Trong quá trình nghiên cứu luận văn, Học viên đã khảo cứu những công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận văn, gồm:
- TS Lê Xuân Bá, TS Chu Tiến Quang và cộng sự đã nghiên cứu và xuất bản sách về “Nghèo đói và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam”; NXB Nông nghiệp, Hà Nội năm 2001. Cuốn sách này đã đề cập những vấn đề cơ bản có tính lý luận về nghèo đói, phương pháp đánh giá đói nghèo, thực trạng nghèo đói ở Việt Nam và
40
đưa ra các giải pháp tấn công chống nghèo đói ở Việt Nam vào những năm đầu đổi mới quản lý kinh tế ở Việt Nam.
Cuốn sách đã đề xuất nhiều giải pháp giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, trong đó có giải pháp về hỗ trợ vốn sản xuất cho hộ nghèo, cụ thể là ngân hàng CSXH cần phối hợp với cơ quan khuyến nông để giúp hộ nghèo xây dựng phương án sản xuất hợp lý để sử dụng có hiệu quả vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội.
- Luận án tiến sĩ kinh tế của Lê Kiên Cường: “Tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Đồng Nai”; chuyên ngành Quản lý kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội năm 2013. Luận án đã đề cập một số vấn đề lý luận về tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo; kinh nghiệm Quốc tế và Việt Nam về tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo; Đánh giá thực trạng tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2011 và đã chỉ ra rằng, tài chính vi mô trong đó có tín dụng của ngân hàng CSXH đã hỗ trợ đắc lực cho xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Đồng Nai, nếu phát triển tốt sẽ là công cụ có hiệu quả đối với xóa đói giảm nghèo. Đồng thời luận án cũng phân tích những bất cập của hệ thống tài chính vi mô, trong đó có ngân hàng CSXH Việt Nam hiện nay trong cung ứng tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo ở nông thôn, trong tổng số tiền vay của hộ nghèo, vay từ nguồn của ngân hàng CSXH chỉ chiếm 2,7%, trong khi vay của bạn bè, người thân tới 31,7%, vay của thương lái tới 14,4%. Từ đó Luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hệ thống tín dụng vi mô, trong đó có tín dụng của ngân hàng CSXH để hỗ trợ tốt hơn đối với xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Đồng Nai. Luận án không đi sâu phân tích thực trạng sử dụng vốn vay từ các nguồn, trong đó có nguồn ngân hàng CSXH;
- TS Phạm Bảo Dương đã xuất bản công trình nghiên cứu về “Tấn công vào nghèo đói vùng ĐBSCL”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội năm 2010. Cuốn sách đã phác họa bức tranh về nghèo đói ở ĐBSCL và các giải pháp xóa đói giảm nghèo
41
nhanh và bền vững cho ĐBSCL, trong đó có chính sách hỗ trợ vốn cho các hộ sản xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi và ngành nghề thủ công nghiệp.
- “Nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng CSXH nhìn từ gốc độ kinh nghiệm của các nước”, Nghiên cứu kinh tế số 344-tháng 01/2007 của Nguyễn Trọng Tài và Đỗ Thanh Hiền. Kết quả nghiên cứu đã nêu ra kinh nghiệm cho vay hộ nghèo của một số nước trên thế giới gồm các nước phát triển và đang phát triển, đồng thời đánh giá được các ưu việt cũng như hạn chế trong cho vay hộ nghèo của các nước trên thế giới và các bài học rút ra cho Việt Nam.
- Hà Quang Trung (2014) “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích đất nông nghiệp, vốn tự có của hộ, số lao động của hộ, tham gia tập huấn khuyến nông, tuổi của chủ hộ, trình độ văn hóa, số nhân khẩu, vốn vay, diện tích đất lâm nghiệp đều có ảnh hưởng làm tăng xác suất thoát nghèo.
- Mai Thu Hương (2007) Thực trạng nghèo ở Tỉnh Đồng Nai, những yếu tố tác động và giải pháp giảm nghèo. Kết quả nghiên cứu chỉ ra thực trạng nghèo ở Tỉnh Đồng Nai và phân tích được các yếu tố tác động đến thự trạng nghèo đồng thời đưa ra các giải pháp định ướng để giảm nghèo trong thời gian tới.
- Nghiên cứu khoa học “Tác động vốn vay từ Ngân hàng CSXH Thừa Thiên Huế đến hộ nghèo theo quan điểm tiếp cận mức sống” của các tác giả Phan Thị Minh Lý, Trần Thị Bích Ngọc, Nguyễn Việt Đức, Hoàng Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Tịnh, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 51, 2009. Dựa trên kết quả điều tra 211 hộ nghèo vay vốn của Ngân hàng CSXH Thừa Thiên- Huế giai đoạn 2003- 2007, theo quan điểm tiếp cận mức sống, bài viết này phân tích và đánh giá tác động của hoạt động tín dụng cho vay người nghèo của NHCSXH Thừa Thiên- Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, theo quan điểm tiếp cận mức sống, tác động của tín dụng hộ nghèo được thể hiện qua những biến số về phúc lợi- kinh tế xã hội của hộ nghèo, gồm: biến thu nhập và chi tiêu của hộ vay vốn; trình độ học vấn của trẻ
42
em trong gia đình; Để ước lượng tác động của khoản tín dụng từ NHCSXH đến phúc lợi kinh tế- xã hội của hộ nghèo vay vốn ta sử dụng 5 mô hình hồi quy bội, trong đó biến phụ thuộc là biến đại diện phúc lợi của hộ nghèo và biến độc lập là giá trị khoản vay tại NHCSXH. Ngoài ra còn có các biến kiểm soát như tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ và số thành viên có việc làm trong hộ vay vốn.
- Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và cộng sự (2013) đã nhận diện được 6 yếu tố tác động đến tình trạng tái nghèo của hộ gia đình ở nông thôn: Tuổi chủ hộ, tình trạng việc làm của chủ hộ, số người phụ thuộc trong hộ, diện tích đất sản xuất bình quân đầu người trong hộ, tín dụng của hộ và hỗ trợ của hộ gia đình
- Báo cáo nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tác động của chính sách tín dụng cho vay hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội đến phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tình Hòa Bình”. Đề tài do Hà Thị Mai Phượng thực hiện tháng 5 năm 2014. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được tác động của chương trình tín dụng hộ nghèo tới phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo, hướng tới phát triển kinh tế bền vững tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
- Báo cáo nghiên cứu đề tài “Giảm pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước”. Đề tài do Hoàng Anh Dũng thực hiện năm 2015. Kết quả nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về giảm nghèo bền vững của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước, đánh giá thực trạng giảm nghèo bền vững, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước.
- Báo cáo nghiên cứu đề tài “Giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo của Ngân hàng CSXH huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng”. Đề tài do Mai Thị Hiệp thực hiện tháng 08 năm 2014. Kết quả nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về tín dụng cho hộ nghèo; đánh
43
giá thực trạng và đề ra giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cận và sử dụng vốn vay NHCSXH của hộ nghèo tại huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng.
Từ khảo cứu các công trình nghiên cứu trên, Học viên đã thu được tư duy đúng hiện tượng nghèo, giảm nghèo và chính sách tín dụng ưu đãi nhằm giảm nghèo, từ đó áp dụng vào nghiên cứu đề tài luận văn này, đồng thời tin rằng luận văn không trùng lắp với các nghiên cứu đã có.
44 Chương 2