Khái quát về tình hình hoạt động của NHCSXH huyện Trảng Bom

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo và cận nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 78 - 82)

3.1. Thực trạng nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH huyện Trảng Bom

3.1.1. Khái quát về tình hình hoạt động của NHCSXH huyện Trảng Bom

NHCSXH được nhà nước cấp vốn hoạt động, mục tiêu hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà phục vụ xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống và góp phần ổn định chính trị xã hội trên địa bàn huyện. Hoạt động cho vay có một số đặc điểm sau:

- Lãi suất cho vay ưu đãi:

Cùng với cả nước, NHCSXH huyện Trảng Bom cho vay đến hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác theo lãi suất do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ. Lãi suất này thấp hơn lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn.

Hiện tại ngân hàng áp dụng cùng một mức lãi suất cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo các mức như sau:

Theo quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 1/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ thì kể từ ngày 05/6/2015 lãi suất cho vay hộ nghèo, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên là 0,55%/tháng (6,6%/năm); Một số chương trình cho vay có mức lãi suất khác như: Hộ cận nghèo là 0,66%/tháng (7,92%/năm); Hộ mới thoát nghèo 0,6875%/tháng (8,25%/năm); Hộ SXKD tại vùng khó khăn, thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 0,75%/tháng (9,0%/năm); Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

68

Lãi suất cho vay ưu đãi của Chính phủ nhằm giúp cho người vay giảm chi phí cho đầu tư trong sản xuất kinh doanh cũng như cho lĩnh vực phi lợi nhuận khác, giúp người nghèo có điều kiện thu lợi nhuận nhanh hơn và lớn hơn, tạo điều kiện cho họ nhanh chóng thoát khỏi nghèo đói.

Tuy nhiên sự ưu đãi về lãi suất cũng gây ra một số khó khăn. Cụ thể:

+ Hiện tại NHCSXH được Chính phủ cấp bù chi phí quản lý và chênh lệch lãi suất huy động và cho vay. Quy mô hoạt động của ngân hàng càng tăng thì chi phí cho cấp bù của Chính phủ càng lớn đòi hỏi một khoản chi cho cấp bù

hàng năm. Mọi hoạt động huy động vốn cũng như cho vay của ngân hàng bị giới hạn trong khả năng cấp bù từ ngân sách nhà nước.

+ Lãi suất cho vay ưu đãi không tạo ra động lực “phải làm cho được lợi nhuận cao” của người vay. Do không phải chịu sức ép về sinh lời trong đầu tư sản xuất kinh doanh để có thể trang trải chi phí đi vay cao như đối với đi vay ngân hàng thương mại, người nghèo vay vốn có thể đầu tư một cách tự phát, mang tính ngắn hạn, không tính toán thiệt hơn và dài hạn hơn.

- Đối tượng khách hàng là chỉ định, việc lựa chọn, bình xét đối tượng vay do chính quyền địa phương và cơ quan chức năng có liên quan thực hiện.

Chính phủ quy định về đối tượng chỉ định trong tất cả các chương trình cho vay của NHCSXH và NHCSXH Trung ương giao chỉ tiêu và chỉ định đối tượng cho vay cho NHCSXH.

Việc xác nhận đối tượng của cơ quan liên quan một mặt giúp cho vốn vay của ngân hàng đến đúng khách hàng mục tiêu, góp phần thực hiện mục đích kinh tế, chính trị của tỉnh và Chính phủ.

Tuy nhiên do có đối tượng chỉ định nên phải có cơ quan chức năng hoặc cá nhân liên quan xác định đối tượng như một thủ tục cho vay bắt buộc. Mặt khác thủ tục này mang tính chất hành chính có thể làm chậm quá trình xét duyệt

69

cho vay của ngân hàng, chưa kể có thể xảy ra việc lạm dụng quyền hạn để tư lợi của cán bộ thuộc cơ quan chức năng này dẫn đến vốn vay không đến đúng đối tượng, không kịp thời, không hiệu quả. Những sai phạm này diễn ra sẽ dẫn đến người cần vay thì không được vay, người không cần vay thì được ưu đãi quá mức.

