CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đặc điểm hoạt động sinh kế của các hộ NTTS tại huyện Vĩnh Linh
Việc nuôi trồng thuỷ sản tại địa bàn 02 xã nghiên cứu nói riêng và huyện Vĩnh Linh nói chung, có thuận lợi là diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản dồi dào. Đa số ngư dân 02 xã tận dụng sông Bến Hải và sông Sa Lung tại nơi mình sinh sống để nuôi tôm sú và tôm thẻ. Với công việc này, ngư dân có thu nhập cao, vừa có thể tận dụng được lao động của gia đình, và thị trường tiêu thụ cũng hết sức phong phú. Tuy nhiên, khó khăn của công việc này là cần nhiều vốn, trong khi nhiều hộ ngư dân vẫn nuôi tôm, theo phương pháp thâm canh với mật độ dày, không có ao lắng lọc để xử lý nước cấp, chất thải nên khi xảy ra hiện tượng cá chết bất thường gây khó khăn trong việc xử lý ao nuôi, một số hộ bị thiệt hại do môi trường trong ao không đảm bảo. Giá tôm, cá thương phẩm cũng bị ảnh hưởng và bị giảm chênh lệch so với trước khi cá chết nên thu nhập của người dân bị giảm. Ta sẽ phân tích kỹ hoạt động sinh kế của các hộ NTTS qua đánh giá các nguồn vốn sinh kế của hộ.
Bảng 3.6. Tài sản và phương tiện SXKD của hộ NTTS
Chỉ tiêu ĐVT Xã
Vĩnh Sơn
Xã Vĩnh Lâm
BQ chung
Giá trị Nhà ở Tr. Đồng/ nhà 522,0 441,5 481,75
Giá trị phương tiện sinh
hoạt Tr. Đồng/hộ 80,0 63,8 71,9
Giá trị phương tiện
NTTS Tr. Đồng/hộ 209,8 78,3 144,05
Giá trị phương tiện sản
xuất kinh doanh khác Tr. Đồng/hộ 75,4 61,6 68,5
Tổng giá trị tài sản Tr. Đồng/hộ 887,2 615,2 751,2
3.4.1. Nguồn vốn con người:
Nguồn vốn con người được xem như là một nguồn vốn quan trọng nhất trong quá trình phát triển sinh kế, con người là một chủ thể tạo ra các hoạt động sinh kế.
Đồng thời, các thành tố thuộc về con người như: sức khỏe, kiến thức, kĩ năng, nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định và phát triển chiến lược sinh kế.
Sức khỏe – là nguồn lao động là sơ sở nền tảng để con người thực hiện các hoạt động sinh kế, trình độ học vấn, nhận thức và kĩ năng là những yếu tố để đưa ra quyền quyết định và lựa chọn phương thức sinh kế phù hợp với khả năng. Hay nói một cách khác là kết quả và hành vi sinh kế của hộ gia đình tùy thuộc nhiều vào nguồn vốn mà con người sẵn có như: lực lượng lao động trong gia đình, kĩ năng, kiến thức, nhu cầu và mục đích của từng cá nhân…
Bảng 3.7. Lực lượng lao động của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
Tổng số hộ điều tra Hộ 60
Nhân khẩu BQ/hộ khẩu 4,53
Bình quân LĐ/hộ LĐ 2,88
Lao động nam BQ/hộ LĐ 1,87
Lao động nữ BQ/ hộ LĐ 1,01
(Nguồn số liệu điều tra 2018) Qua bảng 3.7 ta nhận thấy rằng trung bình mỗi hộ gia đình dân cư NTTS có nhân khẩu bình quân 4,53 khẩu/hộ. Xét về lao động, Ở các thôn điều tra không thiếu lao động, phần lớn các hộ có từ 2-4 lao động. Bình quân có khoảng 2,88 lao động/hộ, tỉ lệ lao động nam chiếm 63%, trung bình 1,82 lao động/hộ và lao động nữ chiếm 37%, bình quân 1,01 lao động/hộ. Từ đó ta có thể thấy ở các hộ gia đình ngư dân có tỉ lệ lao động nam lớn hơn so với lao động nữ. Phần lớn lao động có sức khỏe tốt, thời gian làm việc trung bình 1 lao động đạt 9 tháng/năm; 3 tháng còn lại phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, khí hậu: gió lốc, mưa bão, lũ lụt... tuy nhiên thời gian làm việc trong một tháng cao (nguyên cả tháng 30 ngày), và thời gian làm việc trong một ngày cũng nhiều (8-9 giờ/lao động). Như vậy có thể khẳng định rằng, ngư dân NTTS có đời sống kinh tế phụ thuộc vào nghề nuôi trồng thuỷ sản, phần còn lại phụ thuộc vào trồng trọt và chăn nuôi.
