Tác động về xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 75 - 82)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Nghiên cứu tác động của Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

3.2.2. Tác động về xã hội

3.2.2.1. Mức độ tham gia của người dân

Một trong những chỉ tiêu đánh giá tác động của dự án về mặt xã hội là sự tham gia của người dân vào các hoạt động của Dự án. Sự tham gia của người dân với số lượng nhiều hay ít, thể hiện mức độ phù hợp của Dự án đối với điều kiện kinh tế xã hội và tự nhiên của địa phương. Để đánh giá mức độ tham gia của người dân, luận án đã tiến hành phỏng vấn hộ gia đình về các chỉ tiêu: tham gia họp thôn, có tự chọn mô hình trồng rừng hay không và có tham gia vào quá trình xây dựng đề án khuyến lâm hay không. Kết quả phỏng vấn được thể hiện trong bảng 3.10.

Bảng 3.10 Mức độ tham gia dự án của người dân

STT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ %

1 Tham gia họp thôn 80 100%

2 Tự chọn mô hình trồng rừng 61 76,3

3 Tham gia vào quá trình xây dựng đề án khuyến lâm

79 98,8

Trong đó, họp thôn là bước quan trọng để người dân tiếp cận dự án, xác định xem hộ gia đình có mong muốn tham gia dự án hay không và đánh giá sự phù hợp với các tiêu chí của dự án. Kết quả phỏng vấn cho thấy 100% hộ gia đình tham gia đầy đủ các cuộc họp thôn, các cuộc tập huấn.

Mức độ tham gia của các hộ dân còn thể hiện trong việc chủ động lựa chọn mô hình trồng rừng. Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy tỷ lệ hộ gia đình được cán bộ chọn giúp mô hình trồng rừng chỉ chiếm 13,7% và tỷ lệ người dân tự chọn mô hình trồng rừng chiếm 76,3%. Việc lựa chọn và xây dựng các mô hình trồng rừng của người dân dựa vào các căn cứ: hộ gia đình đã nắm rõ kỹ thuật, hộ gia đình chủ động trong việc lựa chọn, đúng thiết kế.

Điều này cho thấy song song với việc nhờ cán bộ chọn giúp mô hình thì người dân cũng khá thành thục và chủ động trong công việc của họ.

Các hộ gia đình cũng rất quan tâm tham gia vào quá trình xây dựng đề án khuyến lâm. Trong tổng số hộ phỏng vấn, có đến 98,8% số hộ tham gia vào xây dựng đề án. Qua đó cho thấy sự quan tâm tích cực của các hộ gia đình trong quá trình xây dựng đề án khuyến lâm.

3.2.2.2. Tác động của Dự án đối với sự bình đẳng về giới trong các hoạt động sản xuất và đời sống.

Khu vực nghiên cứu thuộc khu vực nông thôn miền núi, kinh tế chưa phát triển, trình độ dân trí chưa cao nên không thể tránh khỏi việc bất bình đẳng về giới. Để giải quyết vấn đề khó khăn này, các hoạt động của các Dự án đã quan tâm khuyến khích sự tham gia của nữ giới. Dự án FSDP có nhiều hoạt động, lớp đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho phụ nữ thuộc các tiểu hợp phần như tiểu hợp phần khuyến lâm, chương trình phát triển dân tộc thiểu số... Thực tế phỏng vấn các cán bộ xã cho thấy, tại địa phương từ khi các hộ tham gia trồng rừng của Dự án FSDP thì vấn đề đoàn kết thuận hòa giữa các thành viên trong gia đình có xu hướng được củng cố hơn.

Số liệu khảo sát cho thấy, có 50% ý kiến của người trồng rừng được hỏi đã khẳng định sự tác động tích cực: tốt hơn nhiều của Dự án FSDP đến vấn đề

bình đẳng giới. Tương tự như vậy, có 43% ý kiến khẳng định: có thay đổi tốt hơn và chỉ có 6,4% ý kiến khẳng định: không thay đổi.

Qua cuộc điều tra khảo sát tại hiện trường, trong tất cả những hoạt động liên quan tới Dự án trồng rừng, từ việc quyết định tham gia, lựa chọn mô hình, lựa chọn vườn ươm mua cây giống đến quyền quyết định bán rừng…

đều được sự đồng thuận của cả hai vợ chồng với tỷ lệ nhất trí cao. Kết quả thể hiện tại bảng 3.11.

