Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình thực hiện Dự án WB3 trên địa bàn huyện Mộ Đức
3.1.3. Tổ chức quản lý và phương thức thực hiện dự án
Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp được tổ chức điều hành thống nhất từ Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đến các tỉnh trong vùng dự án(tỉnh, huyện, xã) và các tỉnh có vườn quốc gia, khu rừng đặc dụng đáp ứng tiêu chí của dự án theo hướng phân cấp quản lý dự án cho cấp tỉnh, đặc biệt về quản lý tài chính.
Hệ thống quản lý điều hành dự án được xác định phù hợp quy định tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ, Thông tư số 03/2007/TT_BKH ngày 12/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các hợp phần 1,2, và 4 (riêng hợp phần 3 thực hiện theo quyết định số 3767/QĐ- BNN-TCCB ngày 11/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế quản lý và tổ chức thực hiện Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 3269/QĐ- BNN-TCCB ngày 24/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Cấp trung ương:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: là cơ quan chủ quản về tổng thể Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp
- Ban điều hành dự án Trung ương (NPSC): Bao gồm lãnh đạo và đại diện các Cục, Vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo UBND các tỉnh tham gia dự án, đại diện các bộ ngành liên quan ở Trung ương.
- Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp: Trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ đầu tư các hợp phần 1, 2 và 4.
- Tổng cục lâm nghiệp: là chủ đầu tư hợp phần 3.
- Ngân hàng chính sách xã hội: Là chủ đầu tư nguồn vốn tín dụng cho vay lại thuộc hợp phần 2;
- Ban Điều phối Dự án Trung ương(CPCU): được thành lập ở Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp. Ban điều phối trung ương là cơ quan thường trực của Ban điều hành dự án Trung ương, có nhiệm vụ điều phối chung toàn bộ hoạt động của dự án; đồng thời giúp chủ đầu tư (Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp) quản lý, thực hiện các nội dung hoạt động được giao thuộc các hợp phần về Phát triển thể chế (hợp phần 1); hợp phần Trồng rừng sản xuất (hợp phần 2); hợp phần quản lý, giám sát và đánh giá dự án (Hợp phần 4).
Cấp địa phương:
- UBND tỉnh tham gia dự án: Là cơ quan chủ quản đầu tư Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp tại tỉnh.
- Ban điều hành dự án tỉnh: Bao gồm lãnh đạo UBND tỉnh, đại diện các sở, ban ngành liên quan của tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện tham gia dự án. Ban điều hành dự án tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ NN và PTNT, các sở, huyện và các cơ quan liên quan khác để hướng dẫn về chính sách, và chỉ đạo việc thực hiện dự án ở tỉnh và xem xét các kế hoạch công tác, kinh phí, báo cáo thực hiện và giám sát do Ban Quản lý dự án tỉnh xây dựng và hỗ trợ các ban này giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: là chủ đầu tư những hoạt động của dự án được giao trong phạm vi tỉnh thuộc hợp phần 1, 2 và 4.
- Ban quản lý dự án tỉnh (PPMU): được thành lập tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý dự án tỉnh là cơ quan thường trực giúp việc Ban điều hành dự án tỉnh, đồng thời giúp chủ đầu tư (sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quản lý, thực hiện các hoạt động hợp phần 1, 2 và 4 trên địa bàn tỉnh.
- Ban quản lý dự án huyện: Do chủ dự án của tỉnh quyết định thành lập, Ban quản lý dự án huyện có chức năng giúp chủ dự án của tỉnh quản lý thực hiện các hoạt động của dự ánt rên địa bàn huyện.
- Các chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh sẽ có trách nhiệm cung cấp vốn vay cho các hộ gia đình tham gia dự án thông qua mạng lưới hiện tại của ngân hàng tại địa phương (ví dụ chi nhánh huyện, các nhóm công tác địa phương).
Đối với Hợp phần rừng đặc dụng, Sau khi các dự án đề nghị được Ban quản lý VCF phê duyệt, việc thực hiện hợp phần này ở thực địa sẽ là trách nhiệm của từng Ban quản lý rừng đặc dụng trên cơ sở gắn kết với Chi Cục Kiểm lâm.
