Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Hiệu quả sử dụng đất cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Trị

3.3.1. Hiệu quả kinh tế

Để đánh giá được hiệu quả kinh tế do việc sử dụng đất cụm công nghiệp đem lại, đề tài tiến hành đánh giá thông qua hai chỉ tiêu bao gồm giá trị sản xuất của một ha đất cụm công nghiệp đã được cho thuê và số tiền nộp ngân sách từ việc sử dụng đất cụm công nghiệp. Các chỉ tiêu này ở các cụm công nghiệp của thị xã Quảng Trị được thể

hiện như sau:

 Giá trị sản xuất của một ha đất cụm công nghiệp đã được cho thuê

Bảng 3.8. Giá trị sản xuất của một ha đất cụm công nghiệp đã cho thuê và đưa vào sử dụng của các cụm công nghiệp năm 2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Cụm công nghiệp Cầu Lòn Bàu De

Cụm công

nghiệp Hải Lệ Tổng Doanh thu của các

doanh nghiệp năm 2018

Tỷ đồng 14,434 74,866 89,3

Diện tích cho thuê đã

đưa vào hoạt động Ha 2,8 3,15 5,95

Giá trị sản xuất trên một ha đất cho thuê đã

vào hoạt động

Tỷ

đồng/ha 5.155 23,766 15,008

(Nguồn: Trung tâm phát triển cụm công nghiệp thị xã Quảng Trị, 2019) Qua số liệu bảng 3.8 cho thấy, giá trị sản xuất trung bình của 1 ha đất cụm công nghiệp đã cho thuê của 2 cụm công nghiệp là 15,008 tỷ đồng/ha. Trong đó, cụm công nghiệp Cầu Lòn Bàu De có giá trị sản xuất của 1 ha đất cụm công nghiệp đã cho thuê đạt 5,155 tỷ đồng/ha và cụm công nghiệp Hải Lệ có giá trị sản xuất của 1 ha đất cụm công nghiệp đã cho thuê đạt 23,766 tỷ đồng/ha. Lý do dẫn đến sự chênh lệch trên là vì cụm công nghiệp Hải Lệ có tài nguyên lâm sản có giá trị kinh tế cao, hiện tại chỉ có 1 nhà máy đang hoạt động nên dẫn đến giá trị sản xuất của 1 ha đất của cụm công nghiệp Hải Lệ cao. Ngược lại, tuy cụm công nghiệp Cầu Lòn Bàu De đang trên đà phát triển và các mặt hàng sản xuất của các doanh nghiệp và công ty trong cụm công nghiệp Cầu Lòn Bàu De đều có giá trị hiện hành và xuất khẩu chưa cao, dẫn đến doanh thu thấp, giá trị sản xuất trên 1 ha đất cụm công nghiệp đã cho thuê thấp.

Nhìn chung, các cụm công nghiệp trên địa bàn Thị xã có tiềm năng phát triển cao tuy còn non trẻ và mới thành lập trong những năm gần đây. Nếu có các chính sách đầu tư, phát triển tốt, kêu gọi được các nhà đầu tư trong và ngoài nước thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các cụm công nghiệp cũng như thị xã Quảng Trị.

 Bên cạnh yếu tố giá trị sản xuất kinh doanh thì chỉ tiêu về giá trị nộp ngân sách nhà nước cũng là chỉ tiêu cần thiết để đánh giá hiệu quả kinh tế của các cụm công nghiệp. Trong năm 2017, hai cụm công nghiệp đã nộp vào ngân sách nhà nước nhà nước 7.254 triệu đồng. Cụ thể được thể hiện dưới bảng 3.8.

Bảng 3.9. Tình hình nộp tiền vào ngân sách nhà nước của các cụm công nghiệp thị xã Quảng Trị năm 2017

STT Cụm công nghiệp Số tiền đã nộp (triệu đồng)

1 Cầu Lòn Bàu De 686

2 Hải Lệ 6.568

Tổng 7.254

Hình 3.4. Tỷ lệ nộp tiền vào Ngân sách nhà nước tại các CCN trên địa bàn nghiên cứu (Nguồn: Báo cáo Chi cục thuế năm 2019) Qua số liệu bảng 3.9 và hình 3.4 cho thấy, giá trị nộp ngân sách nhà nước của cụm công nghiệp Cầu Lòn Bàu De đạt 9,45% và giá trị nộp ngân sách của cụm công nghiệp Hải Lệ đạt 90,54%. Nhìn chung, so với doanh thu của các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp đạt được trong năm 2017 vừa qua thì giá trị nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp vẫn còn rất thấp.

Cụ thể, tại CCN Cầu Lòn Bàu De, các khoản mà các Công ty phải đóng góp vào Ngân sách nhà nước thể hiện qua hình 3.5:

Hình 3.5. Khoản nộp vào Ngân sách nhà nước tại các Cty thuộc CCN Cầu Lòn Bàu De Dựa theo hình 3.5 ta thấy, các doanh nghiệp có diện tích lớn, tương đương với quy mô kinh doanh lớn, lợi nhuận cao, dẫn đến khoản đóng góp cũng cao hơn nhưng nếu xét về quy mô, do diện tích nhỏ lẽ lại chia ra nhiều công ty nên mức doanh thu không lớn, tương đương với mức đóng góp nhỏ hơn nhiều so với Công ty Hoàng Phú (CCN Hải Lệ). Ví dụ như Công ty TNHH Khải Hoàn với diện tích hoạt động 0,35ha, mức đóng góp là 0,112 tỷ đồng/năm, cơ sở sản xuất nhựa Đông Quân với diện tích hoạt động 0,3ha với mức đóng góp 0,118 tỷ đồng/năm, doanh nghiệp tư nhân Thuỷ Hồng với diện tích hoạt động 0,4ha, nộp 0,102 tỷ đồng/năm, Doanh nghiệp tư nhân Đinh Ngọc Thường với diện tích hoạt động 0,1 ha, đóng góp 0,095 tỷ đồng/năm, Cơ sở dịch vụ cơ khí Lê Quyền có diện tích hoạt động nhỏ nhất 0,07ha, nộp 0,669 tỷ đồng/năm. Tại CCN Hải Lệ, Công ty TNHH Hoàng Phú với diện tích > 3ha kinh doanh các loại vật liệu từ gỗ, doanh thu cực kì lớn, dẫn đến mức đóng góp cao 6,568 tỷ đồng/năm, gấp khoảng hơn 15 lần so với trung bình đóng góp của các Công ty tại CCN Cầu Lòn Bàu De .

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)