Đánh giá những thành công và hạn chế của dự án tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 89 - 98)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Nghiên cứu tác động của Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

3.2.6. Đánh giá những thành công và hạn chế của dự án tại khu vực nghiên cứu

3.2.6.1. Thành công của dự án

- Theo Khung logic Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2005- 2015, mục tiêu Chiến lược hỗ trợ quốc gia (CAS) về ngành lâm nghiệp của dự án là Hỗ trợ Việt Nam trong việc giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng cân

bằng. Sau 10 năm triển khai thực hiện dự án trên địa bàn đã cho thấy rõ Dự án đã góp phần làm tăng của cải cho xã hội và có đóng góp tích cực vào giảm nghèo. Hoạt động của dự án đã có đóng góp tích cực vào thực hiện Chiến lược tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam.

Nhờ hoạt động dự án mà sản xuất lâm nghiệp ổn định hơn, người dân có điều kiện đa dạng hóa thu nhập và phát triển nông lâm kết hợp cũng như các hoạt động kinh tế khác, qua đó đa dạng hóa được nguồn thu, giảm đói nghèo. Như vậy, hoạt động của dự án vừa trực tiếp, vừa gián tiếp vào đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập và đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo trong nông thôn.

Mục tiêu thực hiện dự án và đối tượng hưởng lợi mà dự án hướng tới đã đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của chính quyền và người dân địa phương nên được chính quyền, người dân đón nhận, đồng tình và tham gia một cách tích cực.

Dự án FSDP hướng tới những người dân đã được giao đất lâm nghiệp, đã sản xuất lâm nghiệp nhưng vì lý do thiếu vốn, thiếu hiểu biết, thiếu kỹ thuật mới nên hiệu quả sản xuất kinh doanh lâm nghiệp chưa cao. Để giải quyết bài toán về nâng cao năng suất, hiệu quả từ sản suất kinh doanh rừng trồng, dự án đã giúp người dân trồng rừng tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi, tiếp cận kỹ thuật mới, tiếp cận các phương án kinh doanh phù hợp do chính người dân quyết định trên cơ sở đánh giá phân tích về điều kiện lập địa, khả năng thực hiện và nhu cầu thụ trườngđảm bảo tính khả thi và hiệu quả mô hình được chọn lựa.

- Một dự án, đặc biệt là dự án phát triển rừng bền vững muốn thành công thì công tác tổ chức quản lý phải thiết kế khoa học và dự án FSDP đã chứng tỏ điều đó. Hệ thống quản lý của FSDP được hình thành từ cấp trung ương cho tới cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Sự phối hợp giữa các cơ quan và

tổ chức có liên quan, đặc biệt là nhà đầu tư, cơ quan quản lý và ngân hàng Ngân hàng Chính sách Xã hội là tương đối chặt chẽ. Các hoạt động của dự án được chỉ đạo một cách thống nhất từ trên xuống đối với tất cả hoạt động của dự án, bao gồm:

+ Giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho sản xuất trồng rừng.

+ Quy hoạch cấp xã có sự tham gia của người dân.

+ Hỗ trợ cho vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các hộ dân trồng rừng.

+ Thiết kế trồng rừng cấp lô.

+ Chọn cây giống tham gia trồng rừng dự án tại các vườn ươm cơ sở được cấp chứng chỉ.

+ Thành lập nhóm hộ nông dân trồng rừng và cấp chứng chỉ rừng trồng nhằm tăng khả năng tiếp thị sản phẩm rừng trồng

Đội ngũ cán bộ dự án FSDP gồm các cán bộ kiêm nhiệm (thường là cán bộ lãnh đạo đảm nhiệm chức vụ giám đốc, phó giám đốc ban quản lý dự án) và đội ngũ cán bộ chuyên trách triển khai các hoạt động theo các hợp phần của dự án. Thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ thực hiện trong thời gian qua là những người có trình độ chuyên môn tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với sự nghiệp trồng rừng và phát triển rừng bền vững.

- Việc Dự án hỗ trợ cho người dân tham gia dự án để được cấp được sổ đỏ, qua đó đã khẳng định chủ quyền và tạo cho người dân yên tâm đầu tư lâu dài vào trồng rừng là chính sách thành công nhất của FSDP. Rất nhiều hộ dân lúc đầu tham gia dự án là chỉ nhằm được cấp sổ đỏ, tuy nhiên trong quá trình tham gia dự án đã thu được hiệu quả kinh tế tốt nhờ tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng rừng và nhận được sự hỗ trợ tín dụng của dự án.