BAN QUẢN LÝ VCF
BAN THƯ KÝ VCF NHÓM
ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT
BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG
CHI CỤC KIỂM LÂM
BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN TW
BAN ĐIỀU PHỐI DỰ ÁN TW NGÂN HÀNG CSXH (TW)
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TỈNH
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN
TỔ CÔNG TÁC DỰ ÁN XÃ
HỘ DÂN THAM GIA DỰ ÁN
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CSXH TỈNH
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CSXH HUYỆN
TỔ TÍN DỤNG VAY VỐN XÃ BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN CẤP
TỈNH
GHI CHÚ:
Quản lý thực hiện
Hỗ trợ Kỹ thuật
Giải ngân vốn vay TD
Phối hợp thực hiện
BỘ TÀI CHÍNH
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý thực hiện dự án FSDP
3.1.3.1. Phương thức thực hiện dự án
Mọi hoạt động của Dự án FSDP được triển khai thực hiện theo quy chế chặt chẽ, thể hiện trong Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án (PIM). Trong quá trình thực hiện dự án có sự chỉ đạo từ trên xuống thông qua hệ thống tổ chức quản lý từ Trung ương đến tỉnh, huyện và cơ sở. Bố trí nhân sự dự án cũng dựa theo các mục tiêu và hoạt động của Dự án. Khi một hoạt động trong khuôn khổ dự án đã được phê duyệt thì đơn vị được giao sẽ có toàn quyền chủ động để thực hiện.
Dịch vụ tư vấn:
Trong những năm đầu triển khai dự án, Bộ Nông nghiệp & PTNT sẽ ký hợp đồng với Công ty tư vấn tuyển chọn một cố vấn trưởng, một số chuyên gia quốc tế ngắn hạn và đặc biệt là một số chuyên gia Việt Nam tham gia tư vấn thực thi dự án. Chuyên gia quốc tế sẽ cũng phối hợp với chuyên gia trong nước cũng như với Ban QLDA tỉnh và huyện để cùng thực hiện dự án. Hầu hết những tháng làm việc của chuyên gia tư vấn quốc tế do Cố vấn trưởng kỹ thuật điều phối và quyết định vì hầu hết những kỹ thuật cơ bản được áp dụng cho dự án đã được phát triển trong các dự án khác. Cố vấn trưởng kỹ thuật của dự án được các chuyên gia trong nước, chuyên gia tư vấn ngắn hạn hỗ trợ về mặt kỹ thuật.
Hoạt động truyền thông:
Đảm bảo truyền tải đầy đủ các thông tin về dự án, giúp người dân ra quyết định về việc tham gia dự án. Chuyên gia cộng đồng của dự đã hỗ trợ công tác tổ chức và triển khai họp thôn của dự án; hỗ trợ xây dựng một bộ hướng dẫn chi tiết trình tự các hoạt động tiến hành tại mỗi cuộc họp thôn và tài liệu tuyên truyền, giúp tiêu chuẩn hóa và chuyển tải đầy đủ thông tin tới các hộ gia đình trong các cuộc họp thôn.
Hoạt động phát triển dân tộc thiểu số:
Theo quy định của dự án các xã có trên 20% hộ gia đình là người dân tộc thiểu số, phải xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số nhằm hạn chế các tác động bất lợi đến cộng đồng người dân tộc. Đa số các hoạt động được thực hiện đều có hiệu quả tại các xã có đồng bào dân tộc sinh sống, giúp nâng cao nhận thức của người dân, tăng cơ hội hưởng lợi từ dự án, giúp các hộ dân tộc thiểu số sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn vốn tín dụng vay từ dự án, làm giảm thiểu các rủi ro cho các hộ dân tộc thiểu số khi tham gia dự án. Các hoạt động tăng cường năng lực đã góp phần chuyển đổi nhận thức của đồng bào giúp đồng bào chuyển đổi từ nền sản xuất nhỏ lẻ, tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa phù hợp với nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, các kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số đã góp phần tích cực hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số hòa nhập với tiến trình phát triển chung của xã hội.
Hoạt động tập huấn khuyến lâm và dịch vụ hỗ trợ:
Hoạt động tập huấn khuyến lâm sẽ tăng cường năng lực cho các trung tâm khuyến nông để cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và tài chính cho các hộ gia đình tham gia dự án trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch theo hướng sản xuất gỗ thương mại và trồng rừng nông lâm kết hợp.
Ngoài ra, chất lượng cây giống trồng rừng sẽ được đảm bảo từ việc hỗ trợ đánh giá nguồn cung cấp giống và cơ sở sản xuất giống thông qua chương trình cấp giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất giống. Chương trình này yêu cầu các vườn ươm phải sử dụng các nguồn giống đã được chứng nhận. Ban quản lý dự án tỉnh hợp tác cùng Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ duy trì việc cập nhật danh sách các nguồn cung cấp giống được chứng nhận. Dự án sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo giám sát chất lượng cây giống.
