Giải pháp để người dân và địa phương tiếp tục tham gia phát triển lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 104 - 113)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Một số giải pháp nhằm duy trì, phát huy, nhân rộng các kết quả của dự án

3.3.3. Giải pháp để người dân và địa phương tiếp tục tham gia phát triển lâm nghiệp

- Tiếp tục thực hiện và duy trì các chính sách của dự án như truyền thông, thiết kế rừng trồng, đo đạc và cấp giấy CNQSDĐ; vay vốn tín dụng ưu đãi, quy định tiêu chuẩn vườn ươm và chất lượng cây con giống tham gia dự án... nhưng phải có những cải tiến trong cách thực hiện theo hướng nhanh gọn, linh hoạt và hiệu quả. Đặc biệt cần có chính sách xử lý kịp thời đối với hộ gia đình bị rủi ro về rừng trồng do thiên tai gây ra.

- Cần có chính sách để tổ chức quản lý những hộ tái đầu tư lại rừng sau khai thác rừng trồng trong chu kỳ đầu.

- Thực hiện chuyển hóa mô hình rừng trồng lấy gỗ nhỏ chu kỳ ngắn sang mô hình rừng trồng lấy gỗ lớn chu kỳ dài, nhằm đa dạng sản phẩm theo nhu cầu thị trường với lợi nhuận cao tính theo đơn vị ha cho việc đầu tư trồng rừng với quy mô hộ gia đình.

- Xúc tiến việc cấp chứng chỉ rừng trồng cho các hộ đã tham gia dự án, đồng thời làm tốt công tác truyền thông để người dân nhận thức rõ được hiệu quả kinh tế của việc phát triển lâm nghiệp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích đánh giá những tác động của dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp tại huyện Mộ Đức, luận văn đã khái quát những hoạt động đầu tư của dự án, tổng kết những kết quả đã đạt được về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Kết quả như sau:

- Về mặt kinh tế: Sau 10 năm thực hiện, dự án đã góp phần vào cải thiện đời sống kinh tế xã hội của người dân trong vùng dự án, tạo nguồn thu nhập và phát triển kinh tế cho các hộ gia đình. Giúp người dân chuyển đổi từ trồng rừng quảng canh sang trồng rừng thâm canh theo thiết kế kỹ thuật của dự án, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, thu nhập bình quân của các hộ gia đình trong vùng dự án đã có thay đổi đáng kể từ khi dự án đầu tư vào khu vực nghiên cứu.

Đánh giá hiệu quả đầu tư kinh doanh trồng rừng keo tai tượng và keo lai tại các điều kiện lập địa I, II, III IV tại vùng nghiên cứu cho thấy hầu hết các giá trị NPV > 0, Và IRR > r. Kết quả phân tích cho thấy, những lô rừng có tham gia FSC, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với những lô rừng không được chứng nhận FSC.

- Việc cho người dân vay vốn khiến người dân có trách nhiệm cao hơn đối với diện tích rừng mình trồng so với việc trồng rừng được tài trợ vốn. Khi vay vốn để sản xuất, người dân phải tự ý thức chăm sóc rừng làm sao để có thể trả cả vốn và lãi vay. Qua phỏng vấn cho thấy 71,61% hộ được hỏi trả lời không gặp khó khăn trong việc trả lãi ngân hàng. Nguyên nhân được trả lời là do lãi suất cho vay thấp, thời hạn cho vay dài, rừng phát triển tốt

- Về mặt xã hội: Giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, tạo việc làm cho một số hộ nông dân nghèo giảm người thất nghiệp trong nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo góp phần giảm tệ nạn xã hội, nâng cao

đời sống an sinh xã hội, ổn định xã hội ở địa phương giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc phòng. Dự án còn góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ cũng như người dân đối với các chính sách của Nhà nước về đất đai, nông lâm nghiệp, tín dụng… Dự án cũng góp phần thu hẹp bất bình đẳng giới tại khu vực nông thôn, nâng cao nhận thức của người dân trong kinh doanh rừng bền vững và giúp người dân chủ động tham gia vào mọi hoạt động kinh doanh rừng.

- Về môi trường: Diện tích rừng trồng mà dự án đã thực hiện trên địa bàn đã góp phần bảo vệ môi trường tăng độ che phủ rừng thông qua hoạt động trồng rừng đã cải thiện đáng kể chất lượng đất và chống xói mòn rửa trôi, cải thiện môi trường sống và làm giảm bớt các ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động nông nghiệp và chống biến đổi khí hậu.

- Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp đã có những tác động lớn về mặt thể chế, chính sách trong chiến lược phát triển rừng trồng quốc gia, góp phần thực hiện Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2005-2015; thực hiện mục tiêu quản lý rừng bền vững và xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, việc thực hiện dự án vẫn còn một số hạn chế và thách thức:

- Tiến độ giải ngân vốn tín dụng còn chậm do nhiều hộ đăng ký tham gia dự án nhưng không có nhu cầu vay vốn; việc lập và hoàn thiện hồ sơ vay vốn gặp nhiều khó khăn do cần nhiều thủ tục, giấy tờ làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.

- Một số nhóm nông dân trồng rừng, nông dân nòng cốt đã được thành lập nhưng hoạt động còn mờ nhạt chưa đạt được như mong muốn mà dự án đã xây dựng.

- Do nhận thức của người dân còn hạn chế khi bước đầu tiếp cận với dự án trồng rừng thương mại; Nhiều hộ dân chưa được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của dự án nên cũng không nhiệt tình tham gia dự án.

- Vẫn còn một số ít hộ chưa tuân thủ tuyệt đối những quy định của dự án, cũng như quy trình kỹ thuật đã phê duyệt. Một số hộ dân còn bảo thủ, chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của việc thâm canh rừng.

2. Khuyến nghị

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn một số hạn chế về nội dung và phương pháp nghiên cứu nhất định như: Do thời gian thực hiện luận văn có hạn và không đủ điều kiện thực hiện nhiều các nghiên cứu mang tính định lượng đối với một số chỉ tiêu thời điểm trước khi thực hiện dự án, nên đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp định tính.

Vì vậy để đánh giá tác động của dự án này đầy đủ và toàn diện hơn, cần phái thực hiện mở rộng diện khảo sát phỏng vấn các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Cao Lâm Anh (2007), Đánh giá tác động của dự án KfW4 đến sinh kế người dân tại 2 xã Thành Minh và Thạch Cẩm huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá, luận văn thạc sỹ Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Tuấn Anh (2012), Đánh giá kết quả và tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường của các hoạt động thuộc các chương trình, Dự án phát triển rừng tại xã Bình Thành thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2011, Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

3. Annette Luibrand (2000), Tác động của dự án lâm nghiệp xã hội Sông Đà trong chương trình hợp tác kỹ thuật Việt - Đức đối với hệ thống canh tác trên địa bàn các huyện Yên Châu Sơn La và Tủa Chùa Lai Châu, Báo cáo tư vấn Ban quản lý các dự án lâm nghiệp, Hà Nội.

4. Đỗ Đức Bảo (2001), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kinh tế xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở lòng hồ huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.

Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020, Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Quy chế Tổ chức thực hiện Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp - QĐ 3767/ QĐ-BNN-TCCB ngày 27 tháng 10 năm 2006, Hà Nội.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Sửa đổi, bổ sung Quy chế Tổ chức thực hiện Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp - tại 3269/QĐ- BNN-TCCB ngày 24/10/2008, Hà Nội.

8. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005, 2012), Sổ tay thực hiện dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp, Hà Nội.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp, Hà Nội.

10. Lê Thạc Cán và tập thể tác giả (1994), Đánh giá tác động môi trường- Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn - Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật 11. Trần Hữu Dào (1995), Đánh giá hiệu quả kinh doanh trồng Quế của các hộ

gia đình tại Văn Yên - Yên Bái, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp.

Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

12. Trần Hữu Dào (1997), Quản lý dự án, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội 13. Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (2005-2010), Báo cáo tổng kết tình

hình thực hiện dự án từ năm 2005 đến 2015, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, Hà Nội.

14. Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (2005-2014), Báo cáo đánh giá nội bộ, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, Hà Nội.

15. Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (2015), Báo cáo tổng kết thực hiện dự án tỉnh Quảng Ngãi, Ban quản lý dự án tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

16. Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (2015), Báo cáo tổng kết thực hiện dự án huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, Ban quản lý dự án huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi.

17. Trương Tất Đơ (2009), Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại lâm trường Văn Chấn tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp. Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

18. Đặng Tùng Hoa và Cộng sự (2006), Nghiên cứu ảnh hưởng của giao đất lâm nghiệp đến phương thức và hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình tại xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Thu Lan (2013), Đánh giá tác động của dự án trồng rừng sản xuất do Ngân hàng Thế giới tài trợ tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyễn Hoàng Linh (2010), Bước đầu đánh giá tác động về mặt kinh tế, xã hội và môi trường của dự án trồng rừng phòng hộ JBIC tại huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp, Hà Nội.

