CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Khi thành lập, Quảng Trị gồm có 2 phường 1 và 2. Ngày 20/05/2008, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện triển khai Nghị định của Chính phủ về mở rộng địa giới thị xã . Theo đó, thị xã thành lập thêm 2 phường mới và 1 xã mới, nâng tổng số đơn vị hành chính lên thành 4 phường và 1 xã bao gồm: phường 1, 2, 3, An Đôn và xã Hải Lệ. Như vậy, thị xã hiện nay có diện tích 7.282,3 ha, tăng gấp 14,7 lần và tổng dân số là 22.760 người, tăng hơn 4.760 người.
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2017 tổng dân số toàn thị xã là 23.278 người.
Bảng 3.1. Diện tích - Dân số - mật độ dân số năm 2017
Thứ Tự Đơn vị hành chính
Diện tích (km2)
Dân số (người)
Mật độ dân số (ng/km2)
Toàn thị xã 72,91 22.760 312
1 Phường 1 1,78 4.021 2.258
2 Phường 2 1,99 7.201 3.528
3 Phường 3 1,77 7.468 4.219
4 Phường An Đôn 2,62 1.649 629
5 Xã Hải Lệ 64,75 2.421 37
Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Tổng mức bán lẽ hàng hoá và dịch vụ thực hiện 1.641 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm 2016 (KH 19-21%).
- Giá trị sản xuất Công nghiệp-TTCN đạt 386 tỷ đồng (KH 380-385 tỷ đồng), tăng 7,6% so với năm 2016 (KH 6-8%).
- Giá trị sản xuất Nông lâm thủy sản thực hiện 98,3 tỷ đồng, tăng 4,1% so với thực hiện 2016 (KH: 4-6%), trong đó giá trị sản xuất Nông nghịêp đạt 71,2 tỷ đồng, tăng 3,3%.
- Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện 190,39 tỷđồng (trong đó ngân sách thị xã được hưởng là 188,617 tỷ đồng), đạt 137,9% so với dự toán được giao, tăng 11,7% so với năm 2016. Trong đó: thu ngân sách trên địa bàn 79,2 tỷ, tăng 77,4% so với năm 2016 (thu tiền sử dụng đất ước đạt 41 tỷ đồng); Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: 99,7 tỷ đồng, bằng 97,3% so với năm 2016.
- Tổng số vốn XDCB năm 2017 phân cấp thị xã quản lý và chủ đầu tư là 79,73 tỷ đồng [13].
Thương mại - dịch vụ
Tình hình thương mại - dịch vụ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế, đóng góp vào nguồn thu ngân sách địa phương. Tại các trục đường chính đã xây dựng và đưa vào hoạt động các cơ sở sản suất kinh doanh như: Điện máy xanh, Xe đạp điện Việt Hồng Chinh, Viễn thông A; các trung tâm mua sắm vải, áo quần được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, các siêu thị mini được đầu tư đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn và khu vực lân cận. Chợ Quảng Trị từng bước được sắp xếp, bố trí lại khu vực chợ trời, đầu tư nâng cấp một số hạng mục nhằm tạo không gian cảnh quan. Tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện 1.641 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm 2016, đạt kế hoạch. Tổng doanh thu dịch vụ vận tải thực hiện 50 tỷ đồng, tăng 19% so với năm trước.
Tổ chức thành công Hội chợ Thương mại thị xã, Hội nghị đối thoại và gặp mặt doanh nghiệp để đồng hành và chỉ đạo tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, các dự án đầu tư trên địa bàn. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hành động cải thiện môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Phối hợp với các sở ngành, tạo mặt bằng kêu gọi 5 cá nhân lập dự án (đã được UBND tỉnh chấp thuận) đầu tư kho hàng vào khu dịch vụ dân cư Bàu de.
Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện Nghị quyết chuyên đề của Thị ủy về phát triển TM-DV-DL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 [21], [22].
Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Tình hình sản xuất Công nghiệp-TTCN ổn định, giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) ước thực hiện 386 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước đạt kế hoạch;
Trong đó, công nghiệp chế biến: 339 tỷ đồng, tăng 9%; Công nghiệp khai thác: 8 tỷ đồng, giảm 14,9%.
Nhìn chung, một số ngành nghề như chế biến lương thực, chế biến dăm gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất cơ khí… phát triển khá. Các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư trang thiết bị, mở rộng sản xuất, hầu hết các cơ sở hoạt động có hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trường và góp phần giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn. Quan tâm, hướng dẫn một số doanh nghiệp đủ điều kiện lập đề án đề nghị hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công của Tỉnh năm 2017 để đổi mới thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất.
Hiện có 01 doanh nghiệp chế biến gỗ đi vào hoạt động từ năm 2016; doanh thu sản xuất của doanh nghiệp năm 2017 khoảng hơn 71 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 7,2 tỷ đồng; đang tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào Cụm công nghiệp Hải Lệ.
Năm 2017, thị xã Quảng Trị xác định thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội với chủ đề “Năm chỉnh trang và xây dựng văn minh đô thị”. Theo đó, thị xã đã tập trung triển khai thực hiện các Nghị quyết chuyên đề, chương trình, đề án, điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị đề ra ngày từ đầu năm. Trong đó, tập trung triển khai phát triển thương mại – dịch vụ - du lịch; phối hợp triển khai và chủ trì giải phóng mặt bằng dự án tuyến tránh Quốc lộ 1, đoạn qua thị xã Quảng Trị, hạng mục cầu Thành Cổ và đường dẫn…; tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp Hải Lệ… Thị xã cũng đã và đang tập trung hình thành một số mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô ở địa bàn phường An Đôn, xã Hải Lệ; tập trung đầu tư cơ sở vật chất tại Tổ 1 cửa các phường, xã. Tăng cường công tác cải cách hành chính, công chức công vụ. Phấn đấu đưa 100% thủ tục hành chính vào giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp. Tăng chỉ số PAPI, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành
Theo tổng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020 trên địa bàn thị xã Quảng Trị khoảng 252,5 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2016-2018, tổng nguồn vốn đã thực hiện đạt hơn 219 tỷ đồng, đạt 86,8%. Về huy động vốn xã hội hóa giai đoạn 2016- 2020 được thực hiện khá tốt. Tổng nguồn vốn đã cam kết và thực hiện trên 42 tỷ đồng.
Về tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách năm 2016 số doanh nghiệp được giao thu là 134 doanh nghiệp, với số thu ngân sách gần 14,2 tỷ đồng, đạt 76,7%. Năm 2017 là 127 doanh nghiệp với số thu ngân sách là 20,3 tỷ đồng. Năm 2018 là 113 doanh nghiệp, tổng dự toán được giao là 23,5 tỷ đồng. 5 tháng đầu năm thu gần 7 tỷ đồng.
Về một số chương trình, lĩnh vực trọng tâm đến năm 2020, thị xã Quảng Trị tiếp tục đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với chỉnh trang đô thị và phát triển nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020, cơ sở hạ tầng của thị xã cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại III; Quy hoạch, tạo quỹ đất để kêu gọi đầu tư các dự án thương mại, dịch vụ, du lịch hiệu quả, tạo việc làm mới cho lao động, ưu tiên đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Hải Lệ, phấn đấu đến năm 2020 có trên 5 nhà máy đi vào hoạt động sản xuất; Đẩy mạnh cải cách hành chính, quy định công chức công vụ, triển khai có hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, Nghị định 108 của Chính phủ về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức.
Hoàn thiện đề án chức danh, vị trí việc làm gắn với từng bước đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kết hợp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của thị xã trong giai đoạn mới. Bên cạng đó, thị xã Quảng Trị có phương án để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về các lĩnh vực văn hóa – xã hội, giáo dục, y tế gắn với việc thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng các hoạt động lễ hội trên địa bàn. ..[21], [22].