn bán nhỏ
lẻ... với nhu cầu vốn vay không cao, đầu tư thấp, khả năng quay vòng vốn nhanh.
Bảng 3.6 Cơ cấu dư nợ cho vay hộ nghèo phân theo kỳ hạn (2011-2015) Đơn vị: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dư nợ trọng Tỷ (%)
Dư nợ Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ Tỷ trọng
(%) CV NH 4.235 7,85 4.137 8,06 2.955 7,63 1.330 5,78 381 1,92 CV trung,
DH 49.691 92,15 47.221 91,94 35.799 92,37 21.686 94,22 19.486 98,08 Cộng 53.926 100 51.358 100 38.754 100 23.016 100 19.867 100
( Nguồn: Báo cáo tín dụng qua các năm 2011 – 2015 của NHCSXH huyện Trảng Bom)
82
3.1.3.2. Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ hộ nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Trảng Bom giai đoạn 2011-2015
* Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo Dựa vào bảng 3.7 Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 cho thấy doanh số cho vay từ năm 2011 đến năm 2014 đều giảm qua các năm, chỉ tăng vượt trội trong năm 2015 (tăng 6.563 triệu đồng/233 hộ vay so với năm 2014 ), trong khi doanh số thu nợ đều tăng qua các năm từ năm 2011 đến 2013, riêng năm 2014 và 2015 doanh số thu nợ giảm tuy nhiên vẫn cao hơn doanh số cho vay, dẫn đến dư nợ cho vay hộ nghèo hàng năm đều giảm.
Bảng 3.7 Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo giai đoạn 2011-2015
ĐVT: triệu đồng
Năm
Doanh số cho vay
Doanh số thu
nợ
Dư nợ
So sánh
Số hộ
Số tiền
Số tiền cho vay bình quân/1
hộ
Doanh số cho vay năm sau so
năm trước
D/số thu nợ năm sau so
năm trước
Dư nợ năm sau
so năm trước Số
hộ Số tiền
2011 327 7.591 23,21 7.595 53.926 - - - -
2012 282 6.960 24,68 8.965 51.358 -45 -634 +1.370 -2.568 2013 232 5.092 21,95 17.788 38.754 -50 -1.868 +8.823 -12.604 2014 123 2.948 23,97 16.774 23.016 -109 -2.144 -1.014 -15.738 2015 356 9.511 26,72 12.588 19.867 +233 +6.563 -4.186 -3.149
( Nguồn: Báo cáo tín dụng qua các năm 2011-2015 của NHCSXH huyện Trảng Bom)
83
Tốc độ tăng trưởng hàng năm của doanh số cho vay và doanh số thu nợ thể hiện ở bảng 3.8
Bảng 3.8 Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay, doanh số thu nợ chương trình hộ nghèo qua các năm 2011-2015 (theo địa bàn huyện)
Đơn vị tính: triệu đồng, hộ, % Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Tăng trưởng
Θbq (%)
Doanh số cho vay 7.571 6.960 5.092 2.803 9.511 105,87
Số hộ cho vay 326 282 232 118 356 102,23
Doanh số cho vay
bình quân/1 hộ 23,2 24,7 21,9 23,8 26,7 103,56 Doanh số thu nợ 7.595 9.486 17.783 2.584 12.587 113,46 Chênh lệch giữa
DSCV và DSTN -24 -2,526 -12.691 219 -3.076 - ( Nguồn: Báo cáo tín dụng qua các năm 2011 - 2015 của NHCSXH huyện Trảng Bom)
Dựa vào bảng số liệu, có thể thấy doanh số cho vay giai đoạn 2011-2015 tăng 5,87%/năm, trong đó số hộ nghèo được vay vốn tăng 2,23%/năm (số hộ vay tăng ít hơn số tiền cho vay), điều này dẫn đến doanh số cho vay bình quân 1 hộ tăng 3,56%/năm (từ 23,2 triệu đồng/ người năm 2011 tăng lên 26,7 triệu đồng/người năm 2015). Trong khi đó doanh số thu nợ tăng 13,46%/năm. Đây là nguyên nhân của việc tăng trưởng dư nợ âm hàng năm của chương trình cho vay hộ nghèo.