Bảng 3.8. Đặc điểm nhân khẩu, LĐ hộ NTTS
Chỉ tiêu ĐVT Xã Vĩnh Sơn Xã Vĩnh Lâm BQ chung
Tuổi chủ hộ Tuổi 47,6 48,1 47,85
Nhân khẩu Người/hộ 4,33 4,73 4,53
Lao động Người 3,0 2,63 2,82
Lao động nữ Người 33 28 30,5
Văn hóa của lao
động (12/12) % 43 47 45
LĐ có đào tạo nghề % 35 38 36,5
(Nguồn: PV hộ 2018) Qua bảng 3.8 ta thấy đa số lao động của cộng đồng nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là lao động trung niên, tuổi trung bình là 47,85. Lực lượng lao động vừa có sức khỏe tốt, vừa đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sản xuất ở địa phương. Do đó có thể kết luận rằng, độ tuổi lao động là yếu tố thuận lợi về yếu tố sức khỏe đảm bảo cho mở rộng nuôi trồng, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.
Trình độ học vấn là yếu tố quan trọng để các hộ đưa ra quyền quyết định và lựa chọn phương thức sinh kế phù hợp với khả năng của mình.Kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn của lao động nuôi trồng thuỷ sản ở mức trung bình, lao động chủ yếu hoàn thành chương trình văn hoá ở mức trung học phổ thông, chiếm 45% tổng số lao động điều tra, là lực lượng tri thức con em của các hộ gia đình, còn lạilực lượng chủ hộ gia đình có trình độ học vấn thấp. Có thể nói rằng trình độ văn hóa chỉ đạt mức trung bình của lực lượng lao động ngư dân nuôi trồng thuỷ sản, là một trong những nguyên nhân cản trở cho việc đa dạng hoá ngành nghề, sống quá phục thuộc vào nghề nuôi trồng thuỷ sản, vì vậy rất khó khăn trong việc chuyển đổi nghề, cũng như bị động trước những sự cố khó khắc phục như thảm hoạ Fomosa.
Một số định hướng cần chú trọng về nguồn nhân lực như sau: Cần có kế hoạch đào tạo bổ sung các lao động về NTTS, ưu tiên đào tạo cho nhóm lao động dưới 35 tuổi; Cần có phương pháp khuyến nông và hỗ trợ kỹ thuật dài hạn phù hợp với trình độ cho các hộ gia đình chuyển đổi hoặc phát triển sinh kế phụ nông nghiệp, đặc biệt chú ý đào tạo nghề nông nghiệp cho nhóm lao động nữ.
3.4.2.Vốn vật chất
Nguồn vốn vật chất được phân ra hai loại: tài sản của cộng đồng và tài sản của hộ. Tài sản của cộng đồng trong nghiên cứu này đó là: điện, đường, trường học, trạm y tế, công trình thủy lợi, thông tin liện lạc... Tài sản của hộ bao gồm cả tài sản phục vụ sản xuất và tài sản phục vụ sinh hoạt của hộ.