- Hoạt động tín dụng cho vay đến hộ gia đình thông qua việc uỷ thác qua các tổ chức chính trị xã hội và các Tổ TK&VV.

Điều 5 Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ quy định: “Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện theo phương thức uỷ thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị xã hội theo hợp đồng uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay”.

Kể từ khi thành lập đến nay NHCSXH huyện Trảng Bom đã ký văn bản liên tịch, hợp đồng uỷ thác cho vay với các tổ chức chính trị xã hội các cấp huyện và xã. Qua các năm, các tổ chức Hội làm việc ngày càng năng động, phối hợp với NHCSXH ngày càng nhịp nhàng hơn. Điều đó được thể hiện qua dư nợ uỷ thác qua từng tổ chức chính trị xã hội tăng trưởng cao hàng năm trong khi tỷ lệ nợ xấu luôn đạt dưới mức cho phép (dưới 0,55%). Bên cạnh đó, số lãi cho vay thu về ngân hàng qua các tổ chức Hội đoàn thể luôn đạt tỷ lệ cao (trên 98% lãi phải thu).

b. Quy trình cho vay:

Về thực hiện quy trình cho vay, thẩm định khoản vay:

- Về quy trình tín dụng được quy định tại các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với từng đối tượng, từng chương trình.

Quy trình tín dụng yêu cầu trước tiên là việc xác định đúng đối tượng chính sách được vay vốn là do cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị xã hội và UBND xã, cơ quan liên quan xác nhận.

70

Điều kiện vay vốn của người vay cũng giao cho tổ TK&VV và tổ chức chính trị xã hội thực hiện chỉ đạo việc bình xét cho vay dựa trên khả năng sử dụng vốn vay, có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi.

Cán bộ NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội khi thẩm định, xét duyệt đối tượng được vay đều xem xét đến khả năng của người vay về nhân cách, vốn tự có, dòng tiền dự kiến để hoàn trả nợ vay. Không cho vay các đối tượng mắc tệ nạn xã hội, trộm cắp, nghiện hút hoặc không còn sức lao động dựa và trợ cấp xã hội.

Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh theo chương trình cho vay giải quyết việc làm áp dụng quy trình thẩm định chặt chẽ.

Về đảm bảo tiền vay: Hộ vay vốn đều đảm bảo bằng hình thức tín chấp.

Hiện nay đối với đối tượng vay là hộ gia đình, NHCSXH huyện Trảng Bom hầu hết áp dụng cho vay qua tổ TK&VV (ủy thác qua tổ chức chức chính trị xã hội) và không yêu cầu thế chấp tài sản.

Về công tác quản lý và giám sát sau khi cho vay:

Về kiểm tra trong khi cho vay: Vốn vay phải đảm bảo đến tay người vay bằng hình thức giải ngân trực tiếp có chứng kiến của tổ chức chính trị xã hội, tổ Trưởng tổ TK&VV, người vay khi nhận tiền phải có chứng minh nhân dân.

Về kiểm tra sau khi cho vay: NHCSXH ủy nhiệm cho tổ TK&VV lập hồ sơ kiểm tra hộ vay trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận tiền vay, nếu phát hiện sai mục đích thì có biện pháp thu hồi nợ hoặc chuyển nợ quá hạn. Ngoài ra có trường hợp hộ vay sử dụng không đúng mục đích sản xuất kinh doanh mà vào mục đích khác thì vốn vay trở thành gánh nặng cho hộ gia đình, nguy cơ nợ quá hạn và rủi ro mất vốn cao.

NHCSXH thực hiện công khai dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Điểm giao dịch đặt ở UBND xã theo văn bản 2064A/NHCS- TD ngày 22/4/2004 về tổ chức và hoạt động của điểm giao dịch xã, tạo điều kiện

71

để người dân nắm được thông tin tín dụng của mình và những người vay vốn của toàn xã. Thông qua hình thức hạn chế được một số trường hợp xâm tiêu, chiếm dụng vốn của tổ TK&VV và tổ chức chính trị xã hội tại địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo và cận nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)