CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Thực trạng sử dụng đất tại các CCN/HCN trên thế giới và Việt Nam
1.2.3. Thực trạng sử dụng đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở tỉnh Quảng Trị
Khu công nghiệp Nam Đông Hà được thành lập năm 2004. Đây là khu công nghiệp nằm trên địa bàn phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích đất là 98,754 ha. Tính đến năm 2016 khu công nghiệp này có 33 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư là 2.053 tỷ đồng, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 66,7 ha. Trong đó: 18 dự án đã đi vào hoạt động; 13 dự án đang triển khai xây dựng; 02 dự án đang làm thủ tục thuê đất. Tỷ lệ lấp đầy (2016): 91,78% [19].
Hình 1.1. Sơ đồ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu Công nghiệp Nam Đông Hà
Hình 1.2. Công ty dệt may Hòa Thọ thuộc khu công nghiệp Nam Đông Hà
Khu công nghiệp Quán Ngang được thành lập vào năm 2008. Đây là khu công nghiệp nằm trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích đất là 318,13 ha. Tính đến năm 2016, khu công nghiệp này có 15 dự án đăng ký đầu tư, với tổng vốn đầu tư là 3.120 tỷ đồng, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 95,219 ha.
Trong đó: 10 dự án đã đi vào hoạt động; 4 dự án đã được cấp đất và đang triển khai xây dựng, 01 dự án đang làm thủ tục đăng ký đầu tư với tỷ lệ lấp đầy là 66,18% 26.
Hình 1.3. Sơ đồ Quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp Quán Ngang, tỷ lệ 1/500
Hình 1.4. Nhà máy Bia Hà Nội thuộc khu công nghiệp Quán Ngang
Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá được thành lập vào năm 2012. Đây là khu công nghiệp nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích đất là 339,36 ha được chia làm 2 khu là khu A với diện tích 200,95 ha và khu B với diện tích 134 ha. Tính đến năm 2016, khu công nghiệp này có 05 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư là 258 tỷ, trong đó cả 05 dự án đang triển khai xây dựng, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 14,83 ha 26 .
Hình 1.5. Bản đồ quy hoạch phân lô khu A - khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá
Hình 1.6. Bản đồ quy hoạch phân lô khu B - khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá Ngoài 3 khu công nghiệp trên, trên địa bàn tỉnh quảng trị tính đến năm 2017 có tổng cộng 17 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 537,5 ha. Có 14 cụm công nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy bình quân 53,8%. Thu hút được 107 dự án đăng ký với tổng diện tích đầu tư khoảng 2.157 tỷ đồng, trong đó 56 dự án đã đi vào hoạt động với số vốn đã thực hiện 933 tỷ đồng. Riêng năm 2016, thu hút được 8 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 413 tỷ đồng ( Sản xuất chế biến gạo Chăm Chăm; Xưởng may
Quảng Trị; May mặc Thành An; May mặc Hòa Thọ; Bê tông đúc sẵn 793; Viên nén Phát Đạt; Cơ khí Cảnh Luyến; Muối I-ốt Thảo Nguyên). Một số cụm công nghiệp trên địa bàn như:
- Cụm công nghiệp Hải Chánh, cụm công nghiệp Hải Thượng, cụm công nghiệp Diên Sanh thuộc huyện Hải Lăng.
- Cụm công nghiệp Cam Hiếu, cụm công nghiệp Cam Tuyền thuộc huyện Cam Lộ.
- Cụm công nghiệp Tà Rụt, cụm công nghiệp Krông Klang thuộc huyện ĐaKrông.
- Cụm công nghiệp Đông Ái Tử, cụm công nghiệp Nam Cửa Việt thuộc huyện Triệu Phong.
