Hiện trạng sử dụng đất cụm công nghiệp của thị xã Quảng Trị

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng sử đụng đất cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Trị năm 2017

3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất cụm công nghiệp của thị xã Quảng Trị

Trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, trên địa bàn Thị xã Quảng Trị có nhiều làng nghề truyền thống hoạt động như làng mộc ở Hải Lệ, An Đôn, nghề đan lát, mây tre, lá ở phường 2. Việc sinh hoạt của các hộ gia đình thường gắn liền với nơi sản xuất do đó đã xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường do khói, bụi…

Để giải quyết tình trạng này, từ năm 2000, UBND tỉnh Quảng Trị đã có chủ trương quy hoạch, hình thành các cụm công nghiệp để di dời các cơ sở sản xuất trong khu đô thị ra khỏi khu dân cư. Cụ thể, một số cụm công nghiệp đã có chủ trương quy hoạch như: Cụm công nghiệp Nam Đông Hà, Cụm công nghiệp Quán Ngang, Cụm công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá A, Tây Bắc Hồ Xá B...và một số cụm công nghiệp nhỏ lẽ khác.

Mặc dù các cụm công nghiệp đều đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, đã có một số doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sản xuất kinh doanh nhưng do thiếu kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng nên hầu như các cụm công nghiệp đều chưa có sự phát triển tương xứng tiềm năng. Mặt khác, do việc quản lý lỏng lẻo của địa phương nên nhiều doanh nghiệp đã tự ý nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng cơ sở tự có mà không tuân thủ các thủ tục hành chính về đất đai gây ra rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Chính vì vậy, việc di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, hộ gia đình tại hầu hết các cụm công nghiệp đều không thực hiện được như chủ trương.

Đến nay, một số cụm công nghiệp có số lượng doanh nghiệp đang sử dụng đất đã vượt quá diện tích đất được phê duyệt quy hoạch nhưng vẫn chưa có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải như Cụm công nghiệp Nam Cửa Việt, Cụm công nghiệp Cửa Tùng...

3.2.1.2. Từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay

Kể từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh đã giao Sở Công thương phối hợp với các sở, ngành và chính quyền địa phương nơi có đất thực hiện đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung cũng như Thị xã Quảng Trị nói riêng.

Qua rà soát, hiện tại trên địa bàn thị xã Quảng Trị đã quy hoạch 2 cụm công nghiệp (cụm công nghiệp Cầu Lòn Bàu De với diện tích 4,36 ha, cụm công nghiệp Hải Lệ với diện tích 48,98 ha), với tổng diện tích quy hoạch là 53,34 ha. Đến nay, cả 2 cụm đã thu hút được 08 doanh nghiệp vào đầu tư, diện tích đất đã cho thuê 8,58 ha; trong đó Cụm công nghiệp Cầu Lòn Bàu De có 7 công ty thuê đất xây dựng: Nhà máy Tân Bửu, nhà máy Khải Hoàn, nhà máy Gỗ quảng Trị, nhà máy nhựa Đông Quan, nhà máy Cán Thép Bàu De, nhà máy Công Quyền, nhà máy Xay Sát Lương Thực; Cụm công nghiệp Hải Lệ có 1 công ty thuê đất xây dựng nhà máy Nhà máy chế biến gỗ dăm.

Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất của các cụm công nghiệp tại thị xã Quảng Trị năm 2017

STT

Tên cụm công nghiệp

Tổng diện tích (ha)

Trong đó

Đất dùng để xây dựng nhà máy

Đất để đầu tư hạ tầng kỹ thuật

và cây xanh Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1 Cầu Lòn Bàu De 4,36 2,8 64,22 1,56 35,77

2 Hải Lệ 48,98 29 59,20 19,98 40,79

Tổng 53,34 31,8 59,61 21,54 40,38

(Nguồn: Trung tâm phát triển cụm công nghiệp thị xã Quảng Trị ,2019) Qua số liệu bảng 3.3, cho thấy diện tích đất có thể cho thuê để xây dựng nhà máy theo quy hoạch của 2 cụm cung nghiệp có chênh lêch với nhau, mặt khác diện tích đất có thể cho thuê để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cây xanh giữa 2 cụm công

nghiệp cũng có sự chênh lệch. Mặt khác, trong từng cụm công nghiệp giữa diện tích để xây dựng nhà máy và diện tích để xây dựng cơ sở hạ tầng, cây xanh lại có sự chênh lệch rất lớn, củ thể ở cụm công nghiệp Cầu Lòn Bàu De thì sự chênh lệch gấp 5,49 lần.

