Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 35 - 39)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn Huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Đức Phổ là một huyện nằm về phía đông nam tỉnh Quảng Ngãi.

Tọa độ địa lý: 14052’51’’ đến 15005’49’’ vĩ độ Bắc; 108047’24’’ đến 108057’18’’ kinh độ Đông.

Phía Bắc của Mộ Đức giáp huyện Tư Nghĩa, và Thành phố Quảng Ngãi, phía Nam giáp huyện Đức Phổ (nơi làm việc của bác sĩ Đặng Thùy Trâm), phía Tây giáp huyện Nghĩa Hành, phía Đông giáp biển Đông, với tổng chiều dài bờ biển là 23 km.

2.1.1.2. Địa hình

Địa hình huyện Mộ Đức vừa đồng bằng, vừa trung du hướng dốc địa hình chủ yếu từ Tây sang Đông, khu vực dân cư bám theo các trục đường giao thông có có nền từ 4,0 - 7,0m, khu vực đồi núi có có nền từ 10,0 - 65,0m.

2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ bình quân hàng năm 270 C, nhiệt độ cáo nhất vào mùa hè với 390C, lượng nước bốc hơi lớn làm cho thảm thực bì dưới tán rừng khô kiệt dễ gây ra cháy rừng, và nhiệt độ thấp nhất là 12,60C mùa đông lạnh, ẩm ướt do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình quân cả năm 2500mm Tổng số ngày mưa trong năm: 120 - 140 ngày mưa, mùa mưa bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 12, tháng 01 năm sau; mưa nhiều nhất vào tháng 10 - 11, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm, vì vậy thường gây nên lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô.

- Nhiệt độ:

Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 270C. Nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 5 -7) khoảng 33- 350C , có khi lên tới 39-400C làm cho thảm thực bì dưới tán rừng khô kiệt dễ gây ra cháy rừng khi có lửa, nhiệt độ thấp nhất khoảng 12,60C.

- Độ ẩm:

Độ ẩm không khí bình quân cả năm 80%, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Trái lại, thời kỳ tháng 5 đến tháng 8 gió mùa Tây - Nam thổi thường xuyên, khô nóng, nên độ ẩm thường xuyên dưới 50%.

- Chế độ mưa:

Lượng mưa bình quân hàng năm từ 2500 mm, lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 9 - 11 chiếm 70 - 75% lượng mưa hàng năm, mưa thường xảy ra từng đợt từ 3 - 6 ngày, cường độ mưa lớn, tháng 10 có lượng mưa cao nhất, thường đạt trên 600 mm/ tháng.

Tổng số ngày mưa trong năm: 120 - 140 ngày mưa, mùa mưa bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 12, tháng 01 năm sau; mưa nhiều nhất vào tháng 10 - 11, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm, vì vậy thường gây nên lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô.

Số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm, trung bình mỗi tháng có 10 - 12 ngày mưa, mưa lớn gây lũ, lụt làm ảnh hưởng đến việc bố trí mùa vụ sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống dân sinh, phá hỏng các hệ thống đường lâm nghiệp.

- Tốc độ gió:

Tốc độ gió trung bình từ 1,5 - 2,0m/giây - Thủy văn:

Khu vực nghiên cứu có Sông Thoa chảy qua (ở phía Đông khu vực nghiên cứu). Sông Thoa bắt đầu từ thôn Mỹ Hưng xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành và thôn Phú An xã Đức Hiệp huyện Mộ Đức theo hướng Tây bắc - Đông nam đến Sa Binh xã Phổ Minh huyện Đức Phổ nhập vào sông Trà Câu đổ ra Biển qua cửa Mỹ Á.

2.1.1.4 Cơ cấu sử dụng đất huyện Mộ Đức

Cơ cấu sử dụng đất: Hiện trạng sử dụng đất của huyện như sau:

Tổng diện tích tự nhiên: 20.561ha. Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 11.468ha, chiếm 55,9% diện tích tự nhiên.

- Đất lúa màu có diện tích lớn nhất: 5.517 ha, chiếm 48% đất nông nghiệp - Đất lâm nghiệp: 5.576 ha, chiếm 27,11% diện tích tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng: 635 ha chiếm 3,08% diện tích tự nhiên.

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Mộ Đức

STT Loại đất Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 20.561 100,0

1 Đất nông nghiệp 11.486 55,9

Đất trồng lúa. 5.517 48,0

Đất nông nghiệp khác 5.969 52,0

2 Đất lâm nghiệp 5.576 27,1

Đất rừng tự nhiên 2.176

39,0

Đất rừng sản xuất 3.400 61,0

2 Đất phi nông nghiệp 576 2,8

3 Đất chưa sử dụng 635 3,1

4 Đất khác 2.288 11,1

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, năm 2012

Hình 2.1: Bản đồ các xã tham gia dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp thuộc Huyện Mộ Đức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)