CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Các giải pháp phục hồi sinh kế của hộ NTTS trước tác động của sự cố môi trường biển FORMOSA
3.5.1 Các giải pháp phục hồi của hộ NTTS đã thực hiện
Nghiên cứu các giải pháp này được thực hiện với mục đích thu thập và phân tích thông tin liên quan đến thực tế hoạt động sinh kế của hộ NTTS tác động từ sự cố môi trường biển năm 2016 do Công ty FORMOSA gây ra, trên cơ sở đó đề xuất kế hoạch hành động ngắn hạn và giải pháp dài hạn về cải thiện thiện sinh kế của hộ NTTS nhằm giúp cộng đồng thích ứng với điều kiện ảnh hưởng của môi trường trong thời gian tới.
Bảng3.9.Giải pháp phục hồi SK của hộ (% hộ áp dụng)
Tên giải pháp Xã Vĩnh Sơn
Xã Vĩnh Lâm
BQ
chung Mô tả về ND giải pháp
1. Giảm chi tiêu
sinh hoạt 100 100 100
Giảm chi tiêu trong sinh hoạt của hộ như không mua sắm đồ cá nhân mới, tiết kiệm ăn uống…
2. Sử dụng tiền đền bù cho để sửa sang ao hồ, một phần chi tiêu cho sinh hoạt
100 100 100
Dùng tiền đền bù cho các hoạt động thuê máy móc, nhân công sửa sang ao hồ, một phần dùng chi tiêu cho sinh hoạt của hộ
3. Chuyển hướng đầu tư PTSX trồng trọt, chăn nuôi
46,67 60,00 53,33
Đầu tư mạnh hơn, chăm sóc tốt hơn vào sản xuất lúa, màu, các mô hình rau sạch, phát triển chăn nuôi gia trại gà, vịt, lợn…
4. Thuê mướn LĐ có mức công thấp phục vụ NTTS để giảm chi phí
43,33 23,33 33,33
Một số hộ có diện tích ao hồ lớn (trên 0,4 ha), có điều kiện kinh tế khá tận dụng thuê lao động với mức tiền công thấp để NTTS nhằm giảm chi phí đầu tư đầu vào
5. Vay, mượn để đầu tư sản xuất, chi tiêu sinh hoạt ứng phó sự cố
40,00 36,67 38,33
Mượn người thân, bạn bè không có lãi suất để chi tiêu sinh hoạt; vay các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để đầu tư sản xuất
Tên giải pháp Xã Vĩnh Sơn
Xã Vĩnh Lâm
BQ
chung Mô tả về ND giải pháp
6. Đi làm thuê như chạy cát sạn, thợ hồ… để tăng thu nhập
16,67 20,00 18,33
Lao động của các hộ không NTTS do sự cố dư thừa nên đi làm thuê các công việc khác cho các gia đình thiếu lao động hoặc làm các công việc như phụ hồ, chạy cát sạn… để tăng thu nhập cho hộ 7. Đào tạo nghề mới,
lao động ngoại tỉnh hoặc xuất khẩu lao động ở nước ngoài
6,67 10,00 8,33
Tham gia các lớp dạy nghề mới tại địa phương hoặc đăng ký xuất khẩu lao động sang các thị trường lao động như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật…
(Nguồn: Số liệu phỏng vấn hộ 2018) 3.5.1.1. Giảm chi tiêu sinh hoạt của hộ gia đình NTTS sau sự cố môi trường biển
*Thay đổi chi tiêu về Lương thực thực phẩm
Mức chi tiêu của hộ phản ánh mức sống của người dân, phản ánh đời sống kinh tế của người dân.Đây được xem là giải pháp có tính phổ biến, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng ngư dân NTTS cũng có nhiều thay đổi. Để thích ứng sau với cố môi trường biển, có 100% hộ gia đình ngư dân đã cắt giảm nguồn chi tiêu về lương thực, thực phẩm cũng như những nhu cầu về giải trí, giáo dục...
