Thực trạng tài nguyên rừng tỉnh Quảng Ngãi và khu vực nghiên cứu32 2.2. Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 41 - 44)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn Huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi

2.1.3. Thực trạng tài nguyên rừng tỉnh Quảng Ngãi và khu vực nghiên cứu32 2.2. Phương pháp nghiên cứu

Quảng Ngãi là tỉnh thuộc vùng Nam Trung bộ của Việt Nam, với tổng diện tích tự nhiên 515.268,62 ha, đất lâm nghiệp là 303.117,21 ha chiếm khoảng 59% diện tích. Theo số liệu công bố hiện trạng rừng của tỉnh, tổng diện tích rừng của tỉnh năm 2013 là 277.859,56 ha, trong đó rừng tự nhiên phòng hộ là 109.878,49 ha, rừng trồng 166.052,04 ha, độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh khoảng 48,25% và đất ngoài 3 loại rừng (có rừng nhưng không thuộc đất lâm nghiệp: an ninh quốc phòng, bãi chăn thả, quy hoạch khác...) là 37.712,78 ha, chiếm 13,57%, cụ thể tại bảng 2.2.

Bảng 2.2. Diện tích rừng phân theo trạng thái và chức năng

TT Loại rừng Tổng cộng Thuộc 3 loại rừng Ngoài 3 loại

rừng Cộng Phòng hộ Sản xuất

I Rừng tự nhiên 109.878,49 109.053,37 87.254,46 21.798,91 825,12 1 Rừng gỗ 108.843,57 08.159,14 86.595,80 21.563,34 684,43

- Rừng giàu 13.659,00 13.659,00 9.385,00 4.274,00

- Rừng trung bình 19.543,00 19.543,00 18.850,00 693,00

- Rừng ngèo 24.288,70 24.288,70 16.911,70 7.377,00

- Rừng phục hồi 52.387,79 51.562,67 42.107,76 9.454,91 684,43

2 Rừng tre nứa 1.012,76 872,07 636,50 235,57 140,69

3 Hỗn giao gỗ + Tre nứa 22,16 22,16 22,16 - -

4 Rừng ngập mặn, phèn - - - - -

II Rừng trồng (RT) 166.052,04 130.547,25 4.098,77 106.448,48 35.504,79 1 RT có trữ lượng 99.175,05 80.836,76 19.047,12 61.789,64 18.338,29 2 RT chưa có trữ lượng 66.814,94 49.648,44 4.989,60 44.658,84 17.166,5 3 RT là tre luồng 8,51 8,51 8,51 - -

4 RT là cây ngập mặn, phèn 53,54 53,54 53,54 - -

III RT cây công nghiệp và

đặc sản 1.929,03 546,16 17,41 528,75 1.382,87

1 RT cây Cao su 1.104,07 74,95 - 74,95 1029,12

2 RT cây đặc sản 824,96 471,21 17,41 453,80 353,75 Tổng cộng 277.859,56 240.146,78 111.370,64 128.776,14 37.712,78

(Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ngãi)

2.1.3.2 Cơ cấu diện tích rừng tại huyện Mộ Đức

Theo số liệu cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp đến 31/12/2013 diện tích rừng của toàn huyện là 21.388,82 ha, hiện trạng rừng như sau:

Bảng 2.3 Hiện trạng rừng huyện Mộ Đức phân theo chức năng

Loại rừng

Diện tích (ha)

Phân theo chức năng Rừng đặc

dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Rừng trồng 6.465,83 0 0 6.465,83

Rừng tự nhiên 1.196,53 0 1.196,53 0

Đất trống quy hoạch

phát triển Lâm nghiệp 1.196,53 - - 1.196,53

Tổng cộng 7.662,36 0 1.196,53 6.465,83

Nguồn: QĐ-UBND về việc công bố hiện trạng rừng Quảng Ngãi Rừng trồng: Với diện tích 6.465,83 ha, chiếm 30,2% tổng diện tích tự nhiên, rừng trồng chủ yếu được trồng theo các dự án Việt - Đức, dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp - WB3..., ngoài ra một số tổ chức, cá nhân trồng theo vốn tự có. Các loài cây trồng chủ yếu là Sao đen, Lim xanh, keo các loại.

Từ kết quả này ta thấy rằng, tiềm năng rừng trồng trên địa bàn là nguồn thu nhập lớn đối với đời sống của cộng đồng dân cư thôn, bản.

- Rừng tự nhiên: Với diện tích 1.196,53ha, chiếm 5,5% tổng diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên trên địa bàn huyện bao gồm các trạng thái rừng IIIa1, IIIa2, IIIa3, IIb, IIa, đều thuộc kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, ở độ cao 500m.