Tài sản sinh hoạt trong gia đình cũng được xem như là một nguồn vốn thể hiện đời sống, phản ánh phần nào chất lượng cuộc sống của ngư dân 2 xã nghiên cứu, được thể hiện qua biểu đồ:
(Nguồn: Số liệu điều tra 2018) Biểu đồ 3.1. Tài sản sinh hoạt của cộng đồng ngư dân nuôi trồng thuỷ sản
Qua biểu đồ 3.1 ta thấy nguồn tài sản phục vụ sinh hoạt của 60 hộ cộng đồng ngư dân nuôi trồng thuỷ sản được hỏi vẫn tương đối cao, mặc dù chưa có thể đánh giá là có cuộc sống thượng lưu, nhưng hầu hết các hộ gia đình đã ổn định được cuộc sống có 100% số hộ gia đình có nhà ở, 100% hộ có điện thoại di động; 95% hộ có ti vi, đầu đĩa DVD…những phương tiện này một mặt góp phần đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận các nguồn thông tin về kinh tế - xã hội, giá cả thị trường, biến động của thời tiết. Số hộ có xe máy và xe đạp cũng đạt 100% đáp ứng nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển), buôn bán, khai thác thuỷ hải sản, đi làm nhanh chóng hơn, thậm chí một số hộ còn có ô tô đạt 4%. Các tài sản khác như bếp gas, số hộ đạt 96,6% và tủ lạnh đạt 86%; Như vậy, tài sản phục vụ sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng ngư dân đạt ở mức tương đối khá.
Ngoài tài sản phục vụ sinh hoạt, thì tài sản phục vụ sản xuất của hộ, được xem như là một trong những nguồn vốn quan trọng, được thể hiện qua biểu đồ:
(Nguồn: Số liệu phỏng vấn hộ 2018) Biểu đồ 3.2. Tài sản phục vụ sản xuất của hộ gia đình nuôi trồng thủy sản
Qua biểu đồ, chúng ta thấy rằng, tài sản phục vụ sản xuất cuả 60 hộ gia đình ngư dân nuôi trồng thuỷ sản được phỏng vấn, có những nguồn khá đồng đều, bắt nguồn từ việc các hộ có đến 80% có đất nông nghiệp để canh tác, dẫn đến việc có 25% hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò; chăn nuôi gia cầm, chiếm 71,7%; và chăn nuôi lợn, chiếm 41,7%.
Trong nguồn vốn vật chất của hộ NTTS, thì tài sản quan trọng nhất đối với hộ là diện tích ao hồ, nhìn vào đây có thể thấy năng lực của nhóm nuôi trồng và tiềm năng của họ. Được thể hiện qua biểu đồ 3.3
(Nguồn: Số liệu phỏng vấn hộ 2018) Biểu đồ 3.3. Tài sản phục vụ NTTS của hộ
Qua biểu đồ, chúng ta có thể nhận thấy rằng, đối với cộng đồng NTTS trên địa bàn 2 xã được nghiên cứu, số lượng hộ có diện tích ao hồ dưới 0,1 ha là không có, số hộ có diện tích ao hồ từ 0,1 ha đến 0,2 ha chỉ chiếm 1,7%. Diện tích ao hồ phần lớn tập trung vào khoảng 0,2 ha đến 0,3 ha và 0,4 ha đến 0,5 ha (chiếm đến 56% tổng số hộ điều tra), diện tích trên 1,0 ha chiếm 11,7%. Như vậy nguồn tài sản, công cụ sản xuất của cộng đồng NTTS chỉ dừng lại ở mức trung bình, chỉ sản xuất ở mức độ vừa phải, đầu tư nguồn lực không cao.
3.4.3 Vốn tài chính
Những khó khăn về tài chính được cho là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đối với các hoạt động sản xuất của các hộ gia đình cộng đồng khai thác thuỷ sản ven bờ, đặc biệt là sau sự cố môi trường biển. Thiếu vốn cũng là nguyên nhân cản trở phát triển kinh tế, các hộ gia đình trên địa bàn phần lớn thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất NTTS.