Qua bảng số liệu cho thấy rằng, cộng đồng ngư dân đã có những phương nháp nhằm giảm tiêu thụ lương thực và thực phẩm. Trong đó việc chọn giảm lượng lương thực thực phẩm cho mỗi bữa ăn được hộ gia đình sử dụng nhiều nhất, chiếm 90%; và sự lựa chọn này diễn ra nhiều lần, khá là thường xuyên. Bên cạnh đó, vấn đề giảm số bữa ăn cũng diến ra khá phố biến của hộ gia đình NTTS, chiếm 85%, với lựa chọn này, đa số được hộ ngư dân sử dụng nhiều lần trong một tuần.
Một vài biện pháp khác, như gửi con cho ông bà và mượn LTTP thì chiếm tỷ lệ rất thấp chưa vượt quá 10%, và cũng không diễn ra thường xuyên, mà chỉ thi thoảng một tháng một lần, hoặc lâu hơn. Bởi vì hộ gia đình ngư dân có tâm lý mặc cảm không thoải mái khi đi vay mượn, thêm vào đó, người thân, bà con, hàng xóm, cũng có hoàn cảnh giống như bản thân nên không dám vay mượn, mà tự lực giải quyết, khắc phục khó khăn là chủ yếu.
* Thay đổi chi tiêu cho những nhu cầu khác
Bên cạnh việc cắt giảm chi tiêu về lương thực, thực phẩm, hộ NTTS cũng cắt giảm chi tiêu cho những nhu cầu khác như: cắt giảm chi tiêu cho nhu cầu về giải trí, mua sắm, đi chơi, du lịch…; Mặt khác, hộ gia đình NTTS giảm chi tiêu chung của gia đình, cố gắng tiết kiệm hết sức có thể những chi phí sinh hoạt hằng ngày như điện, nước, xăng xe…Như vậy cộng đồng ngư dân NTTS rất cố gắng trong việc thích ứng với những khó khăn sau sự cố môi trường biển.
Về vấn đề giáo dục trẻ em, cho đến thời điểm hiện tại, hộ gia đình NTTS vẫn cho con được tiếp tục đi học, nhưng lại cắt giảm vấn đề đi học thêm của con, phương pháp này cũng được áp dụng rộng rãi để giảm bớt chi tiêu cho gia đình.
3.5.1.2. Sử dụng tiền đền bù cho để sửa sang ao hồ, một phần chi tiêu cho sinh hoạt:
Tiền đền bù được các hộ NTTS tiếp nhận và sữ dụng cho các hoạt động thuê máy móc, nhân công để sửa sang ao hồ, cải tạo môi trường nuôi, một phần được sử dụng vào chi tiêu sinh hoạt trong gia đình trong hoàn cảnh khó khăn do tác động của sự cố.
Qua khảo sát 100% hộ được hỏi cho rằng mình được đền bù thỏa đáng và sử dụng nguồn tiền này vào mục đích hoạt động NTTS là chính.
3.5.1.3. Chuyển hướng đầu tư PTSX trồng trọt, chăn nuôi
Thực hiện các mô hình chuyển đổi sinh kế được sự hỗ trợ của UBND tỉnh theo Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị (hỗ trợ 200 triệu đồng/01 xã, thị trấn), UBMT TQVN tỉnh (hỗ trợ 100 triệu đồng/01 xã, thị trấn), UBND huyện, các cấp, các tổ chức và doanh nghiệp... như xã Vĩnh Thạch đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn sinh sản, bò sinh sản; Xã Vĩnh Giang đã triển khai mô hình nuôi tôm-cua-cá kết hợp; Xã Vĩnh Thái đã triển khai mô hình trồng dứa, trồng sả, trồng ném, chăn nuôi lợn; Thị trấn Cửa Tùng triển khai mô hình chăn gà – lợn, mô hình trồng nghệ và rau sạch. Bước đầu giải quyết được một phần khó khăn và tạm ổn định đời sống cho người dân.
Đối với địa bàn 02 xã điều tra, các hộ NTTS đa số chọn phương án chuyển đổi qua các mô hình trồng dứa Queen, trồng ớt chỉ thiên, chỉ địa, nuôi vịt gia trại... với tỷ lệ khá cao là xã Vĩnh Sơn 46,67%, Vĩnh Lâm là 60,00%. Hiện tại các mô hình đang phát huy tác dụng khá cao trong thu nhập của hộ gia đình NTTS.
