Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xâu dựng và thương mại 3 2 (Trang 44 - 62)

những năm gần đây

Qua bảng 2.2 và sơ đồ 2.1 về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2010 và 2011 ta thấy, doanh thu thuần của Công ty năm 2010 50,090,838,889 đồng, sang năm 2011 đạt 58,848,850,476 đồng tăng hơn so với năm 2010 là 8,758,011,587 đồng tương ứng tăng với tỷ lệ là 17.5%. Trong khi đó, giá vốn hàng bán năm 2010 đạt 44,828,587,053 đồng, năm 2011 là 51,948,349,805 đồng, tăng hơn 7,119,762,752 đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ là 15.9%. Điều này cho thấy, doanh thu thuần từ bán hàng có tỷ lệ tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán trong 2 năm trở

lại đây. Chứng tỏ doanh nghiệp đã tìm được những đối tác cung cấp nguyên vật liệu với giá tiết kiệm hơn so với những năm trước.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần đầu tư xây dựng thương mại 3-2

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN ĐỘI KỸ THUẬT ĐỘI THI CÔNG

ĐỘI CƠ GIỚI ĐỘI THƯƠNG

MẠI THỊ TRƯỜNG BÁN HÀNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHÒNG KINH TẾ KẾ HOẠCH DỰ ÁN PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ PHÒNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT

Đó là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận gộp của công ty trong 2 năm tăng 1,638,248,835 đồng tương ứng với tỷ lệ là 31.1% của năm 2011 so với năm 2010. Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm đáng kể

trong 2 năm, Cụ thể, năm 2010 doanh thu hoạt động tài chính là 50,784,742

đồng, năm 2011 chỉ đạt 27,721,159 đồng, giảm 23,063,583 đồng tương ứng với tỷ lệ là 45.4% so với năm 2010. Chi phí hoạt động tài chính có giảm trong 2 năm nhưng với mức giảm thấp hơn so với mức giảm của doanh thu. Vì vậy, lợi nhuận của hoạt động tài chính theo đó cũng giảm. Nhìn vào số liệu ta thấy, chi phí từ hoạt động tài chính chủ yếu là do vay lãi ngân hàng. Năm 2011 chi phí lãi vay có giảm đi so với năm 2010 là do công ty đã chủ động hơn trong nguồn vốn của mình, giảm thiểu tỷ lệ vay ngân hàng làm chi phí tài chính giảm. Chi phí bán hàng của năm 2010 là 879,645,900 đồng, của năm 2011 là 1,156,928,840 đồng tăng 277,282,940 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 31.5% so với năm 2011. Đây là khoản chi phí tăng với tỷ lệ nhanh nhất của công ty, cho thấy trong năm 2011 công ty đã phải bỏ ra thêm một khoản chi phí lớn để phục vụ cho việc tìm kiếm các dự án và đầu tư thương mại. Cùng với đó là sự gia tăng về chi phí quản lý doanh nghiệp, tuy không có tỷ lệ tăng cao như chi phí bán hàng và giữở mức tăng là 16.9% so với năm 2010.

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2010-2011

( Đơn v tính: Đồng)

Chênh lệch

Chỉ tiêu 2010 2011

Tuyệt đối Tỷ lệ (%)

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 1 50,090,838,889 58,848,850,476 8,758,011,587 17.5 2.Các khoản làm giảm trừ doanh

thu 2 - - -

3. Doanh thu thuần về bán hàng và

CCDV(10=01-02) 10 50,090,838,889 58,848,850,476 8,758,011,587 17.5 4. Giá vốn hàng bán 11 44,828,587,053 51,948,349,805 7,119,762,752 15.9 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và