Bảng 3.11 Chủ thể quyết định các hoạt động trong quá trình tham gia dự án(%)

STT Chủ thể

Quyền quyết

định tham gia

dự án

Quyền quyết định

chọn mô hình trồng

rừng

Người quyết định lựa chọn vườn ươm mua cây

giống

Quyền quyết

định bán rừng

1 Vợ 3,0 0,8 6,3 6,3

2 Chồng 27,3 12,7 40,6 21,9

3 Cả vợ và chồng 69,7 86,5 53,1 71,9

Tổng 100 100 100,0 100,0

Khi được hỏi về việc quyết định tham gia trồng rừng cho Dự án, phần lớn người được phỏng vấn trả lời là có sự bàn bạc giữa vợ và chồng với tỷ lệ đạt 69,7%, tỷ lệ quyết định thuộc về người chồng là 27,3% và chỉ 3% quyết định thuộc về người vợ. Như vậy, phần lớn các hộ gia đình được hỏi đã trả lời

“Cả hai vợ chồng đã quyết định tham gia vào Dự án”. Điều này cho thấy, người phụ nữ trong gia đình tại khu vực nghiên cứu đã có quan tâm và đóng góp tích cực vào việc lựa chọn loài cây trồng của hộ.

Kết quả phỏng vấn cho thấy, chủ thể đưa ra quyết định chọn mô hình trồng rừng tại địa bàn huyện chủ yếu là cả hai vợ chồng (chiếm 86,48%), tỷ lệ nam giới đưa ra quyết định chọn mô hình trồng rừng là 12,7%, còn tỷ lệ phụ nữ đưa ra quyết định lựa chọn mô hình trồng rừng chiếm tỷ lệ rất thấp (chỉ

0,82%). Điều này đã chỉ ra rằng, vai trò quyết định các công việc liên quan đến dự án trồng rừng chủ yếu do cả hai vợ chồng quyết định.

Kết quả khảo sát về vai trò quyết định của hộ gia đình trong việc bán rừng trồng cho thấy hầu hết là cả hai vợ chồng với 86.48%, nam giới có quyền quyết định bán rừng trồng là 12,7%, tỷ lệ phụ nữ tự quyết định bán rừng trồng hầu như chỉ chiếm 0,82%. Với các hộ gia đình phụ nữ tự quyết định bán rừng thì nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện của hộ gia đình như chồng mất, đi làm ăn xa…

Bên cạnh những kết quả tích cực về bình đẳng giới, khảo sát cũng cho thấy một số bất cập. Chẳng hạn, nam giới vẫn là người quyết định quan trọng trong việc lựa chọn vườn ươm cây giống, tập huấn.

Dù tất cả các quyết định đi đến tham gia dự án đều được sự bàn bạc thống nhất của 2 vợ chồng trên tinh thần tự nguyện nhưng việc tham gia họp thôn hay tập huấn phần lớn đều do người chồng tham gia. Điều này là do người phụ nữ phải làm nhiều công việc hơn nên không có thời gian tham gia, cũng như một số cho rằng việc tham gia họp hành nêu ý kiến người chồng làm tốt hơn, tâm lý ngại giao tiếp cũng là một lý do khiến tỷ lệ tham gia họp thôn có sự chênh lệch như trên.

3.2.2.3. Tác động tới nhận thức của cộng đồng về kinh doanh rừng bền vững.

Một trong những điểm mới và đặc biệt của hiệu quả dự án FSDP chính là tác động tích cực tới nhận thức của cộng đồng về kinh doanh bền vững.

Kinh doanh rừng bền vững là tiền đề cho công tác cấp chứng chỉ rừng (FSC).

Công tác khuyến lâm của Dự án đã mang lại những tác động tích cực đối với người dân tham gia Dự án. Dịch vụ khuyến lâm mà Dự án cung cấp cho dân bao gồm hai hoạt động chính: cung cấp các kỹ thuật, kỹ năng cần thiết liên quan đến các hoạt động của Dự án thông qua tập huấn (tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng; tập huấn quản lý bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh hại; tập huấn xây dựng kế hoạch kinh doanh rừng bền vững; tập huấn kỹ năng điều hành và quản lý nhóm hộ) và tổ chức tham qua các mô hình trồng rừng đạt chất lượng trên địa bàn.