3.5.1.4. Thuê mướn LĐ có mức công thấp phục vụ NTTS để giảm chi phí
Hoạt động này chủ yếu tập trung vào một số hộ có diện tích nuôi trồng lớn(trên 0,4 ha) muốn cải tạo ao hồ, mặt khác có điều kiện kinh tế khá giả tận dụng thuê lao động với mức tiền công thấp để NTTS nhằm giảm chi phí đầu tư đầu vào. Hoạt động này được các hộ NTTS ở Vĩnh Sơn áp dụng với tỹ lệ 43,33% hộ được hỏi, trong khi đó ở Vĩnh Lâm có tỷ lệ ít hơn chỉ chiếm 23,33% hộ được hỏi.
3.5.1.5. Vay, mượn để đầu tư sản xuất, chi tiêu sinh hoạt ứng phó sự cố
Mượn người thân, bạn bè không có lãi suất để chi tiêu sinh hoạt. Biện pháp này chiếm tỷ lệ rất thấp chưa vượt quá 5%, và cũng không diễn ra thường xuyên, mà chỉ thi thoảng một tháng một lần, hoặc lâu hơn. Bởi vì hộ gia đình ngư dân có tâm lý mặc cảm không thoải mái khi đi vay mượn, thêm vào đó, người thân, bà con, hàng xóm, cũng có hoàn cảnh giống như bản thân nên không dám vay mượn, mà tự lực giải quyết, khắc phục khó khăn là chủ yếu;
Vay các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để đầu tư sản xuất được các hộ sử dụng với tỷ lệ cao hơn với 40,00% hộ được hỏi của xã Vĩnh Sơn và 36,67% của xã Vĩnh Lâm.
3.5.1.6. Đi làm thuê như chạy cát sạn, thợ hồ… để tăng thu nhập
Lao động của các hộ không NTTS do sự cố bị dư thừa nên đi làm thuê các công việc khác cho các gia đình thiếu lao động hoặc làm các công việc như phụ hồ, chạy cát sạn… để tăng thu nhập cho hộ. Tỷ lệ hộ được hỏi ở xã Vĩnh Sơn sử dụng biện pháp này là 16,67% và ở xã Vĩnh Lâm là 20%.
Với những hộ gia đình ngư dân có nguồn vốn ít, hoàn cảnh khó khăn, chưa có công việc ổn định, đã lựa chọn việc đi làm thuê để tăng thêm thu nhập tại các hộ NTTS khác hoặc làm phụ sơn, phụ hồ... Những công việc này khá đơn giản, chủ yếu không cần phải có bằng cấp, lại dễ tuyển dụng, và có thể làm theo thời vụ, tuy nhiên lại khá vất vả, đòi nhiều về thể lực, thu nhập thấp lại không ổn định.
3.5.1.7. Đào tạo nghề mới, lao động ngoại tỉnh hoặc xuất khẩu lao động ở nước ngoài Giải pháp này được các hộ quan tâm nhiều nhưng áp dụng vào thực tế tỷ lệ lại không cao, ở Vĩnh Sơn là 6,67% hộ áp dụng giải pháp này, tỷ lệ này ở Vĩnh Lâm là 10,00%.
Trên địa bàn huyên, sau khi có Quyết định số 12/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Đề án số 2285/ĐA-UBND ngày 30/5/2017 của UBND tỉnh về chuyển đổi sinh kế, tạo việc làm cho lao động thủy sản, kết quả đã tuyển sinh và đạo tạo nghề cho lao động vùng biển:
- Tổng số lớp được mở: 11 lớp
- Tổng số lượng người tham gia: 361 người
- Tổng số kinh phí đã thực hiện: 800.000.000 đồng
Xuất khẩu lao động sẽ có nguồn vốn để phát triển ngành nghề khác, vì thu nhập cao, bên cạnh đó cũng mang lại nhiều rủi ro, xuất phát từ việc bất đồng ngôn ngữ, văn hoá, lối sống, đặc biệt là thời tiết, buộc người đi làm phải cố gắng chăm chỉ, kiên trì, và nhẫn nại, để thích ứng với môi trường, công việc mới, ngoài ra công việc này cũng cần có nguồn vốn đầu tư lớn, và những yêu cầu về sức khoẻ, tuổi tác...