* Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lí bao gồm luật, các văn bản dưới luật,... Mọi qui định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và HQKD của các DN. Vì môi trường pháp lí tạo ra ''sân chơi'' để các DN cùng tham gia KD, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lí lành mạnh là rất quan trọng. Một môi trường pháp lí lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các DN tiến hành thuận lợi các hoạt động KD của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt
động kinh tế vi mô theo hướng không chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội. Môi trường pháp lí đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình DN sẽđiều chỉnh các DN hoạt
động KD, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh; mỗi DN buộc phải chú ý phát triển các nhân tố nội lực, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học QT tiên tiến để tận dụng được các cơ hội bên ngoài nhằm phát triển KD của mình, tránh những đổ vỡ không cần thiết, có hại cho xã hội.
DN có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi qui định của pháp luật; KD trên thị trường quốc tế DN phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt động của mình trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước đó.
Tính nghiêm minh của luật pháp thề hiện trong môi trường KD thực tếở
mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến kết quả và HQKD của mỗi DN. Sẽ
chỉ có kết quả và hiệu quả tích cực nếu môi trường KD mà mỗi thành viên
đều tuân thủ pháp luật. Nếu ngược lại, nhiều DN sẽ lao vào con đường làm ăn bất chính, trốn lậu thuế, sản xuất hàng giả, hàng nhái cũng như gian lận thương mại, vi phạm pháp lệnh môi trường,... làm cho môi trường KD không còn lành mạnh.
Trong môi trường này, nhiều khi kết quả và HQKD không do các yếu tố
nội lực từng DN quyết định dẫn đến những thiệt hại rất lớn về kinh tế và làm xói mòn đạo đức xã hội.
* Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến HQKD của từng DN. Trước hết, phải kểđến các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu,... Các chính sách kinh tế vĩ mô này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể do đó tác động trực tiếp đến kết quả và HQKD của các DN thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định.
Việc tạo ra môi trường KD lành mạnh, các cơ quan quản lý Nhà nước làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư, không để ngành hay vùng kinh tế nào phát triển theo xu hướng cung vượt cầu; việc thực hiện tốt sự hạn chế phát triển độc quyền, kiểm soát độc quyền, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng; việc quản lý tốt các DNNN, không tạo ra sự khác biệt đối xử giữa DNNN và các loại hình DN khác; việc xử lý tốt các mối quan hệ kinh tếđối ngoại, quan hệ tỉ giá hối đoái; việc đưa ra các chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế và đảm bảo tính công bằng;... đều là
những vấn đề hết sức quan trọng, tác động rất mạnh mẽ đến kết quả và HQKD của các DN có liên quan.
* Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước,... cũng như sự phát triển của giáo dục và đào tạo,... đều là những nhân tố tác động mạnh mẽđến HQKD của DN. DN KD ở
khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, dân cưđông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm CPKD,... và do đó nâng cao HQKD của mình. Ngược lại, ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém, không thuận lợi cho mọi hoạt
động như vận chuyển, mua bán hàng hoá,... các DN hoạt động với HQKD không cao. Thậm chí có nhiều vùng mặc dù sản phẩm làm ra rất có giá trị
nhưng không có hệ thống giao thông thuận lợi nên vẫn không thể tiêu thụ được và do đó HQKD vẫn thấp.
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 3-2