Thực tế quan sát hiện trường cho thấy, rừng trồng của người dân phát triển hơn qua các năm, cũng như khi so sánh với những khu rừng trồng bên ngoài Dự án FSDP về cả số lượng, lẫn chất lượng. Điều này cho thấy, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh Dự án cung cấp đã mang lại hiệu quả cao với rừng trồng khi hộ áp dụng đúng theo yêu cầu.

Có thể nói, việc tuân thủ các biện pháp kỹ thuật này là một thành công lớn của Dự án trong nâng cao nhận thức của cộng đồng về kinh doanh rừng bền vững. Điều này được thể hiện rõ hơn qua bảng số liệu.

Bảng 3.12 Các hành vi thể hiện nhận thức của người dân về kinh doanh rừng bền vững

Stt Hành vi thể hiện nhận thức của người dân về kinh doanh rừng bền vững

Mức độ (%) 1 Tham gia họp thôn bàn về kế hoạch trồng rừng 100,0 2 Tham gia quyết định lựa chọn mô hình rừng trồng 82,3 3 Chọn cây giống từ vườn ươm được cấp chứng chỉ 90,5 4 Thực hiện phương pháp xử thực bì đúng kỹ thuật (phát không đốt) 85,0 5 Thực hiện phương pháp làm đất/đào hố đúng kỹ thuật 82,7

6 Mật độ cây trồng đúng kỹ thuật 75,6

7 Trồng rừng theo lô rừng đồng mức 72,0

8 Trồng rừng có thiết kế đường băng cản lửa 56,0

9 Tuân thủ bảo vệ dòng chảy trong các lô rừng có sông, suối 31,0 10 Xử lý vật liệu, tỉa cành…chăm sóc đúng kỹ thuật 88,7

11 Rừng được bón phân đúng kỹ thuật hướng dẫn 60,0

12 Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ 4,3

13 Rừng trồng được định kỳ tuần tra, bảo vệ 86,7

14 Tỷ lệ người dân tính được mức trữ lượng gỗ theo hướng dẫn 53,3 15 Người dân hưởng ứng tích cực việc cấp chứng chỉ rừng (FSC) 30,0 16 Người dân sử dụng đúng mục đích vốn vay trồng rừng 93,3 17 Tỷ lệ người trồng rừng khai thác trước 7 năm (vì nhiều lý do) 46,7 18 Tỷ lệ người trồng rừng khẳng định rừng sinh trưởng tốt 86,7 19 Tỷ lệ người trồng rừng khẳng định thành công của việc trồng rừng 90,0 20 Tỷ lệ người trồng rừng khẳng định tiếp tục trồng rừng 100,0

Kết quả phỏng vấn các hộ trồng rừng tham gia Dự án FSDP tại huyện Mộ Đức cho thấy việc tuân thủ các quy định về giống của các hộ tham gia Dự án đạt tỷ lệ rất cao. Khi người dân tham gia Dự án, họ được khuyến cáo mua cây giống tại các vườn ươm được cấp giấy chứng nhận về chất lượng (vườn ươm có chứng chỉ). Việc mua cây giống tại vườn ươm có chứng chỉ một mặt đảm bảo chất lượng cây rừng về sau, mặt khác đó là điều kiện để ngân hàng Chính sách Xã hội giải ngân vốn vay cho các hộ tham gia Dự án. Có thể nói, việc tuân thủ này là một thành công lớn của Dự án, nhìn từ khía cạnh chuyển đổi tập quán trồng rừng của người dân.

Trong khuôn khổ Dự án FSDP, việc xử lý thực bì cấm đốt thực bì và phương pháp làm đất, đào hố được coi là tiêu chí quan trọng nhất trong các tiêu chí môi trường khi tham gia Dự án. Theo đó, việc xử lý thực bì được coi là biện pháp cải thiện độ mùn cho đất thay vì đốt đi sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất, môi trường nước và làm ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật có lợi đang sống trong đất. Tỷ lệ hộ dân tuân thủ xử lý thực bì đúng kỹ thuật tại khu vực nghiên cứu là khá cao. Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn và quan sát hiện trường cho thấy, vẫn còn hộ dân đã dùng phương pháp phát-đốt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và tăng nguy cơ cháy rừng.

