Tác động về kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 67 - 75)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Nghiên cứu tác động của Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

3.2.1. Tác động về kinh tế

Sau 10 năm thực hiện, dự án đã góp phần vào cải thiện đời sống kinh tế xã hội của người dân trong vùng dự án, tạo nguồn thu nhập và phát triển kinh tế cho các hộ gia đình.

Giúp người dân chuyển đổi từ trồng rừng quảng canh sang trồng rừng thâm canh theo thiết kế kỹ thuật của dự án, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, tạo việc làm cho một số hộ nông dân nghèo giảm người thất nghiệp trong nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương, giảm bớt áp lực về việc tìm kiếm việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn nhờ đi làm thuê trong lâm nghiệp, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

3.2.1.1. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình rừng trồng tại địa bàn Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế bao gồm: NPV, IRR.

Trong đó: NPV là giá trị hiện tại thực (giá trị lợi nhuận ròng hiện tại) và IRR là thể hiện tỷ lệ thu hồi vốn nội tại.

Rừng trồng Dự án FSDP được xây dựng từ nguồn vốn tín dụng dài hạn với lãi suất thấp thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Hiện tại, mức trần cho vay cao nhất là 15 triệu một héc ta, với lãi suất là 0,65% mỗi tháng hay 7,8% mỗi năm và thời gian trả nợ gốc là 7 năm. Thời gian trả nợ này tương ứng với luân kỳ 7 năm của mô hình trồng rừng sản xuất gỗ ván dăm (hay mô hình trồng rừng luân kỳ ngắn). Do đó, các chủ hộ trồng rừng của Dự án chủ yếu trồng theo phương thức thuần loại với 2 loài cây được lựa chọn là Keo tai tượng và keo lai.

Từ các khoản chi phí đầu tư trực tiếp, thu nhập được tính toán dựa theo biểu sản lượng đối với rừng trồng của dự án trên các điều kiện lập địa tại địa bàn, chúng tôi đã tính toán hiệu quả kinh doanh cho 1 ha rừng trồng trong vùng dự án (Chi tiết tại phụ biểu kèm theo). Do huyện Mộ Đức là huyện duy nhất trong tỉnh Quảng Ngãi có nhóm hộ tham gia FSC nên chúng tôi đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh doanh đối với rừng có FSC và rừng không có FSC để đối chứng. Kết quả thể hiện tại bảng 3.4

Bảng 3.5. Kết quả phân tích tài chính đối với 1ha rừng trồng dự án Loài

cây

Luân

kỳ Mô hình Chỉ

số Cấp đất I Cấp đất II Cấp đất III

Cấp đất IV

Keo lai

4 Năm Không có FSC NPV 49.266.032 33.090.844 11.748.528 226.797

Không có FSC IRR 49,9% 39,6% 22,3% 10,3%

5 Năm Không có FSC NPV 58.814.662 42.047.774 11.736.859 7.575.983

Không có FSC IRR 41,2% 34,7% 18,6% 15,9%

6 Năm

Không có FSC NPV 87.383.142 65.341.658 38.733.700 15.013.274 Có FSC 112.051.873 86.289.143 44.672.696 24.283.112

Không có FSC IRR 40,9% 35,8% 27,9% 18,3%

Có FSC 42,9% 38,0% 27,5% 20,9%

7 Năm

Không có FSC NPV 93.477.967 74.713.599 42.386.206 18.327.890 Có FSC 113.894.945 87.968.593 41.732.847 20.014.382

Không có FSC IRR 35,6% 32,5% 25,2% 17,9%

Có FSC 36,2% 32,4% 23,1% 17,3%

Keo tai tượng

4 Năm Không có FSC NPV 45.991.011 31.192.615 11.202.417 (91.768)

Không có FSC IRR 47,8% 38,2% 21,7% 9,9%

5 Năm Không có FSC NPV 63.181.157 42.528.787 19.845.780 6.557.633

Không có FSC IRR 42,9% 34,9% 23,6% 15,1%

6 Năm

Không có FSC NPV 86.094.257 62.844.307 36.719.407 12.969.986 Có FSC 98.073.016 70.135.098 42.532.063 23.074.336

Không có FSC IRR 40,6% 35,1% 27,1% 17,3%

Có FSC 40,0% 34,1% 26,8% 20,4%

7 Năm

Không có FSC NPV 89.364.898 68.280.286 40.028.809 15.552.059 Có FSC 112.103.896 80.833.824 53.224.593 33.894.846

Không có FSC IRR 34.8% 31,1% 24,6% 16,9%

Có FSC 35,9% 31,1% 25,9% 21,4%

Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động dự án cuối kỳ Từ kết quả tính toán bước đầu có thể đưa ra kết luận như sau:

Đánh giá hiệu quả đầu tư kinh doanh trồng rừng keo tai tượng và keo lai tại các điều kiện lập địa I, II, III IV tại vùng nghiên cứu cho thấy hầu hết các giá trị NPV > 0, Và IRR > r.