Do vậy, qui mô sản xuất nhỏ lẻ và hiệu quả kinh tế mang lại còn rất thấp. Muốn cải thiện được kinh tế thì việc tăng cường đầu tư nhằm mở rộng quy mô nuôi trồng, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm là nhu cầu tất yếu. Trong khi khả năng, điều kiện để nuôi trồng thuỷ sản ngày càng thu hẹp, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ ngày càng giảm thì việc vay vốn để đầu tư được coi là hành vi quan trọng để thỏa mãn về mặt tài chính.
Về nguồn vốn vay, người thân, bạn bè là không phải là đối tượng đầu tiên ngư dân hướng tới mỗi khi gặp khó khăn về kinh tế, thay vào đó cộng đồng ngư dân hướng đến nguồn vay vốn từ ngân hàng như Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng BIDV, …
Hiện nay người dân tại các xã khá dễ dàng để tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách thông qua hội nông dân, hội phụ nữ xã nhưng đối tượng vay và nguồn vốn không nhiều. Theo ngân hàng chính sách nguồn vốn vay đối với hộ nghèo được vay 5 triệu đồng, không lãi suất, vay từ 10 triệu đồng trở lên, lãi suất ưu đãi là 0,65%/năm. Nếu người dân vay vốn để trồng rừng được vay tối đa là 30 triệu đồng, lãi suất là 0,9%/năm.
Trong bối cảnh thu nhập bấp bênh, không có tiết kiệm, thiếu vốn và nợ nần khó có khả năng chi trả, có thể đề xuất một số giải pháp để cải thiện nguồn vốn tài chính cho người dân như sau: Nâng cao năng lực cho hộ giai đình, đặc biệt là phụ nữ về giáo dục tài chính và quản lý chi tiêu cho hộ gia đình; Xây dựng các mô hình nhóm tiết kiệm trong các tổ nhóm sản xuất; Giải quyết các vướng mắc trong tiếp cận chính sách về tín dụng.
3.4.4. Vốn xã hội
Quan hệ của chủ hộ NTTS và người làm thuê
Quan hệ này chỉ xuất hiện đối với những hộ có diện tích nuôi trồng lớn hơn 0,5ha trở lên bởi những hộ này cần trên nhiều lao động khi lao động trong hộ không đáp ứng đủ số lượng, tuy vậy người chủ và người làm thuê đa số có quan hệ quen biết từ trước, anh em họ hàng, người trong vùng. Hình thức trả lương hầu hết là trả lương tháng, cũng có một số hộ có tính % lợi nhuận cho người làm thuê để khuyến khích lao động. Hình thức này có thể kích thích năng lực lao động và sự tận tâm, tận lực của người lao động đối với chủ hộ. Hình thức trả lương được thỏa thuận thỏa đáng trước mỗi vụ để tạo sự thoải mái cho người làm thuê và chủ hộ.
Đối với những hộ có diện tích nuôi trồng dưới 0,5ha người lao động hoàn toàn là quan hệ gia đình ( bố và con cái, anh em) và họ không tiến hành tính toán các khoản thu chi và trả lương và không hình thành quan hệ chủ hộ và người làm thuê.
Quan hệ của các chủ hộ với nhau
Nuôi trồng thủy sản là công việc dễ gặp rủi ro do dịch bệnh, thời tiết, môi trường và nhiều yếu tố bên ngoài tác động. Chính vì vậy, liên kết này cực kì quan trọng và được quan tâm. Để hỗ trợ nhau trong quá trình NTTS, họ liên kết với nhau thành lập HTX NTTS hoặc tổ hợp tác NTTS. Họ thường là người cùng một thôn hoặc một vùng sản xuất gần nhau, được bầu người đứng đầu là giám đốc hoặc tổ trưởng tổ hợp tác.
Quan hệ của chủ hộ NTTS với thương lái
Quan hệ này được thiết lập và quan hệ chặt chẽ và đây là liên kết quan trọng trong việc tăng cường nguồn lực tài chính cho hộ NTTS. Họ liên kết với thương lái lớn bằng cách thương lái hỗ trợ tài chính cho các hộ nguồn giống, thức ăn, đây có thể coi là một khoản đặt cọc ứng trước thu hoạch, tránh trường hợp tranh chấp thủy sản.