Khảo sát cũng cho thấy, phương pháp làm đất chủ yếu được thực hiện theo phương pháp làm đất cục bộ, tỷ lệ hộ sử dụng phương pháp làm đất toàn diện chiếm không đáng kể. Đáng chú ý là có không ít hộ sử dụng phương pháp làm đất cục bộ, sử dụng phương pháp đào hố bằng máy. Nguyên nhân số hộ sử dụng phương pháp làm đất cục bộ chủ yếu ở hai khía cạnh: giảm chi phí trong khâu trồng rừng và bảo vệ tầng đất bề mặt giảm được xói mòn.

Khảo sát hiện trường và phỏng vấn cho thấy, mật độ trồng rừng tại khu vực nghiên cứu vẫn ở mức cao, bình quân trên các lô rừng tham gia đánh giá từ 2.300 đến 3000 cây/ha, so với mật độ được thiết kế khoảng 1600 cây/ha.

Người dân giải thích cho việc trồng rừng của mình với mật độ dày như vậy là để hạn chế cây chết, để trống đất thấy tiếc. Theo các hộ dân vì đất rừng ở các hộ dân tương đối tốt, trồng với mật độ dày với mục đích tăng trữ lượng gỗ và sau khi tiến hành tỉa thưa qua các năm thì mật độ tương đối gần đạt theo yêu cầu của Dự án (1.650-2000 cây/ha).

Bên cạnh vấn đề mật độ trồng rừng quá cao so với quy định, thì vấn đề xử lý vật liệu; sử dụng và cách thức sử dụng phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ là những vấn đề đáng quan tâm khi đánh giá tác động xã hội của hành vi trồng rừng của người nông dân thuộc Dự án FSDP. Khảo sát cho thấy, chỉ có một tỷ lệ nhỏ vật liệu được người dân đưa ra khỏi rừng để tận dụng làm củi đun trong gia đình hoặc bán để tăng thu nhập. Lượng vật liệu này sẽ bổ sung lượng mùn cho đất, giảm bớt tình trạng xói mòn đất. Về bón phân, theo kết quả điều tra phỏng vấn thì lượng phân bón cho cây vào lần đầu tiên (bón lót) thường ít hơn lần thứ hai (bón thúc). Loại phân bón thường được người dân sử dụng là N-P-K:16-16-8. Nguyên nhân này được người dân giải thích là khi cây mới trồng hệ rễ chưa phát triển nên khả năng hút chất dinh dưỡng chưa cao, 4-6 tháng sau khi trồng họ sẽ bón thúc đồng thời làm cỏ vun gốc cho cây.

Đối với hành vi sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ, qua kết quả điều tra phỏng vấn và tổng hợp các tài liệu báo cáo có liên quan cho thấy tỷ lệ hộ nông dân sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ là rất thấp, tỷ lệ hộ nông dân sử dụng thuốc trừ sâu chỉ chiếm 4,3%.

Nhìn chung, qua đánh giá cho thấy người dân đã nâng cao được nhận thức về kinh doanh rừng bền vững. Nhờ nâng cao được năng lực và hành vi tích cực trong quá trình trồng rừng đã dẫn đến kết quả sinh trưởng của rừng trồng thuộc Dự án FSDP tại khu vực nghiên cứu rất khả quan. Theo kết quả phỏng vấn về tự đánh giá chất lượng rừng trồng cho thấy tỷ lệ sống ở các năm trồng tại các khu rừng đạt 90%. Phần lớn rừng sinh trưởng tốt, chiếm khoảng 86,7%. Đặc biệt, rừng của các hộ phát triển tương đối tốt, ở giai đoạn sinh trưởng từ tuổi 2 - tuổi 3, rừng sẽ phát triển nhanh và mạnh. Điều này cho thấy

các hộ dân rất quan tâm đến rừng trồng của mình, họ tiến hành chăm sóc cây khá tốt. Bên cạnh đó, thực tế cũng cho thấy tình hình sinh trưởng qua các năm giữa rừng trồng của các hộ gia đình trên các địa bàn thường không đồng đều.

Nguyên nhân chính là do lập địa khác nhau, mức độ đầu tư giữa các hộ giàu, nghèo cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)