Hoạt động cung cấp dịch vụ khuyến lâm: Hoạt động cung cấp dịch vụ khuyến lâm cho dự án sẽ do Ban quản lý dự án tỉnh và huyện tự thực hiện thông qua ký hợp đồng trực tiếp với các cán bộ khuyến lâm.
- Công tác thiết kế trồng rừng:
Công tác thiết kế trồng rừng nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho người trồng rừng trong thiết kế trồng nhằm xác định loài cây trồng phù hợp, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần thực hiện trong thời kỳ thiết lập rừng cũng như dự toán kinh phí cần thiết trong giai đoạn này. Việc đo đạc, thiết kế, lập bản đồ hoàn thiện hồ sơ được thực hiện qua các hợp đồng của dự án với đơn vị chuyên môn ở các tỉnh, chủ yếu là các phân viện của Viện điều tra quy hoạch rừng.
Quá trình đo đạc hiện trường có sự tham gia của người dân, cán bộ khuyến lâm và tổ công tác xã. Chi phí cho hoạt động thiết kế trồng rừng do dự án hỗ trợ.
- Cung cấp vật tư đầu vào cho trồng rừng: là yêu cầu đặc biệt quan trọng để đảm bảo năng suất rừng trồng và lợi nhuận từ trồng rừng cho các hộ gia đình. Thêm vào đó, để rừng trồng đủ điều kiện được cấp chứng chỉ, chủ rừng phải chứng minh rằng vật tư cây con họ sử dụng được cung cấp từ những vườn ươm được chứng nhận, cây con phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Nhằm đảm bảo các vườn ươm được lựa chọn cung cấp đủ cây giống có chất lượng cho dự án, từ cuối năm 2008-2014 dự án đã hỗ trợ nâng cấp các vườn ươm này thông qua việc: 1) Cung cấp cây mẹ đầu dòng; 2) Cung cấp các trang thiết bị như nhân hom, nuôi cấy mô, hệ thống tưới,v.v; 3) Cải tạo cơ sở hạ tầng. Việc này đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện nâng cấp vườn ươm cung như cung cấp cây giống đạt chất lượng, cung cấp cho dự án.
Nhằm đảm bảo tính sáng tạo và kết quả trong quá trình thực hiện dự án sẽ được tiếp tục tồn tại sau khi dự án kết thúc, dự án đã hỗ trợ thành lập và hoạt động nhóm nông dân trồng rừng (FFG)- được xem như công cụ chính khuyến khích khu vực tư nhân và phát triển thị trường cho rừng trồng.
FFG là nhóm của các hộ nông dân trồng rừng (chủ rừng) có cùng mục đích trồng, quản lý rừng bền vững và tiếp thị các sản phẩm từ rừng, cùng nhau chia sẻ lợi ích thu được từ các hoạt động nhóm. Mỗi nhóm đều có nhóm trưởng, nhóm phó và tất cả các hoạt động của nhóm đều do nhóm trưởng chỉ đạo.
Các nhóm được thành lập có chức năng:
1) Trao đổi thông tin giữa các thành viên trên tất cảc các lĩnh vực liên quan đến trồng rừng, bao gồm cả việc cấp đất;
2) Tổ chức cùng nhau tiếp thị và bán những sản phẩm gỗ từ rừng trồng.
3) Xây dựng cơ chế cấp chứng chỉ rừng trồng theo nhóm theo tiêu chuẩn của FSC;
4) Tham gia mua phân bón, giống cây trồng và những dịch vụ khuyến lâm khác; v.v. Các nhóm này sẽ là cơ sở để triển khai thí điểm cấp chứng chỉ rừng theo nhóm theo tiểu chuẩn của FSC.
Các nhóm sau khi được thành lập đã được dự án hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn về tổ chức, điều lệ nhóm và các hoạt động của nhóm. Trao đổi thông tin, phối hợp giữa các thành viên trong nhóm liên hệ mua cây giống có chất lượng đảm bảo, vay vốn tín dụng trồng rừng theo chương trình của dự án là các hoạt động chủ yếu được các nhóm thực hiện.
Tuy nhiên, hoạt động của các nhóm nông dân theo mục tiêu đặt ra ban đầu của dự án vẫn còn hạn chế:
- Hoạt động của nhóm FFG còn mang tính hình thức. Hộ nông dân trồng rừng - thành viên của nhóm là trung tâm của mọi hoạt động của nhóm nhưng lại chưa nhận thức được tầm quan trọng của mình, dẫn đến tính thụ động trong các hoạt động.
- Các nhóm FFG không có kinh phí để triển khai các hoạt động dẫn đến việc triển khai hoạt động gặp nhiều khó khăn.