21. Đoàn Thị Mai (1997), Đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững cho một số phương án sử dụng đất trong canh tác nông lâm nghiệp ở vùng nguyên liệu giấy, Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp, Hà Tây.

22. Hoàng Phú Mỹ (2010), Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống giám sát và đánh giá tác động của Dự án Khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên - Dự án KfW6 ”, Luận văn thạc sỹ Lâm nghiệp, Hà Nội.

23. Marcelino Dalmacio (2012), Cẩm nang thiết lập và quản lý rừng trồng tiểu điền (Rừng trồng luân kỳ ngắn và dài các loài cây mọc nhanh).

Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp. Hà Nội.

24. Ngân hàng chính sách (2006, 2008, 2013), Cẩm nang Tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội dùng trong Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp, Hà Nội.

25. Vũ Nhâm (2002), Phương pháp đánh giá Dự án trồng rừng có tham gia, Trường Đại học lâm nghiệp.Hà Tây.

26. Nguyễn Xuân Sơn (2005), Đánh giá tác động của dự án lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An đến vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát.Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

27. Cao Danh Thịnh (1998), Thử nghiệm ứng dụng một số phương pháp định lượng có trọng số để so sánh hiệu quả kinh tế và môi trường của một

số Dự án lâm nghiệp tại khu vực phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học lâm nghiệp, Hà Tây.

28. Vũ Xuân Thôn (2011), Đánh giá nội bộ rừng trồng tiểu điền tại các tỉnh Miền Trung, tiến tới cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn FSC, Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

29. Đinh Đức Thuận (2006), Lâm nghiệp giảm nghèo và sinh kế nông thôn, Nhà xuất bản lao động và xã hội, Hà Nội

30. Đỗ Doãn Triệu (1997), Đánh giá kinh tế các dự án đầu tư trồng rừng trong cơ chế thị trường. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

31. Nguyễn Văn Tuấn (2003), Kinh tế lâm nghiệp, Bài giảng dành cho cao học Lâm nghiệp và nghiên cứu sinh, trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

32. Tổ chức nghiên cứu cao cấp về phát triển quốc tế (2001) Giám sát và đánh giá dựa trên phương pháp PCM, Hà Nội.

Tài liệu Nước ngoài

33. DFID (Department For International Development) Sustainable livelihoods Guidance Sheets - Section 2.

34. John Boulmetis, Phyllis Dutwin (2000) - The ABCs of evaluation - Jossey Bass publisher - San Francisco.

35. Joachim Theis and Heather. M. Grady (1991), Participatory Rapid appraisal of community development, Result Report, FAO Oganization of the United nation.

36. J. Price Gittinger (1982), Economic analysis of Agricultural Projects.

Economic development Institute.

37. Per - H. Stahl, Heine Krekula (1990), đánh giá hiệu quả kinh tế cho hoạt động kinh doanh rừng Bạch đàn trồng làm nguyên liệu giấy tại khu công nghiệp giấy Bãi Bằng - Phú Thọ. Trung tâm Thông tin Bộ NN&PTNT, Hà Nội.

38. Gesellschat fur Agrarprojekte M.B.H (1994), Feasibility study on afforestation in Lang Son and Bac Giang.

39. Katherine Warnerm, Auguctamolnar, john B. Raintree (1989 - 1991), Community forestry sifting cultivators Socio economic attributes of tress and tree planting practice, Food and Agriculture organization of the united nation.

40. L. Therse Barker, The Practice of sociologi research, (1995), L. Therse Barker, The Practice of sociologi research. New york, 1995.

41. Lyn Squyre, herman G. Vander Tak (1989), Economic acalysis of projects, New York.

42. Renard R. (2004), Do the Millennium Development Goals provide a sensible focus for European development cooperation? Paper presented at the conference European development cooperation: towards policy renewal and a new commitment’, 27-28 September 2004, The Hague, the Netherlands. Antwerp: University of Antwerp.

43. World Bank (2008), Implementation Completion Report, Coastal Wetland Protection and Development Project, Hà Nội.

44. World Bank (2015), Implementation Completion Report, forest sector development project, Hà Nội.

45. http://3.vndic.net/oxford-en_vi.html

46. http://www.world.org/vi/country/vietnam.

47. http://www.mpi.gov.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 104 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)