Tác động về môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 82 - 85)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Nghiên cứu tác động của Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

3.2.3 Tác động về môi trường

3.2.3.1. Tác động của dự án đến nâng cao độ phì của đất

Trong quá trình sinh trưởng phát triển, cây rừng có tác động mạnh đến tính chất lý, hoá học của đất. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, nên luận văn không có điều kiện có được số liệu điều tra phân tích đất. Vì vậy, luận văn đã sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của cán bộ và người dân sống lâu năm tại xã, căn cứ vào mối quan hệ giữa độ phì của đất với năng xuất cây trồng (chủ yếu là cây lương thực) để so sánh giữa hai thời điểm năm 2005 và năm 2015. Kết quả điều tra khả năng tăng độ phì của đất thông qua người dân địa phương tại khu vực nghiên cứu, kết quả được tổng hợp tại bảng 3.9 sau:

Bảng 3.13 Tổng hợp phỏng vấn hộ về tác động của dự án tới năng suất cây trồng

Chỉ tiêu Năng suất

Mức độ

Giảm Số người 0

% 0

Không đổi Số người 14

% 17,50

Tăng ít

Số người 25

% 31,25

Tăng rõ rệt Số người 41

% 51,25

Thống kê cho thấy, 25/80 người tại khu vực nghiên cứu được phỏng vấn cho rằng: năng suất các cây lương thực chính như lúa, ngô, sắn… tăng ở mức ít (chiếm tỷ lệ 31,25%); và 41/80 người cho rằng: năng suất các cây lương thực chính như lúa, ngô (bắp), sắn (mỳ)… tăng ở mức rõ rệt (chiếm tỷ

lệ 51,25%). Điều này cho thấy phần lớn các hộ dân đều đánh giá dự án đầu tư phát triển rừng đã có tác động tốt đến chất lượng đất. Như vậy, có thể nói rằng rừng trồng đã có tác dụng làm tăng độ phì của đất trong khu vực nghiên cứu.

3.2.3.2. Tác động của dự án đến khả năng chống xói mòn đất

Trồng rừng trên đất trống và áp dụng cách thức quản lý rừng phù hợp giúp hình thành điều kiện vi khí hậu trong ngắn hạn hoặc trung hạn, điều này sẽ có những tác động tích cực đến khả năng chống xói mòn đất tài khu vực. Ở phạm vi trung hạn 5-7 năm như hiện tại, trồng rừng trên đất trống, trảng cỏ Ia, Ib sẽ giảm thiểu xói mòn và lũ của các tiểu lưu vực sông, nhờ tác dụng giảm thiểu dòng chảy trên bề mặt của cây rừng. Trên lập địa rừng trồng, xói mòn đất dẫn đến sự làm mất đi lớp đất mặt và độ phì của đất, làm giảm đi năng suất lập địa cho các luân kỳ sau này.

Để đánh giá tác động của dự án đến khả năng chống xói mòn, luận văn đã tiến hành phỏng vấn người dân về tác động của rừng trồng hộ gia đình tại 2 xã về các chỉ tiêu tăng hay giảm tình hình sạt lở đất; diện tích xói mòn đất;

mức độ xói mòn đất… theo mức độ từ: 0- tăng; 1- không thay đổi; 2- giảm ít;

3- giảm rõ rệt. Kết quả đánh giá được tổng hợp tại bảng sau đây:

Bảng 3.14 Tổng hợp kết quả phỏng vấn về khả năng chống xói mòn đất của rừng trồng

Chỉ tiêu Số vụ sạt

lở đất

Diện tích đất bị xói

mòn

Mức độ xói mòn

Mức độ

0 Số người 0 0 0

% 0 0 0

1 Số người 5 6 3

% 6,3 7,5 3,8

2 Số người 17 19 15

% 21,3 23,8 18,8

3 Số người 58 55 62

% 72,5 68,8 77,5

Kết quả phỏng vấn cho thấy, hầu hết người dân được phỏng vấn đều cho rằng việc trồng rừng của dự án đã làm giảm số vụ sạt lở đất, giảm được diện tích và mức độ xói mòn đất.

3.2.3.3. Tác động của dự án đến cải thiện nguồn nước

Để đánh giá tác động của dự án đến khả năng cải thiện nguồn nước, luận văn đã tiến hành phỏng vấn các hộ điều tra. Kết quả điều tra được chia thành nhóm hộ gia đình tham gia dự án và nhóm hộ gia đình không tham gia dự án.

Tại khu vực nghiên cứu, người dân hầu hết đều cho rằng sau khi có dự án trồng rừng thì đến nay trữ lượng nước ngầm đã tăng lên, chứ không còn thiếu nước như trước đây nữa. Các ý kiến cho rằng, nguồn nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân đã được đảm bảo hơn so với trước đây.

Bảng 3.15: Đánh giá của người dân về khả năng cải thiện nguồn nước của rừng trồng trong khu vực

STT Ý kiến/ tiêu chí

Hộ GĐ tham gia dự án Hộ GĐ không tham gia dự án Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ

(%)

1 Cải thiện rất nhiều 35 43,8 32 40,0

2 Có cải thiện 41 51,3 38 47,5

3 Không cải thiện 3 3,8 7 8,8

4 Kém hơn trước 1 1,3 3 3,8

Tổng cộng 80 100.0 80 100.0

Dựa trên kết quả khảo sát cả hai nhóm hộ có thể khẳng định việc trồng rừng đã đóng góp có hiệu quả trong việc làm tăng mực nước chỉ một vài năm sau khi được thiết lập. Cả hai nhóm khẳng định mực nước ở các giếng nước hoặc dòng suối bên trong lưu vực sông thuộc khu vực trồng rừng của dự án đều gia tăng (nhiều hơn và nhiều hơn rất nhiều), với tỷ lệ trên 80%.

Bảng 3.16: Sự thay đổi về mực nước

Ý kiến/ tiêu chí

Hộ GĐ tham gia dự án

Hộ GĐ không tham gia dự án

STT Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%)

1 Nhiều hơn rất nhiều 54 67,5 50 62,5

2 Nhiểu hơn 14 17,5 15 18,8

3 Không thay đổi 9 11,3 11 13,8

4 Ít hơn trước 3 3,8 4 5,0

Tổng cộng 80 100,0 80 100,0

Bên cạnh kết quả về sự gia tăng của lượng nước thì nguồn nước có sẵn cũng được cho là đồng đều hơn trong suốt cả năm.

Theo các hộ dân giai đoạn trước năm 2005, có nhiều hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt và thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vào mùa khô.

Tuy nhiên, số lượng và chất lượng nước sinh hoạt của địa phương trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể. Như vậy trong giai đoạn 2005- 2015, chất lượng nguồn nước đã được cải thiện rõ rệt. Tình trạng thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt đã giảm hẳn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)