Kết quả phân tích cho thấy, hiệu quả tài chính giảm dần khi cấp đất tăng lên và tăng dần khi chu kỳ kinh doanh dài ra. Với những lô rừng được cấp chứng chỉ FSC, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với những lô rừng không được cấp chứng chỉ FSC. Với những khu rừng có cấp chứng chỉ FSC, hiệu quả tài chính tăng từ 10 - 32% so với những khu rừng không có chứng nhận FSC với cùng loại cây, cùng cấp đất và cùng chu kỳ kinh doanh.

3.2.1.2. Tác động của dự án đến kinh tế hộ gia đình.

Tác động của dự án đến kinh tế hộ gia đình được thể hiện rõ nhất thông qua biến động về thu nhập. Để làm rõ hơn tác động của Dự án đến kinh tế của các hộ gia đình, đề tài đã tiến hành điều tra 80 hộ gia đình trong vùng Dự án, thu nhập của các hộ được điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp xác định tổng các nguồn thu của từng hộ.

Từ cơ sở của bộ số liệu điều tra, chúng tôi tiến hành phân chia thành 2 nhóm: nhóm trực tiếp tham gia dự án (mỗi nhóm 40 hộ trong đó mỗi xã 10 hộ) và nhóm hộ không trực tiếp tham gia dự án (mỗi nhóm 40 hộ trong đó mỗi xã 10 hộ). Kết quả thể hiện tại bảng 3.5 dưới đây.

Bảng 3.6: Kết quả điều tra đánh giá mức thu nhập

của người dân có tham gia và không tham gia dự án tại huyện Mộ Đức Hộ tham gia dự án Hộ không tham gia dự án Tổng thu

nhập bình quân (triệu

đồng)

Tổng thu nhập bình quân quy

thóc (tấn)

Tổng thu nhập bình quân (triệu đồng)

Tổng thu nhập bình quân quy

thóc (tấn)

Năm 2005 10,5 4,2 10,9 4,4

Năm 2014 67,3 12,2 36,0 6,5

Thay đổi 56,8 8,0 25,1 2,2

Kết quả điều tra cho thấy, thu nhập bình quân của các hộ gia đình trong vùng dự án đã có thay đổi đáng kể từ khi dự án đầu tư vào khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, khi so sánh, đánh giá mức độ tăng thu nhập giữa hộ gia đình

tham gia dự án và hộ gia đình không tham gia dự án có thể thấy sự khác biệt rõ rệt. Thu nhập bình quân quy thóc của nhóm hộ tham gia dự án gần gấp ba lần so với trước khi tham gia dự án, trong khi thu nhập quy thóc của nhóm hộ không tham gia dự án chỉ tăng gấp 1,5 lần.

Khi dự án chưa được đầu tư vào vùng nghiên cứu, thu nhập bình quân giữa 2 nhóm hộ không có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, sau khi có dự án, thu nhập của nhóm hộ tham gia dự án đã cao hơn đáng kể so với nhóm hộ không tham gia dự án. Mặc dù khi thấy nhóm hộ tham gia dự án có thu nhập khá từ lâm nghiệp, nhóm hộ không tham gia dự án cũng chủ động trồng rừng. Tuy nhiên, do không được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, cây con… như nhóm hộ tham gia dự án nên mức tăng thu nhập của nhóm hộ không tham gia dự án không cao bằng.

Để đánh giá về mặt định lượng, đề tài đã tiến hành quy đổi thu nhập từ tiền sang thu nhập bằng thóc. Kết quả cho thấy, thu nhập quy thóc của các hộ gia đình tham gia dự án cũng cao hơn hẳn so với nhóm hộ không tham gia dự án.