CCDV (20=10-11) 20 5,262,251,836 6,900,500,671 1,638,248,835 31.1 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 50,784,742 27,721,159 (23,063,583) -45.4 7. Chi phí hoạt động tài chính 22 601,206,981 434,464,638 (166,742,343) -27.7 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 601,206,981 434,464,638 (166,742,343) -27.7 8. Chi phí bán hàng 24 879,645,900 1,156,928,840 277,282,940 31.5 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 656,728,333 767,798,051 111,069,718 16.9 10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh (30=20+(21-22)-(24+25) 30 3,175,455,364 4,569,030,301 1,393,574,937 43.9 11. Thu nhập khác 31 2,857,100 - (2,857,100) -100.0

12. Chi phí khác 32 - -

13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 2,857,100 - (2,857,100) -100.0 14. Tổng lợi nhuận trước thuế

(50=30+40) 50 3,178,312,464 4,569,030,301 1,390,717,837 43.8 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 794,578,116 1,142,257,575 347,679,459 43.8 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN

(60=50-51-52) 60 2,383,734,348 3,426,772,725 1,043,038,377 43.8

Biểu đồ 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010-2011

Năm 2010 lợi nhuận đạt 3,175,455,364 đồng, năm 2011 đạt 4,569,030,301 đồng, tăng 1,393,574,937 đồng tương ứng với tỷ lệ là 43.9% so với năm 2010. Năm 2010 thu nhập khác của công ty đạt 2,857,100 đồng, tuy nhiên năm 2011 công ty không có thêm khoản thu nhập khác dẫn tới lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2011so với năm 2010 có tỷ lệ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Kết quả đạt

được là năm 2010 có lợi nhuận sau thuế đạt 2,383,734,348 đồng, năm 2011

đạt 3,426,772,725 đồng tăng 1,043,038,377 đồng tương ứng với tỷ lệ là 43.8%. Kết quả này cho thấy, tuy năm 2011 thị trường bất động sản gặp nhiều rủi ro nhưng công ty vẫn có những chiến lược cạnh tranh hiệu quả để đứng vững trên thị trường và đạt được mức lợi nhuận tăng đều so với năm trước.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI

3-2

Bng 2.2. Cơ cu ngun vn và tài sn ca công ty 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Chênh lch (%) Ch tiêu S tin (đồng) TT (%) S tin (đồng) TT (%) S tin (đồng) TT (%) 2010 /2009 2011 /2010 Tng tài sn 30,857,498,580 100 32,922,594,194 100.00 46,969,423,405 100 6.69 42.67 A.Tài sản ngắn hạn 21,106,529,029 68.4 23,187,787,938 70.43 37,578,941,848 80 9.86 62.06 B.Tài sản dài hạn 9,750,969,551 31.6 9,743,806,256 29.60 9,390,481,557 20 -0.07 (3.63) Tng ngun vn 30,857,498,580 100 32,922,594,194 100.00 46,969,423,405 100 6.69 42.67 A. Nợ phải trả 10,818,639,002 35.1 12,384,743,301 37.62 19,077,547,221 40.6 14.48 54.04 B. Vốn chủ sở hữu 20,038,859,578 64.9 20,537,850,893 62.38 27,891,876,184 59.4 2.49 35.81

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cần có vốn, nhưng tùy vào đặc điểm kinh doanh của ngành và của từng ngành lại có quy mô, kết cấu vốn và tài sản khác nhau. Cơ cấu vốn và tài sản hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí sử dụng vốn, tăng hệ số sinh lời của chủ sở hữu.

Qua số liệu bảng 2.2 và biểu đồ cơ cấu tài sản, ta thấy tổng tài sản qua 3 năm 2009, 2010 và 2011 tăng dần. Cuối năm 2009 tổng tài sản là

30,857,498,580 đồng, cuối năm 2010 tổng tài sản là 32,922,594,194 đồng tăng 6.69% so với năm 2009, sang năm 2011, tổng tài sản là 46,969,423,405

đồng, tăng 42.67 % so với năm 2010. Xét về cơ cấu, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tài sản dài hạn là do đặc trưng của công ty là thầu xây dựng các dự án. Vì vậy với mỗi một dự án thì cần mua nguyên vật liệu xây dựng và các chi phí phát sinh khác nhau trong quá trình triển khai dự án, nó

