CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Hiệu quả sử dụng đất cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Trị
3.3.4. Đánh giá của các chuyên gia và cộng đồng về hiệu quả sử dụng đất cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Trị
3.3.3.1. Việc triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai
Thực hiện Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15/6/2004 của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước, công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được Chính phủ quan tâm hơn, nhưng phê duyệt còn chậm so với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trên cơ sở quy hoạch chung, nhiều địa phương đã triển khai thực hiện việc lập và điều chỉnh quy hoạch theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
( Chú thích: "Tốt"nghĩa là việc triễn khai thực hiện quy hoạch và sử dụng đất đúng mục đích, kịp thời và hiệu quả; "Tương đối tốt" nghĩa là việc triễn khai thực hiện quy hoạch và sử dụng đất được thực hiện bài bản nhưng chưa đạt hiệu quả tối ưu; "Chưa tốt" nghĩa là việc triễn khai thực hiện quy hoạch và sử dụng đất chậm trễ, kém hiệu quả và gặp nhiều bất cập; "Khó trả lời" nghĩa là người phỏng vấn không trả lời rõ hoặc tránh đề cập đến
nội dụng chính.)
Hình 3.6. Nhận xét về triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại các CCN
Nhìn chung, việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai tại hai khu vực CCN Cầu Lòn Bàu De và Hai Lệ thời gian qua còn chưa tốt. Số liệu điều tra cho thấy: chỉ có 10.1% số cán bộ quản lý được hỏi lựa chọn phương án “Tốt” và 41.6% lựa chọn phương án “Tương đối tốt”, trong khi có tới 43.1% số người cho rằng công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện tốt. Đây là số liệu đáng quan tâm đối với các nhà làm công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.
Đối với đất xây dựng cụm công nghiệp: Dư luận cho rằng, việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất dành cho cụm công nghiệp cũng chỉ ở mức tương đối hợp lý. Khảo sát thực tế cho thấy việc quy hoạch sử dụng đất cho các cụm công nghiệp tại TX. Quảng Trị, có nơi không đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư, song cũng có nơi chưa thu hút được các nhà đầu tư vào khai thác dẫn đến hiệu quả sử dụng đất không cao. Tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp chỉ khoảng 50%. (Theo báo cáo về kế hoạch sử dụng đất của Chính phủ).
3.3.3.2. Nguyên nhân của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chưa tốt Cuộc điều tra tập trung làm rõ 10 nguyên nhân có ảnh hưởng chưa tốt đến việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai (xem Bảng 3.12).
3.3.3.3 Nguyên nhân ảnh hưởng tới việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Nguyên nhân Tỷ lệ (%)
1. Chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết 34,0
2. Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chưa hợp lý. 60,9 3. Thẩm định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chưa tốt 51,6 4. Xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chưa sát thực tế. 63,1 5. Kinh phí cho việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 29,8
không đảm bảo
6. Trình độ năng lực của cán bộ, công chức còn hạn chế 54,7 7. Chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình lập 65,3
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
8. Sự phân cấp trong quá trình lập quy hoạch và kế hoạch sử 45,7 dụng đất còn bất cập
9. Cơ cấu sử dụng các loại đất chưa hợp lý 39,5
10. Tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không cao. 65,0
Kết quả điều tra cho thấy: tại hai khu vực CCN Cầu Lòn Bàu De và Hai Lệ nguyên nhân “Chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” được nhiều người lựa chọn nhất (65.3%), tiếp theo là do nguyên nhân “Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sát với thực tế”
(63.1%), do vậy cho nên tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch đất không cao (65%), tiếp theo.
Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai xác định nguyên nhân
“Trình độ năng lực của cán bộ, công chức còn hạn chế” (54.7%), “Thẩm định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chưa tốt” (51.6%) và “Sự phân cấp trong quá trình lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất còn bất cập” (45.7%).
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, kết quả điều tra cho thấy dư luận còn cho rằng do nguyên nhân khác như:
- Khung giá đất đền bù chưa ổn định;
- Quỹ đất công cho khu đô thị còn thiếu.Việc quy hoạch sử dụng đất không theo kịp tốc độ đô thị hoá;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa theo kịp phát triển của nền kinh tế, chưa dự đoán được khả năng phát triển kinh tế - xã hội để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp;
- Quy hoạch chưa đặt trong tổng thể, chưa phân định rõ quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng;
- Chưa có chính sách kêu gọi vốn để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thật sự đứng trên lợi ích chung của cộng đồng;
- Việc quản lý quỹ đất, sử dụng đất đúng mục đích chưa chặt chẽ.
- Việc quy hoạch sử dụng đất còn nặng về khai thác quỹ đất.
3.3.3.4. Về việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Kết quả thu thấp ý kiến của người dân về vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thể hiện qua hình 3.7:
Hình 3.7. Lấy ý kiến của nhân dân vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Kết quả cho thấy, có 56.5% số người tại hai khu vực CCN Cầu Lòn Bàu De và Hai Lệ được hỏi khẳng định quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã không được đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Như vậy, có thể thấy rằng: Việc triển khai lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện tốt. Đây là nguyên nhân dẫn đến tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa cao, chưa sát với thực tế.
Sự khác biệt giữa các nhóm:
- Có 53.8% người được hỏi làm việc trong lĩnh vực quản lý đất đai cho rằng quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không đưa ra lấy ý kiến nhân dân.
