2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Trảng Bom
2.1.3. Các đặc điểm kinh tế xã hội
Dân số trung bình: 295.703 người (số liệu thống kê năm 2015), mật độ dân số 908,15 người/km2. GDP bình quân đầu người 42,177 triệu đồng; toàn huyện có 22 dân tộc anh em cùng chung sống.
Dân số trong độ tuổi lao động: 201.078 người lao động trong các ngành nghề (số liệu thống kê năm 2015). Lao động nông nghiệp liên tục giảm từ năm 2000 đến năm 2015. Huyện đang trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển công nghiệp, số lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp – thương mại không ngừng tăng trong giai đoạn 2000-2015. Tuy nhiên lượng tăng này do phần lớn lao động từ các huyện, tỉnh khác đến làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn. Song song với sự tăng lực lượng lao động từ các địa bàn khác, nhu cầu sinh hoạt, tiêu
49
thụ của toàn huyện tăng nên ngành dịch vụ cũng không ngừng phát triển. Số liệu về dân số, lao động của huyện Trảng Bom được nêu trên Bảng 2.3.
Bảng 2.2 Thống kê dân số, lao động năm 2015
ĐVT: Người
STT Chỉ tiêu Số lượng Ghi chú
I Lao động trong độ tuổi toàn huyện 201.078 1 Số người trong độ tuổi lao động không có khả
năng lao động 4.886
2 Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động 196.192
II Số người ngoài tuổi lao động tham gia lao
động 9.671
III Nguồn lao động 205.863
IV Cân đối lao động
1 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
quốc dân 159.964
2 Số người trong độ tuổi lao động đang đi học 17.292 3 Số người trong độ tuổi lao động làm nội trợ 15.402 4 Số người trong độ tuổi lao động có việc làm tạm
thời 7.808
5 Số người trong độ tuổi lao động chưa có việc
làm 3.262
6 Số người trong độ tuổi lao động không có nhu
cầu làm việc 2.135
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Trảng Bom) - Đặc điểm phát triển văn hóa, y tế, giáo dục:
+ Văn hoá:
Hệ thống văn hóa bao gồm Trung tâm văn hóa huyện, 01 thư viện huyện và 14 bưu điện văn hóa. Có 7/17 xã, thị trấn có nhà văn hóa. Thư viện có hơn 58.000 đầu sách, nguồn sách rất phong phú, không ngừng được bổ sung, đáp ứng nhu cầu đọc sách của người dân. Truyền thanh cơ sở được tăng cường đầu
50
tư, phát triển rộng khắp các xã, thị trấn đạt 100%, số xã, thị trấn được phủ sóng truyền hình đạt 100%, tỷ lệ số hộ được xem truyền hình đạt trên 95%.
Huyện có một nhà thi đấu đa năng, một sân vận động và 1 hồ bơi tại trung tâm huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân trong huyện.
+ Y tế:
Huyện có 1 Bệnh viện Đa khoa, 1 Trung tâm y tế dự phòng, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 17/17 xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.
Tổng số cán bộ y tế là 290 người, gồm 247 người ngành y và 43 người ngành dược. Ngành y có 37 bác sĩ và chuyên khoa, 72 y sĩ, 100 điều dưỡng, 38 nữ hộ sinh và trình độ khác. Ngành dược có 3 dược sĩ đại học, 35 dược sĩ trung cấp và 5 dược tá.
Toàn huyện có 255 giường bệnh, với mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh và đội ngũ cán bộ y tế như hiện nay về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu cho người dân. Số bác sĩ bình quân trên 1 vạn dân là 1,72 (Tỷ lệ tăng so với cuối năm 2014 là 110,3%). Hoạt động tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi được mở rộng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc, bảo vệ bà mẹ và trẻ em được tổ chức thường niên nên tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm 1,4% .
+ Giáo dục:
Trên địa bàn huyện có 01 trường đại học: Trường Đại học Lâm Nghiệp (Cơ sở 2), có 02 trường cao đẳng: Trường Cao đẳng Kinh thế kỹ thuật TP.HCM (Vinatex), Trường cao đẳng nghề Cơ giới và Thủy lợi, 01 trung tâm dạy nghề và 5 cơ sở dạy nghề, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật hướng nghiệp, 05 trường trung học phổ thông, 17 trường trung học cơ sở, 32 trường tiểu học, 23 trường mẫu giáo và 58 nhóm trẻ. Ngoài ra, huyện còn có số cơ sở dạy tin học, ngoại ngữ tư nhân. Công tác chống mù chữ và phổ cập tiểu học được duy trì, có 17/17 xã, thị trấn được đã xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trung
51
học cơ sở, trung học phổ thông. Số học sinh phổ thông bình quân trên 1 vạn dân là 1.718 (Tỷ lệ tăng so với cuối năm 2014 là 102,2%). Cuối năm 2013 có 99%
giáo viên đạt chuẩn theo quy định, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm đạt bình quân trên 91%, học sinh thi đậu vào các trường cao đẳng, đại học đạt trên 20%.