- Dự án đã thực hiện việc quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học, qua đó đẩy mạnh bảo vệ môi trường, cải thiện sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng và đẩy mạnh đóng góp của lâm nghiệp vào nền kinh tế

- Dự án đã tăng cường kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý, chuyên môn để cán bộ dự án các cấp xây dựng kế hoạch hoạt động và kinh phí một cách kịp thời và có chất lượng.

- Dự án đã dự báo và giải quyết nhanh các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án theo hướng tháo gỡ khó khăn kịp thời cho hộ gia đình, điều chỉnh kế hoạch trên cơ sở tiến độ thực hiện và ý kiến phản hồi.

- Dự án đã thiết kế chi tiết, thiết lập và thực hiện hệ thống giám sát và đánh giá (M&E) nội bộ để giám sát tiến độ và kết quả thực hiện kỹ thuật và tài chính của dự án ở cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã. Hệ thống cơ sở dữ liệu có thể truy cập dễ dàng, đáp ứng yêu cầu các mức độ khác nhau của quản lý dự án.

3.2.6.2. Hạn chế của dự án

- Một số mục tiêu của dự án chưa đạt được kết quả như mong muốn như vấn đề cấp chứng chỉ rừng, trồng cây bản địa và thâm canh rừng. Việc thiếu vắng chính sách hỗ trợ thích hợp cho việc trồng cây bản địa, cũng như điều kiện kinh tế còn eo hẹp của đa số hộ nông dân vùng dự án đã làm cho mô hình trồng xen cây bản địa với rừng sản xuất chưa được áp dụng thành công. Vẫn còn một số ít hộ chưa tuân thủ tuyệt đối những quy định của dự án, cũng như quy trình kỹ thuật đã phê duyệt. Một số hộ dân còn chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của việc thâm canh rừng.

- Công tác giao đất, tách hộ, cấp giấy CNQSD đất chậm. Một số nguyên nhân chủ yếu do: diện tích có sự trùng lấn ranh giới theo địa giới hành chính; Diện tích thực tế đang canh tác không đúng với vị trí được

giao; Công tác hoàn thành thủ tục, hồ sơ của xã, huyện còn chậm; Cán bộ địa chính xã, cán bộ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất do bận nhiều công việc nên chưa thật sự sát sao với công tác cấp giấy CNQSDĐ; Lãnh đạo một số địa phương chưa thật sự quyết liệt trong công tác chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện việc cấp giấy CNQSDĐ cho các hộ tham gia Dự án.

- Thực tế cho thấy có khoảng 20% số hộ gia đình tham gia Dự án trong khu vực đã tiến hành khai thác rừng trồng mặc dù rừng Dự án nhiều tuổi nhất mới là 5-6 năm, chưa đến chu kỳ khai thác (7 năm). Việc người dân có xu hướng khai thác rừng chưa đạt tuổi thành thục công nghệ có thể xuất phát từ nguyên nhân do sự hấp dẫn về giá gỗ nguyên liệu, gặp khó khăn về tài chính… Tuy nhiên theo các nghiên cứu thì sinh trưởng của rừng ở tuổi từ 4-6 là có khả năng tăng trưởng cao nhất. Như vậy, việc người dân bán rừng mới 5 tuổi do bán được giá nhưng chưa chắc đã có lợi bằng khai thác khi rừng đạt 7 tuổi.

- Khảo sát cho thấy việc thiếu đường vận chuyển phục vụ khai thác rừng trồng đang là vấn đề bất cập tại khu vực nghiên cứu. Điều này dẫn đến tình trạng giá thành sản phẩm trồng rừng và chi phí nhân công tăng cao.

- Đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy xu hướng mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh tế và môi trường. Đặc biệt, là trong trường hợp giá cả và nhu cầu gỗ nhiên liệu lên cao đột ngột sẽ dẫn đến người dân khai thác rừng ồ ạt.

Không những vậy, có sự chưa đồng bộ giữa chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp thuộc Dự án FSDP với các nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thực tế, nhiều người nông dân than phiền rằng, nếu ngư dân gặp rủi ro thì được khoanh nợ, giảm nợ, trong khi đó, người nông dân trồng rừng thì không được áp dụng (thực tế đã tiến hành thống kê

và có hướng dẫn mức độ thiệt hại được áp dụng, tuy nhiên cho đến nay người trồng rừng vẫn đang phải chờ đợi).