Không chỉ tăng lên về thu nhập, cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ cũng có biến động khi thực hiện dự án.

Bảng 3.7: Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra trước và sau Dự án ĐVT: triệu đồng

Nhóm hộ

Trước dự án Sau dự án

Tổng

Thu từ nông nghiệp

Thu nhập khác

Thu từ rừng

Tổng

Thu từ nông nghiệp

Thu nhập khác

Thu từ rừng Nhóm không

tham gia dự án 10,9 6,69 2,22 1,97 35,9 15,9 4,74 15,3

Tỷ lệ % 61,5 20,4 18,1 44,3 13,2 42,6

Nhóm tham gia

dự án 10,5 6,4 2,4 1,8 67,3 16,9 5,5 44,8

Tỷ lệ % 60,6 22,4 17,0 25,2 8,2 66,6

Tổng hợp kết quả phỏng vấn cho thấy, cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra trước và sau dự án đã có sự chuyển biến rõ rệt. Trước khi dự án triển khai tại khu vực nghiên cứu, người dân sống dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp với tỷ lệ thu nhập chiếm xấp xỉ 60%. Tuy nhiên, sau khi dự án triển khai tại khu vực, cơ cấu thu nhập của cả 2 nhóm hộ từ sản xuất lâm nghiệp tăng mạnh. Với nhóm hộ tham gia dự án, thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp đã chiếm tới trên 60%; với nhóm hộ không tham gia dự án, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và từ sản xuất lâm nghiệp đã gần tương đương nhau.

Do khu vực nghiên cứu là miền núi nên trước đây nguồn thu nhập chính của người dân là từ sản xuất nông nghiệp. Nhưng từ khi dự án được triển khai nguồn thu nhập của người dân từ sản xuất lâm nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt là đối với các hộ gia đình tham gia dự án thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp trở thành thu nhập chính. Điều này cho thấy hiệu quả của việc tham gia dự án là rất rõ rệt qua việc mức sống của người dân ngày càng cao.

Bình quân thu nhập của người dân qua phỏng vấn là 67,3 triệu đồng/năm là cao so với trước đây và tình trạng nghèo ở vùng dự án đã được cải thiện, nhiều hộ làm nghề rừng đã giàu lên.

Hiện nay, vẫn còn hộ tham gia thực hiện dự án nhưng tỷ trọng thu nhập từ rừng chưa cao là do các hộ dân này mới tham gia dự án trong vài ba năm gần đây, rừng chưa đến tuổi thu hoạch. Điều này là hoàn toàn hợp lý do hiệu quả của hoạt động trồng rừng thường chưa thể hiện rõ trong những năm đầu.

Tuy nhiên, về cơ bản cho đến nay dự án đã có những tác động đáng kể vào đời sống kinh tế của các hộ gia đình trong vùng dự án. Ngoài việc phát triển và mở rộng diện tích rừng tham gia dự án người dân còn được đào tạo kết hợp xây dựng nhiều mô hình xen kẽ để tăng thêm thu nhập cho gia đình, người dân đã biết vận dụng và trồng thêm 1 số loại cây thâm canh, xen canh trong diện tích đất trồng của gia đình mình nhằm “lấy ngắn nuôi dài” như: sắn, khoai,….Điều này giúp người dân ổn định hơn trong nguồn thu của gia đình

mình. Hơn nữa ở những khu vực vùng núi cao người dân còn tận dụng nuôi thêm nhiều vật phẩm phụ có giá trị kinh tế cao như: nấm, nuôi ong, nuôi thả gia súc….

3.2.1.3. Tác động của mô hình vay vốn ngân hàng để đầu tư trồng rừng sản xuất Việc cho người dân vay vốn khiến người dân có trách nhiệm cao hơn đối với diện tích rừng mình trồng so với việc trồng rừng được tài trợ vốn. Khi vay vốn để sản xuất, người dân phải tự ý thức chăm sóc rừng làm sao để có thể trả cả vốn và lãi vay. Hơn nữa, việc tham gia dự án cũng mang lại nhiều lợi ích khác đối với các hộ dân tham gia.

