NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của các hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển formosa ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 37 - 41)

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Là năng lực chống chịu và phục hồi của hộ NTTS chịu ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển FORMOSA trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian:

Đề tài nghiên cứu tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

- Phạm vi thời gian:

Thông tin trước và sau thời điểm xảy ra sự cố trong phạm vi 3 năm từ năm 2014 đến 2018

Đề tài sẽ thu thập số liệu thứ cấp từ trước và sau sự cố môi trường biển liên quan đến các hộ NTTS tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, số liệu sơ cấp được thu thập tại các hộ NTTS năm 2014-2018 và từ người am hiểu các vấn đề liên quan.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Linh - Tình hình phát triển NTTS tại huyện Vĩnh Linh.

- Thiệt hại của hộ NTTS do sự cố môi trường biển FORMOSA.

- Phân tích đặc điểm hoạt động sinh kế của các hộ NTTS tại huyện Vĩnh Linh.

- Nghiên cứu các giải pháp phục hồi sinh kế của hộ NTTS trước tác động của sự cố môi trường biển FORMOSA.

- Đánh giá kết quả phục hồi sinh kế của các hộ nuôi trồng thủy sản sau sự cố môi trường biển FORMOSA.

2.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện các nội dung trên, tôi sử dụng các phương pháp sau:

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Việc chọn điểm nghiên cứu bao gồm chọn vùng, chọn xã và chọn hộ nghiên cứu. Các điểm nghiên cứu phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

Chọn vùng nghiên cứu là vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển do

Formosa gây ra năm 2016 ở huyện Vĩnh Linh, các vùng này nằm ở ven biển và ven sông trực tiếp bị ảnh hưởng.

Chọn xã nghiên cứu trong vùng nghiên cứu là chọn xã chịu nhiều ảnh hưởng, và thiệt hại nhất so với những vùng khác trên địa bàn huyện sau sự cố môi trường biển.

Do điều kiện về nguồn lực và thời gian nghiên cứu hạn chế nên việc nghiên cứu điểm mô hình được thực hiện tại 2 xã đại diện cho các vùng khác nhau của huyện là:

xã Vĩnh Sơn và xã Vĩnh Lâm.

2.3.2. Mẫu nghiên cứu

Các hộ nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên theo danh sách hộ nuôi trồng thủy sản được đền bù hỗ trợ của Nhà nước do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển được địa phương cung cấp.

Số lượng mẫu nghiên cứu tuân thủ công thức Slovin như sau:

Với tổng thể nhỏ và biết được tổng thể thì dùng công thức:

n =

N 1+ N (e)2

Trong đó: n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn (kỳ vọng là 10%).

Ở đây, áp dụng công thức ta có:

N=153 hộ (Vĩnh Sơn 97 hộ, Vĩnh Lâm 56 hộ); e=0,1 Ta có:

n =

153 1+ 153 (0,1)2

Tù công thức ta có n=60 hộ. Vì vây ta cần điều tra 60 hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng (30 hộ /xã) để nghiên cứu. Thời gian phỏng vấn từ tháng 3/2018 đến tháng 4/2018.

2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu - Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp:

Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan nhà nước như:Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị, UBND huyệnVĩnh Linh, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Lao động, thương binh và xã hội, phòng Nông nghiệp và PTNT,Chi cục thống kê huyện, UBND các xã: Vĩnh Sơn và Vĩnh Lâm. Cụ thể:

Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ sách báo, báo cáo chuyên ngành của các cơ quan liên quan, niên giám thống kê Chi cục thống kê huyện Vĩnh Linh, Cục thống kê tỉnh Quảng Trị về tình hình khai thác, NTTS và thiệt hại trong sự cố môi trường biển.

Các báo cáo được thu thập là: báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Vĩnh Linh và tỉnh Quảng Trị từ 2014, 2015, 2016, 2017.

Báo cáo công tác thủy sản và kế hoạch hàng năm của huyện Vĩnh Linh từ năm 2014 đến năm 2018.

Báo cáo phân tích, giám định thiệt hại môi trường biển.

Thống kê đền bù sự cố môi trường biển tại các địa phương, thống kê mức đền bù đã chi.

Tài liệu Hội nghị Tổng kết hoạt động Ban chỉ đạo về các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh cho người dân 04 tỉnh Miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường (Tháng 5/2018).

- Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp:

+ Điều tra tình hình ảnh hưởng sau sự cố môi trường biển tại huyện Vĩnh Linh.

+ Điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển: Để thu thập các thông tin liên quan, những giải pháp thích ứng của cộng đồng nuôi trồng thủy sản, việc hỗ trợ của Cơ quan nhà nước, chính quyền địa phươngbằng các câu hỏi thông qua phiếu điều tra.

Để làm rõ ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, tôi tiến hành điều tra 60 hộ dân bị ảnh hưởng.

+ Điều tra, phỏng vấn trực tiếp các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai:

Phòng lao động thương binh và xã hội huyện Vĩnh Linh, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Linh, Lãnh đạo và chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường, Lãnh đạo và cán bộ tại 2 xã điều tra.

2.3.4. Phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợpvà xử lý số liệu

+ Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được và kết quả điều tra, tiến hành lựa chọn, phân tích tổng hợp những thông tin liên quan đến đề tài; thống kê và xử lý số liệu theo mục đích, nội dung nghiên cứu.

+ Soạn thảo các tập tin bảng hỏi và nhập số liệu vào máy tính.

+ Kiểm tra độ chính xác của dữ liệu nhập.

+ Phương pháp so sánh: So sánh đời sống của người dân trước và sausự cố môi trường biển do Formosa gây ra.

+ Sử dụng phần mềm Excel để thống kê, so sánh.

+ Phương pháp phân tích: Phân tích những tác động của sự cố môi trường biển ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Từ các số liệu được thống kê, xử lý tiến hành phân tích đánh giá cho các kết quả nghiên nghiên cứu.

+ Phương pháp này giúp người nghiên cứu có nguồn dữ liệu đồng bộ, thứ tự tránh được việc dư thừa hay thiếu sót dữ liệu đầu vào.

2.3.5. Phương pháp bản đồ, biểu đồ và hình ảnh

Minh họa bằng các bản đồ, biểu đồ và hình ảnh liên quan đến đề tài nghiên cứu để làm cho đề tài nghiên cứu sinh động hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của các hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển formosa ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)