- Nhìn chung các nhóm nông dân trồng rừng của Dự án FSDP mới chỉ dừng lại ở mức: giúp nhau trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng trồng với mục tiêu kinh doanh rừng chu kỳ ngắn với thời gian trong vòng 6-7 năm trở lại rồi khai thác để bán gỗ băm dăm. Trong khi đó, nhiều nơi người dân chưa nhận thức được lợi ích của việc tham gia vào các hoạt động của nhóm nông dân để trồng và quản lý rừng trồng theo hướng bền vững để tiến tới rừng trồng được cấp chứng chỉ. Do vậy, không ít hộ dân trong nhóm chưa thấy rõ việc nuôi dưỡng rừng trồng để kinh doanh rừng theo hướng đa mục đích: gỗ xây dựng, gỗ xẻ, gỗ bao bì…mang lại hiêu quả kinh tế cao nên họ đã bán rừng non.

- Bên cạnh những kết quả tích cực về bình đẳng giới và phân công lao động, khảo sát cũng cho thấy một số bất cập. Chẳng hạn, nam giới vẫn là người quyết định quan trọng trong việc bán rừng và tập huấn. Ngoài ra, khảo sát cho thấy, có sự bất bình đẳng trong trả ngày công lao động giữa nam và nữ trong hoạt động trồng rừng. Phỏng vấn cho thấy, phụ nữ tham gia trồng rừng hiện nay được trả khoảng 120 ngàn đồng ngày công, trong khi đó nam giới khoảng 160 ngàn đồng.

- Tác động của rừng trồng hộ gia đình đối với sự đa dạng sinh học là không đáng kể do tính đa dạng sinh học còn lại không nhiều ở những vùng đề xuất tham gia dự án. Tuy nhiên, Dự án có tiềm năng gia tăng sự đa dạng sinh học nếu các vùng đệm với cây bản địa được thiết lập, các loài cây bản địa được đưa vào trồng chung với các loài cây mọc nhanh, hoặc trồng keo (lai) với 3 dòng vô tính trở lên trên một lô rừng trồng.

- Do điều kiện độ dốc của địa bàn trồng rừng trong vùng dự án không lớn, một số hộ dân chuẩn bị đất cho trồng rừng bằng các phương tiện cơ

giới, như sử dụng máy xúc để bứng gốc cây, đào hố trồng rừng, đào hào, rãnh xung quanh lô trồng rừng nhằm tránh gia súc phá hoại, hoạt động này gây tác động lớn tới xói mòn đất và thay đổi dòng chảy tự nhiên trong giai đoạn rừng chưa khép tán.

- Thực tế khảo sát cho thấy, trình độ học vấn của các hộ tham gia Dự án là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự hạn chế trong nhận thức và thái độ của một bộ phận hộ nông dân trồng rừng. Chủ yếu đạt trình độ học vấn cấp 1, cấp 2, thậm chí tỷ lệ mù chữ vẫn còn tồn tại. Cho dù được tập huấn, nhận thức và thái độ của những hộ gia đình này về những vấn đề liên quan đến trồng rừng vẫn chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm và tập quán.

- Khảo sát còn cho thấy sự bất cập trong tiến hành đào tạo, tập huấn.

Chẳng hạn, việc tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan cho người dân tham gia Dự án đôi khi chưa sát thực với nhu cầu, do khâu đánh giá nhu cầu chưa được quan tâm đúng mức. Không ít ý kiến của người dân cho rằng, các mô hình tham quan thường giống nhau lặp lại, tổ chức vào thời điểm không phù hợp (cuối năm hay vào mùa vụ). Việc đào tạo tập huấn chủ yếu mới nhấn mạnh đến yếu tố kỹ thuật phổ biến và thực hiện theo các mục tiêu của Dự án, trong khi đó chưa tính đến ở mức độ cần thiết về nhu cầu và kinh nghiệm, mục đích trồng rừng cụ thể của người dân.

3.2.6.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hộ gia đình tham gia dự án

Dự án thực sự thành công khi các cơ chế, chính sách đưa ra phù hợp nhất với các hộ dân. Do đó, luận án tiến hành phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các hộ gia đình tham gia dự án, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các hộ gia đình, tiến tới nhân rộng mô hình dự án, góp phần phát triển ngành lâm nghiệp bền vững.