Cũng có những trường hợp tiêu cực như thương lái ép giá khi sản lượng cao hoặc chủ hộ gặp khó khăn về tài chính nhưng những trường hợp này không nhiều và không ảnh hưởng lớn đến tổng thể mối liên kết giữa thương lái và chủ hộ.
Quan hệ của hộ NTTS với các tổ chức hội, đoàn thể, cơ quan chức năng Hiện tại trên địa bàn không có doanh nghiệp tiêu thụ thủy sản cho người dân để trở thành sản phẩm qua chế biến và có giá trị cao hơn, đây là thiếu sót lớn trong việc nâng cao giá trị sản phẩm thủy hải sản tại đia phương.
Việc tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác NTTS hiện nay rất được bà con quan tâm. Việc tham gia vào hợp tác xã, tổ hợp tác tạo điều kiện cho người dân có cơ sở pháp lý để tham gia các gói tín dụng và sự hỗ trợ của chính quyền đoàn thể. Trong quá trình nuôi trồng có sự phối hợp lẫn nhau để yên tâm sản xuất.
Đối với vốn xã hội của hộ NTTS, ta thấy rằng: vốn xã hội chủ hộ, người làm thuê, chính quyền địa phương, các nhóm hội tương tác mạnh mẽ và có hiệu quả trong việc phát triển sinh kế của hộ NTTS nói chung. Có những mối liên kết chưa được hình thành như với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu giúp người dân ổn định đầu ra, tăng giá trị sản phẩm.
Trong bối cảnh thị trường khó khăn, giá bán hải sản, sản phẩm nông nghiệp biến động cần có vai trò của mạng lưới xã hội để hỗ trợ người dân trong tham gia bền vững và bình đẳng hơn trong thị trường, đồng thời thúc đẩy sản xuất. Do đó, đánh giá đề xuất một số hành động sau: Khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hợp tác xã và các tổ hợp tác; Nâng cao năng lực các tổ hợp tác và hợp tác xã để đảm bảo thực hiện tốt chức năng và vai trò hỗ trợ thành viên.
3.4.5. Vốn tự nhiên
Yếu tố tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối vơi con người trong quá trình tồn tại và phát triển. Hàng ngày, con người sử dụng nguồn nước, đất, không khí để tồn tại và các nguồn tài nguyên khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mình. Mỗi sự biến đổi của tự nhiên, môi trường đều có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sinh kế của con người. Đối với hộ NTTS thì vốn tự nhiên là diện tích mặt nước biển, hồ, sông tự nhiên phục vụ nuôi trồng thủy sản và diện tích đất đai sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
* Xã Vĩnh Sơn (Theo Báo cáo Kết quả thực hiện nông thôn mới năm 2017 xã Vĩnh Sơn):
Tổng diện tích tự nhiên theo đo đạc bản đồ địa chính chính quy của xã là 4093,72 ha.
PhíaBắc giáp với xã Vĩnh Lâm và xã Vĩnh Thủy.
Phía Đông giáp xã Vĩnh Thành và xã Trung Giang của huyện Gio Linh.
Phía Nam giáp xã Trung Sơn của huyện Gio Linh.
Phía Tây giáp xã Vĩnh Hà;
Vĩnh Sơn có điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường tương đối thuận lợi, với nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn, diện tích đất rừng khá nhiều, trên địa bàn xã có đường Quốc lộ 1A, đường Sắt Bắc Nam và đường mòn Hồ Chí Minh đi qua đây là điều kiện tốt cho việc phát triển kinh tế tổng hợp đa dạng, bền vững.
Các ngành nghề sản xuất và lao động chủ yếu gồm:
Sản xuất Nông nghiệp chiếm: 55%;
Thương mại dịch vụ chiếm: 35%;
Xây dựng chiếm: 10%.