Chính sách hưởng lợi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 67)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình thực hiện Dự án WB3 trên địa bàn huyện Mộ Đức

3.1.5. Chính sách hưởng lợi

Việc Dự án hỗ trợ cho người dân tham gia dự án để được cấp sổ đỏ, qua đó đã khẳng định chủ quyền và tạo cho người dân yên tâm đầu tư lâu dài vào trồng rừng là chính sách thành công nhất của FSDP. Rất nhiều hộ dân lúc đầu tham gia dự án là chỉ nhằm được cấp sổ đỏ, tuy nhiên trong quá trình tham gia dự án đã thu được hiệu quả kinh tế tốt nhờ tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng rừng và nhận được sự hỗ trợ tín dụng của dự án.

Dự án FSDP đã có những hỗ trợ có hiệu quả để làm thay đổi nhận thức của người dân chuyển đổi cây trồng từ Bạch đàn sang trồng cây Keo lai vừa cải tạo được đất vừa nhanh có thu nhập. Cây Keo lai đã thích nghi và phát triển tốt cho sản lượng cao sau khi thu hoạch. Và hiện nay nhiều hộ đã mạnh dạng đầu tư vào trồng cây Keo lai nuôi cấy mô với giá tiền tăng hơn gấp đôi cây Keo lai hom, đây là tín hiệu rất đáng mừng qua đó cho thấy dự án đã chuyển biến tốt theo hướng tích cực. Từ chỗ trồng rừng tự phát, đến nay nông dân đã hiểu biết kỹ thuật trồng rừng, đã biết thâm canh rừng và đã có niềm tin là có thể làm giàu từ trồng rừng.

Người dân đã thực hiện vay vốn ưu đãi của dự án để đầu tư vào trồng rừng theo hướng thâm canh, điều mà các chương trình hay dự án trước đây của ngành lâm nghiệp chưa làm được. Mặc dù lãi suất của chương trình tương đương với lãi suất cho vay hộ nghèo, nhưng so sánh sơ bộ cho thấy một số ưu việt của chính sách cho vay của Dự án FSDP qua Ngân hàng CSXH so với chính sách của Ngân hàng đối với hộ nghèo về một số chỉ tiêu chính sách: cho vay linh hoạt hơn, thời hạn vay dài hơn, phù hợp với chu kỳ kinh doanh rừng sản xuất và các hộ trồng RSX được hỗ trợ kỹ thuật. Đặc biệt, hỗ trợ kỹ thuật giúp họ làm thủ tục nhanh, đúng hơn, tiết kiệm thời gian, nắm bắt và áp dụng

kỹ thuật công nghệ vào thực tiễn vào trồng RSX để tăng sản lượng, năng suất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế… nhằm mục tiêu cuối cùng là tăng thu nhập và đảm bảo khả năng trả lãi và gốc vay.

Bảng 3.4. So sánh chính sách vay vốn trồng RSX của Dự án FSDP và cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH

ST Tiêu chí Chính sách cho vay của Dự án FSDP thông qua NHCS

Chính sách cho vay hộ nghèo của NHCS 1 Đối tượng vay Tất cả các hộ trồng RSX (có

quyêt định của UBND huyện) trong vùng DA

Hộ nghèo có xác nhận của UBND cấp xã

2 Lãi suất 0,6%/tháng 0,6%/Tháng

3 Mức cho vay 75% chi phí theo phương án được duyệt

Tối đa 30 triệu đồng/phương án

Thời hạn vay 15 năm 5 năm

4 Hỗ trợ Kỹ thuật của DA

Có hỗ trợ kỹ thuật (Khuyến lâm, tập huấn K. thuật, X.D mô hình, thiết kế rừng...)

Không có

Nguồn: Ngân hàng CSXH- Cẩm nang tín dụng Dự ánWB3 và số liệu điều tra Việc hỗ trợ xây dựng hồ sơ kỹ thuật cho hộ trồng rừng vay vốn cũng là điểm đặc thù mang tính ưu việt của thể chế cung cấp tín dụng phát triển RSX thương mại tiểu điền của Dự án FSDP nhằm đạt được mục tiêu của Dự án.