- Rừng tự nhiên ở huyện Mộ Đức đã chịu nhiều tác động của việc chặt phá khai thác trái phép, cấu trúc rừng thay đổi, chất lượng rừng bị giảm sút và đuợc phân bố chủ yếu trên 23 tiểu khu, phần lớn là rừng phòng hộ do ban quản lý rừng phòng hộ các huyện trong tỉnh tham gia quản lý và bảo vệ.

2.1.3.3 Đặc điểm tài nguyên thực vật rừng huyện Mộ Đức Tài nguyên thực vật rừng

Thực vật rừng ở Mộ Đức tới 560 loài (trong đó có 26 loài quý hiếm) thuộc 415 chi, 140 họ. Trong đó Quyết thực vật có 33 loài thuộc 24 chi, 15 họ; thực vật hạt trần có 10 loài thuộc 6 chi, 5 họ; thực vật hạt kín 2 lá mầm có 428 loài thuộc 319 chi, 98 họ; thực vật hạt kín 1 lá mầm có 89 loài thuộc 66 chi, 22 họ;

Nhìn chung, khu hệ thực vật Mộ Đức thể hiện được tính đa dạng loài và tính pha trộn cao. Các loài cây gỗ thường gặp như Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum), Huỷnh (Tarriettia javanica), Trường vải (Paranephelium spirei), Sao Hải nam (Hopea hainanensis)... và xuất hiện một số loài quý hiếm và có giá trị kinh tế như: Hồng tùng (Dacrydium elatum), Bạch tùng (Dacrydium imbricatum), Huỳnh đàn đỏ/Sưa (Dalbergia tonkenensis), Chò đen (Parashorea stellata), Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Gụ lau (Sindora tonkinensis)...

Trên địa bàn tỉnh hiện có có 4 luồng thực vật chủ yếu cùng tồn tại:

- Luồng thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa, gồm các loài tiêu biểu thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Ngọc Lan (Magnoliaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Đậu (Fabaceae).

- Luồng thực vật phí Tây bắc xuống gồm các yếu tố ôn đới Vân Nam - Quí Châu và chân dãy núi Hymalaya, tiêu biểu là các loài cây hạt trần như Pơmu (Fokienia hodginsii), thuộc họ Hoàng đàn (Cupressacae) và các loài thực vật hạt trần khác như Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum)...

- Luồng thực vật từ phía Tây và phía Tây Nam di chuyển tới, mang yếu tố của vùng khô hạn Ấn Độ - Miến Điện, tiêu biểu là các loài cây rụng lá theo mùa như Săng lẻ (Lagerstoemia tomentosa), Thung (Tetrameles nudiflora)...

- Luồng thực vật phía Nam di cư lên mang yếu tố khu hệ Malaysia- Indonesia, tiêu biểu là các loài Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Dầu lông

(Dipterocarpus liposus), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri) thuộc họ Dầu (Dipsterocapaceae),…

Lâm sản ngoài gỗ

Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) ở Mộ Đức được phân chia thành các nhóm như sau (dựa theo quy định phân loại lâm đặc sản của Tổ chức Lương thực thế giới và của Việt Nam):

- Nhóm LSNG cung cấp các sản phẩm nhựa, dầu, quả hạt như: Dó Trầm (Dó Bầu, Trầm Hương), Quế, Dầu rái, Cao su, Trám Trắng, Trám Hồng, Ươi...

- Nhóm LSNG cung cấp để làm hàng thủ công mỹ nghệ: Tre, nứa, song mây các loại, lá nón, đót...

- Nhóm LSNG làm thuốc: Quế, Sa nhân, Vàng đắng, Thiên niên kiện, Bổ cốt toái,... mật ong.

- Nhóm LSNG có các công dụng khác như cung cấp thực phẩm, sinh vật cảnh: bao gồm các loài thú móng guốc, các loài bò sát, các loài cá nước ngọt, rùa các loại, các loài chim cảnh, cây cảnh...

Nhìn chung lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn rất phong phú, đa dạng về thành phần loài, công dụng sử dụng,.. nhưng do không được điều tra đánh giá tỷ mỹ, không phân vùng quy hoạch khai thác và phân vùng bảo vệ nên tình trạng khai thác quá mức, một số loài có nguy cơ suy giảm về thành phần loài và cá thể, đặc biệt trong những năm gần đây nạn khai thác, thu mua các loài cây có giá trị về sinh vật cảnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động ban đầu của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)