Bảng 3.18: Phân tích SWOT đối với các hộ tham gia dự án Điểm mạnh

- Diện tích trồng rừng các hộ gia đình được đo đạc và cấp sổ đỏ, không có tranh chấp

- Rừng trồng keo đã đến tuổi khai thác (trồng năm 2006-2008 chiếm đa số)

- Nhận được sự ủng hộ từ các cấp chính quyền địa phương

- Có những hộ đã được cấp chứng chỉ rừng 5 năm từ năm 2012-2017

Điểm yếu

- Kinh tế hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu còn khó khăn, bán gỗ sớm để giải quyết nhu cầu bức thiết của gia đình.

- Diện tích (ha) trồng rừng theo lô hộ gia đình nhỏ, kém tập trung.

- Điều kiện vận chuyển khó khăn dẫn đến khi khai thác giá thành vận chuyển tăng ảnh hưởng đến tổng thu nhập.

- Các hộ gia đình tham gia dự án chưa có mục tiêu quản lý rừng rõ ràng và không có kế hoạch kinh doanh dài hạn.

Cơ hội

- Được hỗ trợ kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Việc cấp giấy chứng nhận đã tạo sự yên tâm, chủ động trong kinh doanh rừng của người dân.

- Keo là thị trường tiềm năng trong xuất khẩu đồ mộc gia dụng.

- Được hỗ trợ phí và tư vấn cấp chứng chỉ rừng từ dự án FSDP- WB3

- Thị trường cung ứng gỗ có FSC ở trong nước còn hạn chế, đảm bảo được giá cả của mặt hàng gỗ có chứng chỉ

- Sản phẩm làm từ gỗ có chứng chỉ rừng được nhiều thị trường nước ngoài chấp nhận.

Thách thức

- Nhu cầu thị trường cần gỗ keo có chứng chỉ đường kính lớn hơn 20cm nhiều (kinh doanh chu kỳ dài)

- Chính sách hỗ trợ thiên tai xảy ra ảnh hưởng đến Sự cam kết kinh doanh chu kỳ dài của các hộ gia đình còn hạn chế.

- Chạy theo thị trường nóng với các loài cây trồng khác với chu kì kinh doanh ngắn (sắn..) cho thu thập cao đang đang được người dân quan tâm dẫn đến việc phá bỏ rừng keo non để chuyển đổi mục đích cây trồng tăng thu nhập

- Thiếu thông tin về thị trường và tiếp cận với thị trường.

- Rủi ro do thiếu liên kết sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị hàng lâm sản, thiếu cơ chế chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa các tác

- Có nhiều công ty gỗ trong nước đã có mối liên hệ với các nhóm trong việc bán gỗ có CCR

nhân tham gia trong chuỗi giá trị và thiếu sự gắn kết dài hạn giữa các tác nhân với nhau, giữa nông dân và doanh nghiệp, thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp nên dẫn đến hiện tượng cả doanh nghiệp và nông dân đều có khả năng phá vỡ hợp đồng khi những thay đổi trên thị trường làm cho điều khoản cam kết bất lợi cho mình.

- Hộ gia đình tham gia trồng rừng kinh doanh hầu hết là nông dân ở miền núi, số đông là đồng bào dân tộc ít người có trình độ học vấn còn hạn chế nên nhận thức, hiểu biết về trồng rừng kinh doanh còn thấp và khả năng tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật mới cũng hạn chế.

- Dự án chưa có cơ chế ràng buộc chặt chẽ các hộ dân tham gia nhóm chứng chỉ rừng lâu dài.

Ngoài ra, khi dự án kết thúc, nhóm chứng chỉ chưa có cơ chế hỗ trợ tiếp theo nên dễ dẫn đến nguy cơ nhóm sẽ kết thúc hoạt động khi hết thời hạn sử dụng chứng chỉ lần thứ nhất (trong 5 năm).

- Khó khăn về kinh phí để thuê chuyên gia đánh giá cấp chứng chỉ, các hộ hiện nay không đáp ứng được.

- Trình độ hộ dân có hạn ảnh hưởng đến các thủ tục tham gia CCR (bảng biểu, sổ sách , lưu trữ...)

- Một số tiêu chí khó áp dụng với hộ gia đình trồng rừng (SLIMF) như xử lý thực bì, khai thác toàn diện.

- Chính sách thuế xuất, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ không ổn định sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ tới kinh doanh rừng trồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)