Qua đó thấy được, các cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã Quảng Trị vẫn chưa chú trọng trong công tác đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng, giao thông, cây xanh.

- Đối với công tác quy hoạch sử dụng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng

Trong các cụm công nghiệp được quy hoạch phát triển trên địa bànThị xã Quảng Trị, đến nay chỉ có 2 cụm công nghiệp đã có chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng và đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, bao gồm Cụm công nghiệp Cầu Lòn Bàu De và Cụm công nghiệp Hải Lệ.

Bảng 3.4. Diện tích đất quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp tại TX. Quảng Trị

Loại đất

Cụm công nghiệp Hải Lệ Cụm công nghiệp Cầu Lòn Bàu De Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Xí nghiệp công nghiệp 29 59,2 2,8 64,22

Trung tâm dịch vụ 0,39 0,79 0,12 2,906

Công trình kỹ thuật 0,67 1,4 0,24 5,496

Cây xanh 9,64 19,9 0,11 2,519

Giao thông 0,45 0,92 0.21 4,809

Cơ sở tôn giáo 0,03 0,25 - -

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường TXQT, 2019) Số liệu bảng 3.4 cho thấy, phần lớn diện tích của các cụm công nghiệp đều được quy hoạch để xây dựng các xí nghiệp. Đến nay toàn bộ dự án vẫn chưa đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông nội bộ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải...) như nội dung quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng. Toàn cụm công nghiệp chỉ có một tuyến đường giao thông duy nhất nhưng đến nay đã xuống cấp, gây nhiều khó khăn trong việc đi lại cũng như lưu thông sản xuất.

Đối với Cụm công nghiệp Cầu Lòn Bàu De do Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp Thị xã Quảng Trị làm chủ đầu tư đến nay đã cơ bản hoàn thành công tác bồi thường, giải

phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản hệ thống hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Có 90% diện tích đất công nghiệp trong dự án đã giao cho nhà đầu tư để kinh doanh.

- Đối với công tác giao đất, cho thuê đất

Hiện nay trên địa bàn Thị xã Quảng Trị, công tác giao đất, cho thuê đất đang được tiến hành tương đối có hiệu quả. Diện tích đất công nghiệp được chia thành các lô cho thuê để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng. Cụ thể:

+ Đối với Cụm công nghiệp Cầu Lòn Bàu De: Tổng diện tích đất công nghiệp được chia thành 40 lô để cho thuê. Đến nay, có 7 doanh nghiệp đã được UBND tỉnh giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất và đã đầu tư xây dựng hoàn thiện nhà xưởng và đi vào hoạt động, các cơ sở còn lại đang trong quá trình hoàn thiện.

+ Đối với Cụm công nghiệp Hải Lệ: Hiện có 7 doanh nghiệp đăng ký dự án đầu tư, lấp đầy cụm, các doanh nghiệp này đều đã lập thủ tục đất đai và được UBND tỉnh giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. Trong đó có 1 cơ sở đã đầu tư xây dựng hoàn thiện nhà xưởng và đi vào hoạt động.

- Đối với công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Hằng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị đều tiến hành các nhiệm vụ về thanh, kiểm tra việc bảo vệ môi trường ở các khu, cụm công nghiệp; phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương đề xuất UBND tỉnh xử lý các dự án sử dụng đất không đúng mục đích được giao, sử dụng đất không hiệu quả hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.

Qua kiểm tra, thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất UBND tỉnh thu hồi đất của 2 dự án tại Cụm công nghiệp Hải Lệ để giao cho chủ đầu tư tiếp tục sử dụng.

Đồng thời, Sở Công thương cũng đang kiến nghị UBND tỉnh thu hồi chủ trương đầu tư đối với 3 dự án tại Cụm công nghiệp Cầu Lòn Bàu De.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất cụm công nghiệp trên địa bàn thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)