đều thuộc về tài sản lưu động. Còn các tài sản cốđịnh bao gồm các máy móc thiết bị xây dựng, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. Tài sản ngắn hạn cuối năm 2009 là 21,106,529,029 đồng, cuối năm 2010 là 23,187,787,938 đồng chiếm 70.43% so với tổng tài sản tăng 9.86% so với năm 2009. Tài săn ngắn hạn cuối năm 2011 là 37,578,941,848 đồng chiếm 80.01% so với tổng tài sản và tăng 14,391,153,910 đồng tương ứng tăng 60.06% so với năm 2010. Trong khi đó tài sản dài hạn cuối năm 2010 là 9,743,806,256 đồng chiếm 29,6% tổng tài sản, giảm 0.07% so với năm 2009. Cuối năm 2011 tài sản dài hạn là 9,390,481,557 đồng chiếm 19,9% tổng tài sản, giảm 353,324,699 đồng so với năm 2010 và tương ứng tăng 3.63%. Từ số liệu ta thấy trong năm 2011 công ty giảm đầu tư mua sắm máy móc thiết bị kỹ thuật trong đó tăng thuê, mua máy móc nguyên vật liệu để tăng hiệu quả lao động cho công nhân cũng như

Về cơ cấu nguồn vốn của công ty, nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2009, 2010 và năm 2011 tăng tương ứng với tỷ lệ tăng của tài sản. Cuối năm 2009 nợ phải trả của công ty là 10,818,639,002 đồng, năm 2010 nợ phải trả của công ty là 12,384,743,301 đồng chiếm 37.62% tổng nguồn vốn và tăng 14.48% so với năm 2009, sang năm 2011 nợ phải trả là 19,077,547,221đồng chiếm 40.62% tổng nguồn vốn, tăng 6,692,803,920 đồng so với năm 2010 và tương ứng tăng 54.04%. Nhận thấy nợ phải trả của năm 2011 có xu hướng tăng hơn so với năm 2010 là do cơn bão khủng hoảng kinh tế đặc biệt là thị

trường bất động sản đóng băng, dẫn đến một số công trình đã hoàn thành nhưng chưa thu hồi hết vốn hoặc một số dự án phải ngừng thi công vì chưa có ngân sách giải ngân của phía đối tác. Đối với vốn chủ sở hữu, cuối năm 2009 là 20,038,859,578 đồng, năm 2010 là 20,537,850,893 đồng chiếm 62.38% tổng nguồn vốn tăng 2049% so với năm 2009. Sang năm 2011 vốn chủ sở hữu của công ty là 27,891,876,184 đồng chiếm 59.38% so với tổng nguồn vốn, tăng 7,354,025,291 đồng và tương ứng là 35.81% so với năm 2010. Ta thấy vốn chủ sở hữu của công ty giảm, cơ cấu nguồn vốn lệch nhiều về phía nguồn vốn vay ngân hàng khiến công ty mất một khoản chi phí sử dụng vốn cao và thiếu tự chủ về mặt tài chính. Từ đó công ty dễ gặp rủi ro tài chính hơn. Cụ thể, luận văn đi sâu nghiên cứu cơ cấu vốn và tài sản của công ty trong 3 năm gần

đây như sau:

2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty

2.2.2.1. Cơ cu ngun vn ch s hu

Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng trưởng đều và không có sự biến động bất thường nào xảy ra. Cụ thể năm 2009 nguồn vốn, quỹ chiếm 90.5% tổng nguồn vốn CSH, sang năm 2010 chiếm 92.5% vốn CSH và năm 2011 tăng lên

chiếm 93.8% vốn CSH. Với sự tăng trưởng của vốn tự có đã giúp công ty tham gia đấu thầu nhiều công trình lớn, tăng khả năng cạnh tranh và cũng tạo

