DỰ BÁO TÌNH HÌNH XÂY DỰNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xâu dựng và thương mại 3 2 (Trang 83 - 85)

Năm 2011 là năm rất khó khăn với các DN xây dựng và kinh doanh BĐS do những ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường BĐS và các chính sách thắt chặt đầu tư

công, lãi suất ngân hàng tăng cao. Tuy nhiên, đến thời điểm này nhiều DN vẫn nỗ

lực tăng tốc, triển khai các giải pháp nhằm hoàn thành mục tiêu kế hoạch, nhất là

đối với những công trình trọng điểm.

Năm 2011 được xem là một năm đầy “sóng gió” trên thị trường BĐS với những bước đi dè dặt của các doanh nghiệp nhà đầu tư. Trải qua một năm khá ảm

đạm, với chỉ thị số 2196/CT-TTg 06 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ

về một số giải pháp tăng cường thị trường bất động sản đã nhóm lên niềm lạc quan tạo nên bước ngoặt trong năm 2012.

Tuy nhiên nhìn nhận từ những bước đi thực tế của thị trường BĐS trong một năm qua, nhiều chuyên gia trong ngành dự báo thị trường sẽ còn nhiều khó khăn, và thách thức.

Theo nhiều DN xây dựng, năm 2012 các khó khăn đối với DN vẫn còn, đặc biệt là đối với một số DN kinh doanh trong lĩnh vực BĐS. Vì vậy năm 2012, để trụ

vững và phát triển các DN phải đặt ra vấn đề tái cơ cấu lại một số lĩnh vực để kinh doanh hợp lý, không đầu tư dàn trải gây khó khăn cho tình hình SXKD; đồng thời xác định rõ lĩnh vực kinh doanh, dự tính chi phí và doanh thu, dự báo các rủi ro và có giải pháp đểđạt được mục tiêu đề ra.

Năm 2012 với những giải pháp kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô và

nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực BĐS vốn đã phải trải qua một năm đầy biến động.

Chính vì vậy năm 2012 sẽ vẫn còn nhiều những khó khăn và mục tiêu của Chính phủ phải có một lộ trình để giảm lãi suất cho vay phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát đi đôi với phát triển kinh tế. Từđó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động dự báo đối phó với thách thức tranh thủ những cơ hội để phát triển.

Nhu cầu thực tế về tình hình xây dựng trong năm 2012 về giá các loại vật liệu xây dựng cơ bản như thép, xi măng… và giá các loại vật liệu hoàn thiện không có sự thay đổi đáng kể khi tình hình kiềm chế lạm phát có những chuyển biến tích cực vào cuối năm 2011. Tuy nhiên, tổng giá thành xây dựng dự kiến biến động trong năm 2012 như thế nào vẫn là một thông tin vô cùng hữu ích cho tất cả khách hàng

để có thể hoạch định một chiến lược giá thành phù hợp khi quyết định xây nhà trong năm 2012.

Mặc dù giá vật liệu xây dựng thời gian gần đây đã ổn định, nhưng theo nhận

định của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, tình hình xây dựng các công trình nhà dân dụng, các dự án địa phương vẫn tiếp tục trầm lắng trong vài tháng tới.

Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho biết tình hình xây dựng trong các tháng tới dự báo sẽ tiếp tục trầm lắng bởi tác động từ

chính sách cắt giảm đầu tư công, thắt chặt tín dụng của các ngân hàng và lãi suất cho vay cao.

“Khi nền kinh tế gặp khó khăn, đầu tư công giảm đi, thị trường bất động sản suy thoái. Những đối tượng khách hàng lớn nhất của thị trường xây dựng gặp khó khăn, hiển nhiên thị trường sẽ bị giảm sút, thu hẹp lại trong thời gian tới”, ông Liêm cho hay.

để tạo công ăn việc làm, kích thích tiêu thụ trên thị trường vật liệu xây dựng như

sắt thép, xi măng để tránh tác động đến các ngành khác vì năng lực lôi cuốn thị

trường của ngành xây dựng tương đối lớn. Ngoài ra, thị trường bất động sản được

đánh giá là hàn thử biểu của nến kinh tế cũng cần được xem xét nới lỏng chính sách tín dụng cho những phân khúc dự án bất động sản đang có nhu cầu lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xâu dựng và thương mại 3 2 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)