Theo quy đinh, trước khi trồng rừng người dân đã tiến hành phát dọn thực bì sau đó đào/cuốc hố với kích thước (40x40x40) cm, hoặc tối thiểu cũng (30x30x30) cm rồi bón phân và lấp hố sau đó khoảng từ 01-02 tuần mới tiến hành trồng rừng. Chính sách đầu tư kiểu “cho vay” của dự án đã phát huy tối đa quyền tự quyết định cũng như trách nhiệm của người dân trước phương án sản xuất kinh doanh của mình. Họ đã thực sự quan tâm gắn bó với rừng của họ để đảm bảo kinh doanh rừng có lãi, không những trả được nợ mà phải giàu

lên từ rừng chứ không như kiểu đầu tư “cho không” (cho nhân công trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng) như trước đây. Đây chính là thành công đầu tiên dự án mang lại, nó thể hiện ở chỗ đã dần thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân vùng nông thôn miền núi. Đưa sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang kinh doanh lâm nghiệp bền vững, biến những người nông dân trồng rừng thuần túy sang những nhà kinh doanh lâm nghiệp.

Bên cạnh nguồn vốn vay ưu đãi, dự án chú trọng việc thúc đẩy và hỗ trợ kinh phí cho công tác cấp giấy CNQSD đất, có thể nói rằng đây là thành công thứ hai mà dự án đem lại. Việc người dân có giấy CNQSD đất là hết sức quan trọng, nó không chỉ để đảm bảo điều kiện vay vốn trước mắt mà thể hiện tính ổn định pháp lý về quyền lợi lâu dài của người dân. Khi rừng càng có giá trị, sản xuất kinh doanh từ rừng càng hiệu quả thì người dân càng phải được đảm bảo về mặt pháp lý để yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh.

Một trong những thành công lớn khác mà dự án đem lại có tính chất quyết định đến năng suất, hiệu quả rừng trồng đó là công tác giống cây trồng.

Dự án quy định giống tham gia trồng rừng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, vườn ươm cung ứng cây giống phải là những vườn ươm đủ tiêu chuẩn được Ban Điều phối Trung ương - Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp và Nhà tài trợ WB chấp nhận, được kiểm tra giám sát về chất lượng giống thường xuyên.

Dự án được thực hiện đã góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng sử dụng giống hạt nội kém hiệu quả, giống trôi nổi không rõ nguồn gốc tại một số địa phương tham gia dự án và vùng phụ cận.

Dự án với quy mô rộng lớn, mức hỗ trợ cho vay đầu tư thâm canh cao, quy trình kỹ thuật đảm bảo đã tạo ra một khối lượng rừng trồng tương đối lớn, tập trung. Thành công của dự án không chỉ là đáp ứng nhu cầu gỗ củi trước mắt mà tạo nền tảng để ngành lâm nghiệp tỉnh hướng đến kinh doanh cây gỗ lớn trong tương lai. Người dân đã nhận thức được việc giảm mật độ trồng

rừng từ trên 2.000 cây/ha xuống còn 1.660 cây/ha để kinh doanh gỗ xẻ với chu kỳ dài, và trồng rừng theo hướng bền vững để được cấp chứng chỉ rừng FSC. Khi một số hộ có tư tưởng đổi mới trong chuyển đổi một số diện tích sang trồng keo lai, dự án đã đề nghị Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cũng hỗ trợ nghiên cứu xây dựng thí điểm 2 mô hình tại địa phương, đã cho ra kết quả là cây keo sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao hơn và nhất là cải tạo đất để kinh doanh chu kỳ sau tốt hơn. Đến nay đa phần các hộ trồng rừng ở các địa phương kể cả hộ tham gia và không tham gia dự án đều chuyển trồng rừng bằng cây keo lai hom, cây keo mô.

Chính sách phát triển dân tộc thiểu số là một chính sách rất phù hợp với chủ trương của Đảng và nguyện vọng của nhân dân, việc tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho hộ nông dân là rất thiết thực vì người nông dân đặc biệt là nông dân vùng nông thôn miền núi còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, ở tại địa phương thì lại chưa các mô hình như trong tập huấn nên quá trình sản xuất người dân chưa áp dụng được nhiều, việc đi tham quan chỉ hỗ trợ phần nào cho các hộ, chính vì vậy việc tập huấn mà không đầu tư xây dựng được các mô hình trình diễn để các hộ học tập và theo thì hiệu quả tập huấn sẽ không cao.

Vì nếu xây dựng được các mô hình tại địa phương thì tính tương đồng sẽ cao họ dễ làm theo, hơn nữa nếu cần họ sẽ tự đến mô hình để tham khảo thêm.

Sau một chu kỳ trồng rừng và đã khai thác có thêm thu nhập người dân sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào trồng rừng chu kỳ dài để kinh doanh gỗ xẻ, gỗ dân dụng thì hiệu quả sẽ còn cao hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)