84
* Tỷ trọng dư nợ chương trình cho vay hộ nghèo so với các chương trình tín dụng đanh thực hiện của Ngân hàng CSXH huyện Trảng Bom
Dựa vào Bảng 3.9 ta thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ chương trình hộ nghèo huyện Trảng Bom so với các chương trình qua các năm 2011-2015 ta có thể thấy: dư nợ các chương trình cuối giai đoạn so với đầu giai đoạn tăng 16.433 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 102,45% (tăng 2,45%/năm), trong khi dư nợ cho vay hộ nghèo giảm 34.059 triệu đồng (giảm 22,09%/năm), số hộ nghèo vay vốn năm 2015 giảm 2.711 hộ so với năm 2011 (giảm 28,97%/năm). Qua đó có thể thấy tỷ trọng dư nợ hộ nghèo so với dư nợ tất cả các chương trình vay qua các năm đều giảm, từ 33,38% năm 2011 chỉ còn 11,16% năm 2015 (giảm 22,22%), tỷ lệ giảm là 23,96%/năm.
Bảng 3.9 Tốc độ tăng trưởng dư nợ chương trình hộ nghèo huyện Trảng Bom so với các chương trình qua các năm 2011-2015
Đơn vị tính: triệu đồng, hộ, %
Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Tăng trưở
ng Θbq
(%)
Tăng/gi ảm cuối
giai đoạn so đầu giai đoạn Dư nợ hộ nghèo 53.926 51.359 38.754 23.016 19.867 77,91 -34.059
Số hộ 3.637 3.318 2.333 1.237 926 71,03 -2.711
Dư nợ bình quân/1 hộ 15 15 17 19 21 109,6
8 +6
Tổng dư nợ tất các các
chương trình 161.546 165.115 166.438 171.891 177.979 102,4
5 +16.433
Tỷ trọng DNHN/tổng DN
các CT 33,38% 31,10% 23,28% 13,39% 11,16% 76,04 -22,22%
( Nguồn: Báo cáo tín dụng qua các năm 2011 - 2015 của NHCSXH huyện Trảng Bom)
85
* Tỷ trọng doanh số cho vay hộ nghèo so với doanh số cho vay các chương trình tại Ngân hàng CSXH huyện Trảng Bom
Có thể thấy với số hộ nghèo giảm qua các năm, đồng thời nguồn vốn cho vay hộ nghèo từ năm 2014 trở về trước còn hạn chế, do đó doanh số cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng thấp và giảm qua các năm so với doanh số cho vay tất cả các chương trình tín dụng tại Ngân hàng CSXH huyện. Cụ thể được thể hiện ở Bảng 3.10 như sau:
Bảng 3.10 Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay chương trình hộ nghèo so với doanh số cho vay tất cả các chương trình qua các năm 2011-2015 (theo địa bàn huyện)
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Tốc độ tăng trưởng
bình quân Θbq
(%) Tổng doanh số
cho vay hộ nghèo 7.571 6.960 5.092 2.803 9.511 105,87
Tổng doanh số cho vay tất các các chương trình
37.752 29.928 41.802 47.949 59.029 111,82
Tỷ trọng DSCVHN/DSCV
các CT
20,05% 23,26% 12,18% 5,85% 16,11% 94,68
( Nguồn: Báo cáo tín dụng qua các năm 2011 - 2015 của NHCSXH huyện Trảng Bom và tính toán của học viên)
Phân tích số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay hộ nghèo hàng năm là 105,87%, trong khi đối với các chương trình khác là 111,82%, tỷ
86
trọng giữa doanh số cho vay hộ nghèo so với các chương trình giảm 5,32%/năm, đặc biệt năm 2014 giảm sâu là do nguồn vốn tập trung chủ yếu cho các chương trình khác, số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn không nhiều đồng thời nguồn vốn không đủ cho nhu cầu vay vốn của hộ nghèo. Đến năm 2015 do nguồn vốn Trung ương chuyển về và nguồn vốn địa phương hỗ trợ đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo trên địa bàn huyện nhằm đầu tư cho sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, góp phần công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, đồng thời đây là năm cuối giai đoạn 2011- 2015 do đó toàn bộ nguồn lực đều được tập trung để hoàn thành Nghị quyết của Huyện đảng bộ đề ra là giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện xuống dưới 1%.