Thành lập tổ chức cấp thôn bản:
Tổ Công tác xã: Các xã trong vùng dự án thành lập các Tổ Công tác xã giúp việc cho Ban Quản lý dự án tỉnh, huyện và trực tiếp thực hiện các hoạt động dự án tại các xã vùng dự án.
Tổ Công tác xã gồm 5 đến 8 thành viên, có các thành viên là người dân tộc thiểu số, nông dân và phụ nữ.
- Chịu sự chỉ đạo, điều hành của Ban Thực thi dự án huyện và PPMU.
Chịu trách nhiệm về các hoạt động của dự án cấp xã theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt và bảo đảm sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả;
- Hỗ trợ Ban Thực hiện dự án huyện trong việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát hoạt động của dự án ở cấp thôn bản và cấp xã ;
- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, các cộng đồng thôn bản, những nhà sản xuất nhỏ và những doanh nghiệp nhỏ để thực thi các hoạt động của dự án;
- Phối hợp với những đơn vị, cơ quan chuyên môn, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và các tổ chức sản xuất, dịch vụ trong khu vực phục vụ để thực thi các mục tiêu cụ thể của dự án;
- Phối hợp với các tổ chức quần chúng trong xã để thực hiện các nhiệm vụ dự án;
- Đề xuất những người đủ tư cách tham gia vào các hoạt động dự án phù hợp với văn bản hướng dẫn thực hiện dự án; Hỗ trợ Ban Thực hiện dự án huyện tiến hành lựa chọn địa bàn dự án có sự tham gia của người dân và phổ biến thông tin của dự án tới các hộ gia đình;
- Nắm bắt tình hình tranh chấp trong việc phân phối đất và tái định cư;
- Theo dõi và đánh giá đối với các hoạt động dự án (bao gồm việc phân phối và việc sử dụng hàng hoá và cá dịch vụ của dự án); hỗ trợ Ban Thực hiện dự án huyện trong việc kiểm tra hiện trường định kỳ ở cấp hộ gia đình để thu thập thông tin cho việc giám sát báo cáo;
- Hỗ trợ các cơ quan thực hiện trong việc cung cấp tín dụng, dịch vụ khuyến lâm, khuyến nông và giao đất cho hộ gia đình; giúp hộ gia đình tự thành lập Nhóm lâm nghiệp trang trại và mua vật tư đầu vào, cây giống và tiếp thị sản phẩm; Theo dõi các hợp đồng với những người được hưởng lợi từ dự án gồm những đại diện thôn bản, về việc bảo tồn và duy trì các đầu tư của dự án và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của dự án;
- Thông qua kế hoạch hành động xã để trình lên Ban Thực hiện dự án huyện tổng hợp và trình Ban Quản lý dự án tỉnh phê duyệt.
Công tác giám sát & đánh giá dự án:
Công tác giám sát và đánh giá (GS&ĐG) nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý, đảm bảo cho việc thực hiện dự án đúng hướng và đạt mục tiêu đề ra. Hệ thống GS&ĐG hoàn chỉnh phải có tác dụng cung cấp thông tin thích hợp, chính xác và kịp thời về chất lượng thực hiện dự án để phục vụ tốt cho quá trình ra quyết sách ở tất cả các cấp quản lý dự án.
Hệ thống giám sát và đánh giá (GS&ĐG) trong khuôn khổ FSDP phục vụ cho các mục đích sau:
Theo dõi và giám sát tiến độ thực hiện dự án;
Đánh giá và Xác định những kết quả /thành tựu đã đạt được
Cung cấp thông tin và phân tích thông tin phục vụ cho các điều chỉnh của dự án;
Đánh giá hiệu quả và tác động của dự án mang lại cho đối tượng hưởng lợi
Thu thập thông tin về những bài học mang tầm quan trọng đối với sự phát triển về mặt chiến lược của ngành lâm nghiệp ở Việt Nam.
Ngoài ra, hệ thống GS&ĐG có thể xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng các phương pháp GS&ĐG mà sau này sẽ được dùng tại các nhóm nông dân trồng rừng, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, các đơn vị thuộc Sở TN-MT hoặc các bên liên quan khác.
Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF) vận hành quy trình GS&ĐG riêng và báo cáo tình hình thực hiện các chỉ số chính cho GS&ĐG của FSDP.
Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (FSDP) là dự án có hạn định về thời gian thực hiện nhưng mang những mục tiêu về xây dựng các phương pháp và chiến lược vẫn có thể được sử dụng sau này khi Dự án kết thúc. Cũng như