điều kiện tốt để đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng khi công ty huy

động vốn tín dụng. Đồng thời giúp hiệu quả kinh doanh của công ty luôn

được tăng trưởng, tránh gặp rủi ro trong nền kinh tếđang biến động như hiện nay. quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính từ đó cũng được quan tâm và tăng đều qua các năm. Năm 2009 quỹđầu tư phát triển là 362,703,358

đồng, năm 2010 chiếm 569,925,362 đồng và năm 2011 chiếm 811,039,976

đồng. quỹ dự phòng tài chính năm 2009 chiếm 544,055,038 đồng, năm 2010 chiếm 664,912,923 đồng và năm 2011 chiếm 837,202,556 đồng.

2.2.2.2. Cơ cu n phi tr

Vốn CSH luôn luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Tuy nhiên, một phần không nhỏ trong tổng nguồn vốn chính là nợ phải trả. Như phân tích ở trên, nợ phải trả của công ty trong 3 năm 2009, 2010 và năm 2011 có xu hướng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ quan một phần là do nền kinh tế thị trường có nhiều biến động và rủi ro, dẫn đến nợ phải trả tăng. Tuy nhiên để nghiên cứu sâu hơn vấn đề này, dựa vào bảng 2.3 ta thấy: nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng đều qua các năm trong tổng nợ phải trả

của công ty. Năm 2009 là 7,410,767,716 đồng chiếm 68.5% nợ phải trả. Năm 2010 là 8,731,244,027 đồng chiếm 70.5% nợ phải trả và năm 2011 là 13,831,221,735 đồng, chiếm 72.5% nợ phải trả. Chủ yếu là do các khoản vay ngắn hạn, nợ đến hạn, phải trả công nhân viên tạo nên. Song khoản nợ này tăng nhanh trong năm 2010 và 2011 do đây là giai đoạn kinh tếđất nước cũng như kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng suy thoái, chính phủ rà soát cà thắt chặt đầu tư, một số dự án công ty tham gia thi công không có vốn giải ngân. Trong giai đoạn đó, mặc dù hết sức khó khăn song để giữ uy tín cũng

như thương hiệu của mình đồng thời chia sẻ khó khăn cùng với đối tác, công ty đã phải huy động nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng để thanh toán chi phí đầu vào nhằm đảm bảo tính liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh,

đáp ứng nhu cầu về mặt tiến độ mà chủđầu tưđưa ra. Đối với vay dài hạn chủ

yếu là các khoản vay và nợ dài hạn của công ty, các khoản vay này cũng tăng

đều qua các năm, năm 2009 là 3,407,871,286 đồng, năm 2010 là 3,653,499,274 đồng, tăng 7.21% so với năm 2009, năm 2011 chiếm 5,246,325,486 đồng tăng 43.6% so với năm 2010. Điều này cho thấy, tuy vốn CSH có tăng nhưng nhu cầu vay tín dụng dài hạn của công ty vẫn không giảm mà còn có nhu cầu ngày càng cao.

Nợ phải trả tăng lên trong 2 năm gần đây khiến công ty gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực tài chính, đây là vấn đề cấp thiết cần phải có biện pháp khắc phục.

2.2.3. Cơ cấu tổng tài sản của công ty

Từ bảng 2.4 ta thấy cụ thể nội dun tài sản của công ty trong 3 năm vừa qua. Theo bảng tổng kết tài sản cho ta thấy năm 2011 công ty mở rộng quy mô sản xuất đồng thời nâng cao năng lực thiết bị công nghệđể tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả thi công của các công trình. để đánh giá chính xác về

thực trạng tài sản của công ty ta đi phân tích cụ thể từng chỉ tiêu tài sản như

sau:

2.2.3.1. Tin và các khon tương đương tin

Trong mỗi doanh nghiệp tiền và các khoản tương đương tiền có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nó giúp cho công ty thanh toán ngay những khoản chi cần thiết và cũng tận dụng được