- Cụm công nghiệp Bến Quan, cụm công nghiệp Đông Gio Linh thuộc huyện Gio Linh - Cụm công nghiệp Hướng Tân, cụm công nghiệp Tân Thành thuộc huyện Hướng Hóa; cụm công nghiệp Hải Lệ thuộc Thị xã Quảng Trị; cụm công nghiệp Cửa Tùng thuộc huyện Vĩnh Linh,...17, [26].
- Cụm công nghiệp Hải Chánh, cụm công nghiệp Hải Lệ, cụm công nghiệp Cầu Lòn Bàu De thuộc thị xã Quảng Trị.
- Cụm công nghiệp Cam Hiếu, cụm công nghiệp Cam Tuyền thuộc thị xã Cam Lộ.
- Cụm công nghiệp Tà Rụt, cụm công nghiệp Krông Klang thuộc thị xã ĐaKrông.
- Cụm công nghiệp Đông Ái Tử, cụm công nghiệp Nam Cửa Việt thuộc thị xã Triệu Phong.
- Cụm công nghiệp Bến Quan, cụm công nghiệp Đông Gio Linh thuộc thị xã Gio Linh - Cụm công nghiệp Cầu Lòn Bàu De và cụm công nghiệp Hải Lệ thuộc thị xã Quảng Trị.
- Cụm công nghiệp Hướng Tân, cụm công nghiệp Tân Thành thuộc thị xã Hướng Hóa; cụm công nghiệp Hải Lệ thuộc Thị xã Quảng Trị; cụm công nghiệp Cửa Tùng thuộc thị xã Vĩnh Linh,...[25].
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến tình hình sử dụng đất đai tại các CCN/KCN tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Văn An nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, kết quả nghiên cứu cho thấy đã đánh giá được hiệu quả sử dụng đất của hai khu công nghiệp Quán Ngang và Nam Đông Hà trên các lĩnh vực về kinh tế, xã hội, môi trường như thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ, tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, sử dụng hợp lý quỹ đất và
bảo vệ môi trường. Đồng thời cũng chỉ ra những mặt còn hạn chế như là về cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, công tác quản lý chưa chặt chẽ, ô nhiễm môi trường [12].
Nghiên cứu của Võ Quốc Thắng, Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch nông thôn mới phục vụ quản lý đất đai tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã đưa ra một số Phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng, biến động sử dụng đất, tiềm năng sử dụng đất đai của huyện Đức Hòa, nhận thấy huyện có đất đai tương đối màu mỡ, có quỹđất tương đối rộng, mật độ dân cư còn thưa, bình quân diện tích đất nông nghiệp cao, địa hình bằng phẳng, khí hậu tương đối ôn hoà thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Tuy nhiên, huyện nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu. Nguồn tài nguyên đất đai lại bị nhiễm phèn và bị thiếu nước vào mùa khô là hạn chế lớn đối với sản xuất nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường. Thiếu lao động trình độ cao. Đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội còn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và nhu cầu của người dân. Giai đoạn 2000 - 2014, đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng giảm mạnh, đất phi nông nghiệp tăng, phù hợp so với định hướng sử dụng đất gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới trong quy hoạch sử dụng đất của huyện. Tuy nhiên, vẫn còn một số khu vực chưa bám sát quy hoạch sử dụng đất để thực hiện [27].
Tác giả Trịnh Thị Thu Hằng nghiên cứu về tình hình quản lý, sử dụng đất khu công nghiệp Tịnh Phong và Quảng Phú, tỉnh Quảng Ngãi, kết quả nghiên cứu cho thấy việc hình thành và đưa vào hoạt động hai khu công nghiệp trong 10 năm qua đã mang lại những thành quả kinh tế đáng khích lệ, tạo công ăn việc làm cho người dân. Đồng thời chỉ ra được những mặt hạn chế trong công tác giải phóng mặt bằng của hai khu công nghiệp, khó khăn trong thu hút vốn đầu tư, và ô nhiễm môi trường [21].