Bảng 3.8: Kết quả phỏng vấn về lý do tham gia dự án

STT Tiêu chí Số người Tỷ lệ (%)

1 Được vay vốn với lãi suất thấp 65 81,3

2 Để nâng cao thu nhập 66 82,5

3 Giải quyết công ăn việc làm 43 53,8

4 Để được cấp sổ đỏ 76 95,0

5 Phủ xanh đất trống 35 43,8

Theo khảo sát cho thấy, có 5 lý do được người dân đưa ra nhiều nhất khi quyết định tham gia dự án Phát triển ngành lâm nghiệp là: Được vay vốn với lãi suất thấp; Để nâng cao thu nhập; Giải quyết công ăn việc làm; Để được cấp sổ đỏ và phủ xanh đất trống. Trong đó 81,3% cho rằng động cơ tham gia của họ là có thể vay tiền với lãi suất thấp và 95% cho rằng họ được cấp sổ đỏ miễn phí nếu được tham gia vào Dự án và 82,5% cho rằng để nâng cao thu nhập.

Với việc khảo sát và phỏng vấn hộ gia đình trên cho thấy mục đích cuối cùng của việc tham gia dự án của người dân là được vay tiền với lãi suất thấp đồng thời nâng cao thu nhập của gia đình, nhất là đất được cấp sổ đỏ miễn phí. Đây là vấn đề hết sức thiết thực vì quỹ đất thực tế để trồng rừng của

người dân còn khá nhiều và đời sống của người dân ở đây còn phụ thuộc vào rừng cao, họ thiếu vốn, thiếu điều kiện để làm ăn, giờ đây khi tham gia dự án người dân có thể cải thiện cuộc sống của mình trên những lô rừng.

Bảng 3.9: Kết quả phỏng vấn về khả năng trả lãi và vốn vay của các hộ

STT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ %

1 Không gặp khó khăn trong việc trả lãi và vốn vay

57 71,25

2 Không chắc chắn về khả năng trả vốn vay và lãi

23 28,75

Về khả năng trả lãi và vốn vay của các hộ gia đình: Qua phỏng vấn cho thấy 71,25% hộ được hỏi trả lời không gặp khó khăn trong việc trả lãi ngân hàng. Nguyên nhân được trả lời là do lãi suất cho vay thấp, thời hạn cho vay dài, rừng phát triển tốt và hộ gia đình có nguồn thu nhập khác từ nông nghiệp, từ việc đi làm thuê và một phần nhỏ hộ gia đình có nguồn thu từ việc hưởng lương hàng tháng.

Khi được vay vốn, phần lớn người dân rất tự tin trong vấn đề trả lãi ngân hàng bởi sau khi bán rừng người dân thu được lợi nhuận khá cao cùng với lãi suất thấp và vay vốn lâu dài khiến người dân yên tâm hơn, ngày càng quan tâm đến dự án nhiều hơn. Từ kết quả đạt được như trên cho thấy người dân trên địa bàn bắt đầu thụ hưởng những thành quả của họ, nhiều hộ gia đình hiện tại đã thanh toán xong vốn vay cho ngân hàng, trang trải nợ nần, bắt đầu có “của ăn, của để” và xây dựng nhiều ngôi nhà mới khang trang. Đây là thành công của dự án và điều này đã làm thay đổi nhận thức người dân địa phương về trồng rừng thâm canh. Người dân đã thấy được lợi ích từ rừng trồng mang lại khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế có minh chứng hiệu quả thông qua dự án rõ ràng.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy việc trồng rừng thương mại nói chung và bằng nguồn vốn vay tín dụng nói riêng do đặc thù chu kỳ sản xuất dài ngày nên cũng đem lại cho người dân một số nguy cơ rủi ro tiềm ẩn (thiên tai, thị trường...), dẫn đến hộ dân có thu nhập thấp hoặc mất thu nhập; có thể không trả được một phần hoặc toàn bộ nợ đã vay. Theo khảo sát, có 28,75%

số hộ gia đình trả lời không chắc chắn về khả năng trả vốn vay ngân hàng, nguyên nhân chủ yếu là do hộ gia đình sợ thiên tai tàn phá rừng và có nguồn thu nhập thấp. Khảo sát cho thấy, tính trung bình tại huyện Mộ Đức, cơn bão số 9 năm 2009 bị ảnh hưởng 20,21% với diện tích là 683,55 ha. Tuy nhiên, giữa các hộ gia đình lại có mức độ ảnh hưởng rất khác nhau do bão, độ tuổi của rừng trồng, loại cây trồng và điều kiện kinh tế của hộ gia đình trồng rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)