- Những người được hỏi sống ở khu vực đô thị (58.8%) cho rằng quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không được đưa ra lấy ý kiến nhân dân nhiều hơn những người sống ở khu vực nông thôn (46.5%).
3.3.3.5. Vai trò của các Cụm công nghiệp theo ý kiến từ đều tra tại vùng nghiên cứu.
Việc đánh giá vai trò các Cụm công nghiệp của người dân và cán bộ tại vùng nghiên cứu được thực hiện trên ba mức độ: Mức bằng nhau khi ý kiến giữa chuyên gia và ý kiến của cộng đồng về tiêu chí của các cụm công nghiệp như nhau, mức thấp hơn và mức cao hơn
Trong đó, lấy phương án được người phỏng vấn lựa chọn nhiều nhất làm kết quả và điền vào bảng 3.13:
Bảng 3.12. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại các cụm công nghiệp ở TX. Quảng Trị
STT Tiêu chí đánh giá Ý kiến của
chuyên gia
Ý kiến của cộng đồng
1. Quy hoạch đất đai
CCN Cầu Lòn Bàu De so với
CCN Hải Lệ
CCN Cầu Lòn Bàu De so với CCN
Hải Lệ 1.1 Mức độ phù hợp của ngành nghề đối với
điều kiện địa phương Thấp hơn Thấp hơn
1.2 Phù hợp theo quy hoạch về vị trí, quy mô
của CCN Thấp hơn Thấp hơn
1.3
Đảm bảo có hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải tập trung của CCN theo quy hoạch.
Thấp hơn Thấp hơn
1.4 Đảm bảo CCN có khu lưu trữ chất thải rắn
theo quy hoạch Thấp hơn Thấp hơn
2. Tác động đến môi trường
2.1
Giảm tiêu thụ các nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách tăng khả năng tái luân chuyển dòng vật chất trong mô hình CCN.
Thấp hơn Bằng nhau
2.2 Chất lượng nước thải phát sinh trong CCN
được tái sử dụng 100%. Thấp hơn Thấp hơn
2.3
Mức độ đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, không ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng và đạt QCVN hiện hành.
Thấp hơn Thấp hơn
3. Tác động từ cơ chế, chính sách
3.1
Đáp ứng chính sách liên kết vùng, phát triển kinh tế xã hội dựa trên tiềm năng sẵn có của vùng
Bằng nhau Bằng nhau
3.2
Đáp ứng chính sách khuyến khích sản xuất sạch hơn, áp dụng công nghệ thân thiện môi trường.
Thấp hơn Thấp hơn
3.3 Đáp ứng chính sách khuyến khích tái sử
dụng, tái chế chất thải. Bằng nhau Bằng nhau
4. Tác động đến Kinh tế - xã hội
4.1
Khả năng thu hút đầu tư đối với những ngành nghề được đề xuất trong mô hình CCN.
Thấp hơn Thấp hơn
4.2
Khả năng giải quyết được việc làm cho lao động của địa phương và các vùng lân cận đối với ngành nghề sản xuất khi sử dụng sản phẩm nông nghiệp và thủy sản làm nguyên liệu đầu vào.
Thấp hơn Thấp hơn
4.4 Đảm bảo thị trường tiêu thụ các sản phẩm
công nghiệp ổn định, bền vững. Thấp hơn Thấp hơn Từ bảng 3.13 ta có thể nhìn nhận được một số vấn đề như sau:
- Thứ nhất, đa phần các chuyên gia (cán bộ quản lý) và kể cả cộng đồng nhận định khá tốt về mức độ phù hợp của quy hoạch tại các CCN với mức đạt trên mức trung bình. Xuất phát điểm là chính sách ưu tiên phát triển thế mạnh của địa phương để chuyển đổi sinh kế cho người dân nên dẫn đến mức độ phù hợp được cho là khá tốt đối với điều kiện của địa phương. Tuy nhiên, ở CCN Hải Lệ mức độ đầu tư, hiệu quả sử dụng đạt mức cao hơn so với CCN Cầu Lòn Bàu De mặc dù số lượng doanh nghiệp không nhiều (1 doanh nghiệp chính).
- Thứ hai, bên cạnh đó cũng có sự thống nhất giữa các chuyên gia và công đồng về các quan điểm liên quan đến môi trường, chính sách và kinh tế xã hội thể hiện qua sự tương đồng trong quan điểm giữa họ về những vấn đề môi trường, cơ chế và các tác động đến kinh tế - xã hội tại khu vực CCN Cầu Lòn Bàu De và Hải Lệ. Trong đó, việc CCN Hải Lệ có quy mô sản xuất lớn nên mức độ đầu tư đối với các vấn đề môi trường được chú trọng hơn nhiều so với CCN Cầu Lòn Bàu De vì tại CCN Cầu Lòn Bàu De số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng chủ yếu nhỏ lẻ, tự phát nên khả năng đầu tư xử lý môi trường chưa cao.
Nhưng nếu xét chung thì thực tế các CCN tại địa điểm nghiên cứu có quy mô không lớn; mức độ đầu tư cũng chưa cao so với các tỉnh khác trong nước nên mức độ tác động nhìn chung vẫn chưa lớn. Nhưng nếu xét về khía cạnh lâu dài thì cần có những biện pháp cấp thiết để phát triển kinh tể một cách hiệu quả và bền vững.