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại các cụm công nghiệp ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai của Huỳnh Văn Chương, Lưu Thị Mai Hương, Trần Thị Minh Châu- Đại học Huế. Nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập số liệu từ các phòng ban chức năng và phỏng vấn cán bộ, người dân địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ năm 2000, thành phố Biên Hòa đã có chủ trương xây dựng mới các cụm công nghiệp, tuy nhiên đa phần chưa được thực hiện do thiếu vốn và vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 3 cụm công nghiệp là Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh (54,83 ha), Dốc 47 (88,65 ha) và Phước Tân (72,08 ha). Công tác quản lý và sử dụng tại các cụm công nghiệp này được thực hiện một cách đồng bộ. Các cụm công nghiệp đang được quy hoạch phát triển với tổng diện tích 215,56 ha. Nhìn chung, công tác quản lý và sử dụng đất tại các cụm công nghiệp được thực hiện tương đối đồng bộ mang lại hiệu quả tích cực về mặt kinh tế và xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, hiệu quả về môi trường còn chưa được chú trọng. Trong nghiên cứu cũng đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng đất, trong đó tập trung vào
các nhóm giải pháp về quy hoạch và thu hút vốn đầu tư [8].
Theo Nguyễn Ngọc Dũng, 2011. Phát triển các Khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, luận án đã luận giải các cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng của việc phát triển các KCN đồng bộ trên địa bàn Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta. Từ đó đề xuất giải pháp phát triển trong thời gian tới trên địa bàn Hà Nội. Trong đó có giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giải pháp thu hút đầu tư, hoàn thiện quy hoạch KCN, phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, và tăng cường quản lý nhà nước đối với KCN [11].
Lê Tuấn Dũng, 2009. Hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Thương mại. Luận án đã luận giải cơ sở khoa học về hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN ở Việt Nam, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản hoàn thiện hoạch định chính sách đầu tư. Ví dụ như giải pháp về hoàn thiện các bước của quy trình hoạch định chính sách phát triển KCN, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về KCN để cung cấp và chia sẻ thông tin phục vụ cho công tác hoạch định chính sách [9].
Cấn Văn Minh, 2009. Pháp luật về khu công nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận, căn cứ pháp lý cho một tổ chức, quản lý các KCN ở Việt Nam. Thực trạng pháp luật về KCN. Nêu những phương hướng và giải pháp nhằm hoàn hiện pháp luật Việt Nam về KCN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế [5].
Lê Hồng Yến, 2007. Hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển khu công nghiệp Việt Nam (Thông qua thực tiễn các khu công nghiệp miền Bắc). Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Thương mại. Luận án đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản về chính sách và mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển KCN. Chính sách và mô hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển KCN giai đoạn 1994-2006. Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách và mô hình tổ chức quản lí nhà nước đối với việc phát triển KCN ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2015.
Các tài liệu trong các Hội nghị, Hội thảo chuyên đề về xây dựng và phát triển các KCN được nghiên cứu gồm : (1) Hội thảo “Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Thủ đô từ nay đến năm 2010” do Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức tháng 12 năm 2002. Tại Hội thảo này các nhà nghiên cứu đã đề xuất một số quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp nhằm phát triển các KCN trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010.
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết của các tác giả trên các tạp chí chuyên ngành cũng đề cập đến vấn đề này: Ngô Thế Bắc (2001) “KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 3; Phan Tiến Ngọc (2006) “Vai trò của KCN, KCX với phát triển kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 341; Đinh Hữu Quý (2006) “Mô hình khu kinh tế đặc biệt trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 403; Phương Ngọc Thạch (2006) “Các chính sách tác động không thuận lợi đến phát triển các KCN”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 188; Đặng Văn Thắng (2006)
“Nâng cao chất lượng quy hoạch KCN – Bài học thực tiễn và những quan điểm định hướng”. Những bài viết trên chủ yếu đưa ra thực trạng các KCN ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên chưa đưa ra được những khuyến nghị thích đáng cho sự phát triển KCN nói chung trong cả nước.
CHƯƠNG 2