- Đặc điểm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng:
Trong những năm qua, huyện đã đẩy mạnh và hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển KTXH đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Đặc biệt, các quy hoạch ngành, quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn, chợ, giao thông, các công trình văn hoá, thể thao… Ngoài các tuyến giao thông quan trọng dẫn đến các khu, cụm công nghiệp thì phong trào xã hội hóa giao thông được đẩy mạnh 100% số xã có đường nhựa về đến trung tâm. Cơ bản đã hình thành kết cấu hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, thông tin liên lạc)…
Huyện có tuyến đường Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua; đồng thời, là địa phương có nhiều dự án quan trọng đã và sẽ được triển khai xây dựng như: Nâng cấp Quốc lộ 1A, đường Quốc lộ 1A – tuyến tránh thành phố Biên Hòa (đường Võ Nguyên Giáp), Trạm điện 500KV và các tuyến đấu nối khu vực Sông Mây, Tổng kho trung chuyển Miền Đông, đường Vành đai 4, đường Trảng Bom – Xuân Lộc.
Các xã trên địa bàn huyện đều có điểm dịch vụ điện thoại công cộng và 11 bưu điện văn hóa xã (gồm: xã Cây Gáo, Giang Điền, Quảng Tiến, An Viễn, Giang Điền, Thanh Bình, Tây Hòa, Trung Hòa, Sông Thao, Bàu Hàm, Bắc Sơn).
Mật độ sử dụng điện thoại đạt trên 80 máy/100 hộ dân (bao gồm điện thoại di động và cố định). Các ấp, khu phố trên địa bàn huyện đều có internet, các đại lý kinh doanh internet, điện thoại... phát triển nhanh; tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại ngày càng nhiều, do đó các Bưu điện văn hóa xã chủ yếu chỉ thực hiện
52
chức năng bưu chính, hầu hết đều không thực hiện các dịch vụ viễn thông tại chỗ mà chỉ cung cấp các dịch vụ cho các cơ sở kinh doanh và các hộ gia đình.
- Đặc điểm phát triển kinh tế của huyện:
Trảng Bom là một huyện của tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam gồm Thành Phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai, có Quốc lộ 1A, tuyến tránh thành phố Biên Hòa (đường Võ Nguyên Giáp), Quốc lộ 20 và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Với vị trí địa lý thuận lợi, trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện luôn đạt khá cao.
Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế trong 5 năm 2010-2015:
Từ những thành tựu đã đạt được trong 5 năm qua, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ II nhiệm kỳ 2010-2015 đã quyết nghị một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế như sau:
Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân từ 15-16%/năm, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng 14-15%/năm, dịch vụ tăng 24-25%/năm, nông-lâm-ngư nghiệp tăng 5,5-6%/năm.
GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt khoảng 69 triệu đồng (tương đương 3.200-3.300 USD theo giá hiện hành).
Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: công nghiệp chiếm 64-65%, dịch vụ chiếm 30-31%, nông nghiệp chiếm 5-6% trong GDP.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm khoảng 32.000-33.000 tỷ đồng, đạt 45,6-47% GDP.
Tổng thu NSNN hàng năm so với GDP đạt tỷ lệ từ 9-10%.
Về phát triển kinh tế tập thể, trong 5 năm xây dựng mới từ 15-20 Hợp tác xã các loại hình.
Tiếp tục kêu gọi các dự án đầu tư vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.
53
Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu của huyện Trảng Bom được thể hiện trong bảng như sau:
Bảng 2.3 Thống kê một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu
STT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015
I Giá trị sản xuất
1 Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 3.025,72 3.200,81 3.401,60 2 Công nghiệp-TTCN Tỷ đồng 48.340,2
2 55.338,04 63.362,05 3 Đầu tư XDCB Tỷ đồng 2.645,99 2.778,40 3.151,33 4 Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 7.204,70 8.285,4 9.528,21
Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 61.216,6
3 69.602,65 79.443,19
II Cơ cấu giá trị sản xuất
1 Nông lâm thủy sản 0/0 4,94 4,60 4,28
2 Công nghiệp-TTCN 0/0 78,97 79,51 79,76
3 Đầu tư XDCB 0/0 4,32 3,99 3,97
4 Thương mại, dịch vụ 0/0 11,77 11,90 11,99 (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Trảng Bom) Như vậy: Theo bảng thống kê một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu năm 2015, ta thấy:
Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng công nghiệp năm 2015 là 68,9%, dịch vụ 25,2%, nông nghiệp 5,4%.
Tổng giá trị sản xuất toàn huyện tăng dần đều, cụ thể: Năm 2013 đạt 61.216,63 tỷ đồng, năm 2014 đạt 69.602,65, năm 2015 79.443,19 tỷ đồng.
Nông lâm thủy sản không phải là thế mạnh của huyện, do huyện đang phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Về sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,32%/năm, tăng 2,6 lần so với năm 2004.
54
Phát triển công nghiệp được xác định là khâu đột phá trong nền kinh tế huyện Trảng Bom. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 14,5%/năm, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%/năm.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (trong đó đầu tư xây dựng cơ bản) được ưu tiên đầu tư và có tốc độ phát triển nhất, có nhiều công trình làm đòn bẫy phát triển như đường ĐT 767, 762, đường liên huyện Trảng Bom- Long Thành, Trảng Bom- Cây Gáo, đường vào khu du lịch và khu công nghiệp Giang Điền.
Thương mại, dịch vụ phát triển ổn định song song với giá trị sản xuất công nghiệp.