công ty
Qua phân tích chi tiết về việc quản lý sử dụng VLĐ, VCĐ ta có thể thấy
được những mặt tích cực cũng như hạn chế của công ty trong 3 năm về việc sử dụng vốn kinh doanh. Tuy nhiên để đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của công ty chính xác hơn ta đi xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của công ty qua bảng 2.8.
- Số vòng quay toàn bộ VKD
Doanh thu thuần
Vòng quay toàn bộ VKD =
Vốn kinh doanh bình quân Năm 2009 là 1.41 vòng, năm 2010 là 1.52 vòng tăng 7.7% so với năm 2009, đến năm 2011 số vòng quay toàn bộ VKD là 1.25 vòng, giảm 17.7% so với năm 2010. Năm 2010 một đồng VKD tham gia hoạt động SXKD tạo ra
được 1.52 đồng doanh thu thuần, trong khi năm 2011 chỉ là 1.25 đồng. Nguyên nhân là do công ty tăng quy mô VKD nhưng doanh thu thuần lại bị
giảm. Vòng quay vốn giảm nghĩa là tốc độ thu hồi VKD của công ty giảm, việc luân chuyển vốn cũng bị ảnh hưởng, giảm hiệu quả sử dụng VKD.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ suất sinh lời của tài sản =
Giá trị tài sản bình quân
Năm 2009 là 10.44%, năm 2010 là 11.48%, tăng so với năm 2009 là 9.9%. Đến năm 2011, tỷ suất sinh lời giảm còn 10.65%, nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2011 tăng với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của VKD bình quân. Năm 2011, 100 đồng vốn kinh doanh tạo ra được 10.65
đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Chỉ tiêu này đánh giá được khả năng sinh lời của VKD mà không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của VKD.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu =
Doanh thu thuần Doanh thu của công ty trong giai đoạn 2009-2011 luôn tăng trưởng tốt. Nó chính là bằng chứng có tính thuyết phục tốt của chiến lược mở rộng quy mô, nâng cao vốn điều lệ và nó cũng thể hiện thị phần của công ty ngày càng mở rộng. Song cần phải xem xét việc tăng trưởng doanh thu có đem lại lợi nhuận cao cho công ty hay không ta phải xem xét chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010, 2011 của Công ty)
Chênh lệch
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010
1.Doanh thu thuần (đồng) 43,579,029,833 50,090,838,889 58,848,850,476 14.9 17.5 2.Chi phí lãi vay (đồng) 553,110,423 601,206,981 434,464,638 8.7 -27.7 3.Lợi nhuận trước thuế (đồng) 2,669,782,470 3,178,312,464 4,569,030,301 19.0 43.8 4.Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(đồng) 3,222,892,892 3,779,519,445 5,003,494,939 17.3 32.4
5.Lợi nhuận sau thuế (đồng) 2,002,336,852 2,383,734,348 3,426,772,725 19.0 43.8 6.VKD bình quân (đồng) 30,857,498,580 32,922,594,194 46,969,423,405 6.7 42.7 7.VCSH bình quân (đồng) 20,038,859,578 20,537,850,893 27,891,876,184 2.5 35.8 8.Vòng quay toàn bộ
VKD=(1)/(6) (vòng) 1.41 1.52 1.25 7.7 -17.7
9.Tỷ suất sinh lời của tài
sản=(4)/(6) (%) 10.44 11.48 10.65 9.9 -7.2
10.Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
thuần=(5)/(1) (%) 4.595 4.759 5.823 3.6 22.4
11.Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế/VKD (ROA)=(5)/(6) (%) 6.49 7.24 7.30 11.6 0.8
12.Tỷ suất LNST/VCSH
Biểu đồ 2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Từ bảng 2.8 cho ta thấy năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu được thực hiện thì tạo ra 4.6 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu
được thực hiện thì tạo ra được 4,76 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2011 mức lợi nhuận được tạo ra trên 100 đồng doanh thu đạt 5.82 đồng. Như vậy, năm 2011 chỉ tiêu này đã tăng tuyệt đối là 1.06 đồng và mức tăng tương đối là 22.4% so với năm 2010.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD đạt 6.49% năm 2009 và 7.24% năm 2010 tăng 11.6% so với năm 2009. Năm 2011 tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD tăng nhẹ so với năm 2010 là 7.3%. Nghĩa là một đồng VKD tham gia vào quá trình sản xuất sẽ tạo ra 0.073 đồng lợi nhuận sau thuế. Đó là do tốc
độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn tốc độ tăng của VKD bình quân. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
Vốn chủ sở hữu là một bộ phận trong cơ cấu vốn kinh doanh và là bộ
phận quan trọng nhất, nó nói lên thực lực tài chính của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu cao hay thấp có tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn chủ sở hữu nên lãnh đạo công ty đã xác định nếu muốn mở rộng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh thì một trong những việc cần làm là tăng vốn điều lệ của công ty. Năm 2009 cứ sử dụng 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân để sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 9.99 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2010 công ty bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quan thì tạo ra được 11.61 đồng lợi nhuận sau thuế và đến năm 2011 con số này là 12.29 đồng. Xét về xu hướng của lợi nhuận ta thấy năm 2010 mức tăng tương đối của chỉ tiêu này là 0.84% so với năm 2009. Năm 2011 tăng 43.8% so với năm 2010. Tuy nhiên, mục tiêu phát triển của công ty không chỉ là mức tăng lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu bình quân mà còn nhiều mục tiêu khác mang tính hiệu quả xã hội như: mức đóng góp, vào ngân sách ngày càng tăng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động cũng được tăng lên cả về số lượng và chất lượng... Đồng thời, giá trị tuyệt đối về lợi nhuận của công ty vẫn luôn tăng trưởng tốt. Song công ty cũng cần có những giải pháp hợp lý để phấn đấu chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ngày một tăng trưởng và đem lại lợi ích cho công ty cũng như tạo uy tín với nhà đầu tư và các bạn hàng.
Với kết quả đó, đã nói lên sự cố gắng nỗ lực của một tập thể lao động. Tuy nhiên, do sự tăng trưởng về quy mô, sản lượng quá nhanh nên có một số
mặt vẫn tồn tại như: thiếu nhân lực, máy móc thiết bị có những giai đoạn chưa
pháp quản lý ưu việt để tiết kiệm được chi phí, bố trí nhân lực hợp lý nhằm gia tăng sản lượng đồng thời đểđạt được lợi nhuận cao hơn.