Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình thực hiện Dự án WB3 trên địa bàn huyện Mộ Đức
3.1.4. Kết quả thực hiện dự án
3.1.4.1. Kết quả hoạt động đo đạc, cấp sổ đỏ, thiết kế và trồng rừng
Để đảm bảo chất lượng của hoạt động đo đạc giao đất, tư vấn dự án đã xây dựng bộ tiêu chuẩn đo đạc giao đất đưa vào hợp đồng được ký kết giữa Dự án và các đơn vị thực hiện. Kinh phí đo đạc và cấp sổ đỏ cho các hộ dân do dự án hỗ trợ.
Công tác thiết kế trồng rừng theo lô đến hộ gia đình được triển khai trước khi các hộ dân bắt đầu trồng rừng theo đúng mùa vụ; đa phần diện tích thiết kế đảm bảo các tiêu chí về sàng lọc môi trường, sàng lọc kỹ thuật.
Các hộ dân tham gia dự án được cấp tín dụng ưu đãi để trồng rừng thương mại theo một số mô hình trồng rừng và nông lâm kết hợp. Trên cơ sở diện tích đất đã được giao cho các hộ, trước khi trồng các hộ đã được tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, được phổ biến về chất lượng cây con, từ đó các hộ dân đã xây dựng kế hoạch phát thực bì, cuốc hố, bón phân, trồng rừng và chăm sóc.
Kết quả các hoạt động đo đạc, cấp sổ đỏ, thiết kế và trồng rừng trong khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 3.2, chi tiết tại phụ biểu 33:
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả thực hiện dự án tại huyện Mộ Đức qua các năm
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng cộng Kế hoạch (ha) 170,3 276,6 170,0 137,5 200,0 203,0 270,7 170,0 100,0 1.698,0
Kết quả đo đạc
Diện tích
(ha) 170,3 276,6 107,2 137,5 126,4 203,0 140,0 129,7 103,9 1.394,4
% so với kế hoạch
100,0 100,0 63,1 100,0 63,2 100,0 51,7 76,3 103,9 82,1
Kết quả cấp GCNQSDĐ
Diện tích
(ha) 170,3 276,6 107,2 137,5 126,4 203,0 140,0 129,7 103,9 1.394,4
% so với kế hoạch
100,0 100,0 63,1 100,0 63,2 100,0 51,7 76,3 103,9 82,1
Kết quả thiết kế lô trồng rừng
Diện tích (ha)
170,3 276,6 105,2 129,5 126,3 202,4 140,0 127,2 103,0 1.380,4
% so với kế hoạch
100,0 100,0 61,9 94,2 63,1 99,7 51,7 74,8 103,0 81,3
Kết quả trồng rừng
Diện tích (ha)
170,3 276,6 105,2 129,5 126,3 202,4 138,3 127,2 103,0 1.378,7
% so với kế hoạch
100,0 100,0 61,9 94,2 63,1 99,7 51,1 74,8 103,0 81,2
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện dự án huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi Kết quả tổng hợp cho thấy: Các hoạt động của dự án trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đều không đạt kế hoạch đặt ra. Nguyên nhân chủ yếu khiến các công tác không đạt được kế hoạch đề ra ngay từ khâu đo đạc, cấp sổ đỏ là do: Số liệu đo đạc thực tế của dự án so với số liệu của phòng tài nguyên huyện không trùng khớp, vẫn còn một số diện tích thuộc diện bị tranh
chấp, chồng lấn địa giới, sai lệch vị trí thửa đất trên bản đồ, một số gia đình chủ hộ đi vắng dài ngày nên không thể làm thủ tục cấp sổ đỏ…
Về đo đạc và cấp sổ đỏ, dự án đặt kế hoạch 1.698,0 ha, tuy nhiên do gặp một số khó khăn vướng mắc, dự án đã tiến hành đo đạc và cấp sổ đỏ cho 538 hộ gia đình với 1.394,4 ha đất, chỉ đạt 82,1% về diện tích so với kế hoạch đề ra. Mặc dù tỷ lệ đo đạc và cấp sổ đỏ chưa được cao so với kế hoạch, nhưng sau khi xác định lại chính xác diện tích đất tham gia dự án, thì tỷ lệ trồng rừng trên diện tích đó đạt tỷ lệ rất cao, đạt tới 99%.
3.1.4.2. Công tác cho vay vốn trồng rừng đối với các hộ dân tham gia dự án Theo quy định của Dự án FSDP thì 100% số hộ dân tham gia Dự án được tiếp cận vốn vay để trồng rừng. Điều này cho thấy tính đại chúng, tính dễ tiếp cận tín dụng của Dự án. Đồng thời, suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng của Dự án phụ thuộc mô hình trồng rừng và được điều chỉnh linh hoạt theo thời giá thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân trong sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Cẩm nang tín dụng Dự án FSDP quy định: Suất đầu tư từ vốn vay chỉ chiếm 75% tổng kinh phí trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng; 25% còn lại là phần đối ứng của các hộ dân thông qua công lao động trong các công đoạn trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng. Điều này góp phần tạo điều kiện tận dụng tối đa công lao động nhàn rỗi trong dân được tổng hợp tại bảng 3.3, chi tiết tại phụ biểu 34.
Bảng 3.3: Tiến độ giải ngân vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội cho nông dân trồng rừng
Năm
Kết quả trồng rừng Vốn vay tín dụng Tỷ lệ số hộ vay vốn so với số hộ
trồng rừng Diện tích Số hộ Tiền (1.000.000
đồng) Số hộ
Tổng cộng 1.378,7 537 13.907,4 410 76,4
Năm 2005 170,3 24 1.629,0 23 95,8
Năm 2006 276,6 47 2.644,0 46 97,9
Năm 2007 105,2 20 977,0 19 95,0
Năm 2008 129,5 59 1.144,3 50 84,7
Năm 2009 126,3 66 1.608,5 49 74,2
Năm 2010 202,4 79 2.901,8 71 89,9
Năm 2011 138,3 90 1.181,0 69 76,7
Năm 2012 127,2 96 953,9 50 52,1
Năm 2013 103,0 56 867,9 33 58,9
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện dự án huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi Kết quả tổng hợp cho thấy: Cả giai đoạn thực hiện dự án, số lượng hộ dân tham gia vay vốn là 410/537 hộ, đạt tỷ lệ 76,4%. Trong 3 năm đầu, tỷ lệ số hộ tham gia dự án vay vốn ở mức cao, với trên 95% số hộ tham gia dự án.
Càng năm sau đó, tỷ lệ vay vốn giảm xuống, đến 2 năm cuối tỷ lệ vay vốn chỉ ở mức trên 50%.
Công tác giải ngân vốn vay trồng rừng tại địa bàn nghiên cứu mặc dù đã có sự cố gắng của các cán bộ dự án từ tỉnh, huyện, xã và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tuy nhiên số hộ được vay vốn vẫn chưa cao so với số hộ tham gia dự án, do một số nguyên nhân sau: Chủ hộ sau khi trồng rừng đi làm ăn xa không có nhà, sai, mất CMND, trồng và chăm sóc không đúng kỹ thuật, trồng rừng nhưng không cư trú trên địa bàn xã… Hơn nữa, chính sách lãi suất không còn thực sự hấp dẫn vì mức lãi suất ưu đãi chưa thấp lắm (lãi suất ngang bằng lãi suất cho vay
hộ nghèo) nhưng thủ tục phức tạp hơn cũng làm cho cả cán bộ chính quyền và các chủ hộ trồng rừng do dự khi quyết định tham gia Dự án và vay vốn.