Bảng 2.3. Nội dung nguồn vốn từ năm 2009-2011 Đơn v: đồng Nguồn vốn 2009 2010 2011 A. NỢ PHẢI TRẢ 10,818,639,002 12,384,743,301 19,077,547,221 I. Nợ ngắn hạn 7,410,767,716 8,731,244,027 13,831,221,735 1.Vay ngắn hạn 2,979,128,622 3,684,584,979 6,251,712,224 2.Nợ ngắn hạn đến hạn trả 1,882,335,000 2,043,111,102 3,098,193,669 3. Phải trả người bán 704,022,933 742,155,742 1,161,822,626 4. Người mua trả tiền trước 644,736,791 846,930,671 1,120,328,961 5. Thuế và các khoản nộp NN 31,866,301 28,813,105 59,474,253 6. Phải trả công nhân viên 1,007,864,409 1,100,136,747 1,701,240,273 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 108,197,209 136,207,407 257,260,724 8.Khoản phải trả phải nộp khác 52,616,451 149,304,273 181,189,005

II. Vay dài hạn 3,407,871,286 3,653,499,274 5,246,325,486

1.Vay dài hạn 1,935,670,890 2,075,187,588 2,979,912,876 2. Nợ dài hạn 1,472,200,395 1,578,311,686 2,266,412,610

III. Nợ khác - - -

B. NGUỒN VỐN CSH 20,038,859,578 20,537,850,893 27,891,876,184 I. Nguồn vốn, quỹ 18,135,167,918 18,997,512,076 26,162,579,861

1.Nguồn vốn kinh doanh 15,578,109,242 15,634,952,439 21,453,315,486 2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 816,082,556 1,044,863,164 1,517,429,632

3. Chênh lệch tỷ giá - - -

4.Quỹđầu tư phát triển 362,703,358 569,925,362 811,039,976 5. Quỹ dự phòng tài chính 544,055,038 664,912,923 837,202,556 6. Lợi nhuận chưa phân phối 834,217,724 1,082,858,188 1,543,592,212

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 1,903,691,660 1,540,338,817 1,729,296,323

1.Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc

làm - - -

2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 1,903,691,660 1,540,338,817 1,729,296,323

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 30,857,498,580 32,922,594,194 46,969,423,405

những cơ hội tốt trong việc mua các yếu tốđầu vào, đồng thời giúp chủ động hơn trong kinh doanh. Ở công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại 3-2 kế hoạch tiền các khoản tương đương tiền được theo dõi hàng ngày nhằm cân

đối hợp lý khoản này. hầu hết tiền thu được từ khách hàng đều chuyển về tài khoản của công ty sau đó công ty sẽ cân đối tài khoản để trả nợ cho các tổ

chức tín dụng và khách hàng. Nên có thể nói tiền của công ty luôn vận động và sử dụng hiệu quả.

2.2.3.2. Các khon phi thu ngn hn

Khoản phải thu ngắn hạn của công ty năm 2009 là 1,271,511,999 đồng chiếm 6.02% tổng tài sản ngắn hạn, năm 2010 là 1,385,417,038 đồng chiếm 5.97% tổng tài sản ngắn hạn và năm 2011 là 3,058,525,719 đồng chiếm 8.14% so với tổng tài sản ngắn hạn. Trong đó, phải thu của khách hàng chiếm tỷ lệ lớn và liên tục tăng từ 14% đến 25% tổng tài sản ngắn hạn (năm 2009 chiếm 3,149,993,083 đồng tức 14.92% tổng tài sản ngắn hạn, năm 2010 là

3,059,261,500 đồng chiếm 13.19% tổng tài sản ngắn hạn và năm 2011 tăng cao là 9,209,998,426 đồng chiếm 24.51% tổng tài sản ngắn hạn), việc gia tăng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xâu dựng và thương mại 3 2 (Trang 44 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)