Bộ máy tổ chức quản lý trong công ty có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, xuất phát từ thực tế tổ chức xắp xếp bộ máy quản lý hợp lý thì mới có thể chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ và đơn giản theo nguyên tắc khép kín không có các phòng ban trung gian theo mô hình trực tuyến. Vì vậy, thông tin luôn kịp thời, chính xác, góp phần cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như sau: - Hội đồng quản trị
- Tổng giám đốc điều hành - Ban kiểm soát
Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý của công ty
-Hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ
những thẩm quyền thuộc vềĐại hội đồng cổđông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác.
-Công ty có Ban kiểm soát và Ban kiểm soát sẽ có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 123 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ này.
Chức năng nhiệm vụ của cơ cấu tổ chức
Công ty đã không ngừng đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của mình: phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức lao động, phòng kinh tế kế hoạch dự án, phòng kỹ thuật công nghê, phòng kinh doanh thương mại và các đội thi công, đội kỹ thuật, đội cơ giới, phòng thương mại thị trường bán hàng.
Ban giám đốc
-1 Giám đốc phụ trách chung
-1 Phó giám đốc phụ trách tài chính -1 Phó giám đốc kỹ thuật chất lượng -1 Phó giám đốc kế hoạch
Giám đốc: Là người đại diện hợp pháp của công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật. Điều hành mọi hoạt động của Công ty.
Phó giám đốc: Là người giúp việc cho GĐ,chịu trách nhiệm trước GĐ về
các hoạt động quản lý,điều hành kinh doanh từng bộ phận của công ty.
- Có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lao động trong công ty về số lượng, trình độ
nghiệp vụ, tay nghề, làm kế hoạch tiền lương, làm công tác chếđộ, công tác đào tạo, kế hoạch mua sắm trang bị máy móc thiết bị văn phòng cho hoạt động của các phòng ban.
Phòng kinh tế- kế hoạch dự án:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và PGĐ kế hoạch, đồng thời tham mưu cho Giám đốc về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập dự
toán, tham gia đấu thầu, xây dựng các định mức chi phí, định mức giao khoán, lập dự toán cho công trình và phối hợp với phòng tài chính kế toán thanh lý các hợp đông với chủđầu tư và trình lãnh đạo phê duyệt.
Phòng kỹ thuật công nghệ:
Tính toán việc bố trí lượng máy móc, thiết bị cho các công trình, lập kế
hoạch cân đối nhu cầu máy cho việc thi công. Lựa chọn, đề xuất các phương án về mua sắm hoặc thuê máy móc thiết bị, lập kế hoạch cung ứng vật tư cho các công trình. Theo dõi, kiểm tra, đối chiếu các công tác xuất, nhập, tồn vật tư.
Phòng tài chính - kế toán:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Kế toán trưởng thực hiện các chức năng sau:
Tổ chức hạch toán các nghiệp vụ tại Công ty. Theo dõi về tình hình tài sản hiện có của Công ty và đơn vị đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về các hoạt động kinh tế cho ban lãnh đạo công ty
Tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm đưa công ty phát triển đúng hướng, đạt hiệu quả cao với chi phí thấp nhất. Tăng tích luỹ tài sản đầu tư cho công ty, thực hiện tốt nghĩa vụđối với Ngân Sách Nhà Nước.
- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong công tác định hướng kinh doanh cũng như định hướng khách hàng, trực tiếp triển khai tổ chức các hoạt động kinh doanh theo kế hoạch và mục tiêu đã đề ra.
- Lập kế hoạch,mục tiêu kinh doanh.
- Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh : mua hàng (nhập khẩu, mua trong nước) và bán hàng