Thiệt hại của hộ NTTS do sự cố môi trường biển FORMOSA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của các hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển formosa ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Thiệt hại của hộ NTTS do sự cố môi trường biển FORMOSA

3.3.1 Thực trạng bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển tại huyện Vĩnh Linh

Sự cố môi trường biển gây thiệt hại nghiêm trọng hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, nhất là người dân vùng ven biển. Các tàu đánh bắt hải sản ven bờ gần như nằm bờ hoàn toàn, sản phẩm khai thác xa bờ khó tiêu thụ; Hoạt động thu mua và kinh doanh hàng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, kinh doanh, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, nuôi trồng thủy sản hoàn toàn bị ngưng trệ.

Ngay khi sự việc xảy ra, toàn bộ hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cơ sở đều vào cuộc một cách quyết liệt để nhanh chóng triển khai công tác ứng phó khắc phục sự cố.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương; UBND tỉnh Quảng Trị đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan chủ động triển khai các hoạt động kiểm tra, lấy mẫu, phục vụ việc xác định nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục; tổ chức thu gom, chôn lấp, xử lý môi trường, hướng dẫn, khuyến cáo bà con ngư dân các giải pháp nuôi trồng, khai thác, tiêu thụ thuỷ, hải sản phù hợp, đúng quy định nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống người dân; triển khai xây dựng các mô hình chuyển đổi sinh kế cho người dân; cử cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng cường về các xã ven biển để giúp chính quyền các xã hướng dẫn công tác thống kê, đánh giá thiệt hại do sự cố môi trường gây ra để có cơ sở bồi thường, hỗ trợ cho nhân dân khôi phục sản xuất và đề xuất phương án phát triển sinh kế, ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân.

Chính quyền các địa phương đã chủ động nắm tình hình, phát hiện và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tình hình để kích động người dân tụ tập, gây rối làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; động viên nhân dân tin tưởng vào các chính sách, biện pháp khắc phục sự cố của Chính phủ, không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo tụ tập đông người, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân vùng biển.

Nhìn chung, công tác tổ chức kê khai, thống kê, xác định thiệt hại đã được các địa phương thực hiện khẩn trương, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế, phạm vi, mức độ ảnh hưởng và chỉ áp dụng cho các đối tượng thực sự bị thiệt hại; việc tổ chức thực hiện chặt chẽ, đúng quy định, có sự tham gia trực tiếp của người dân, cộng đồng và chính quyền cơ sở. Công tác chi trả tiền bồi thường thiệt hại được thực hiện công khai, dân chủ, đúng đối tượng và đúng quy định, mặc dù vẫn có đơn thư kiến nghị, khiếu nại của người dân về công tác kê khai, chi trả tiền bồi thường thiệt hại nhưng đã được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương kịp thời giải thích làm rõ cho người dân hiểu được chính sách bồi thường hỗ trợ thiệt hại của Chính phủ.

Công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển tại huyện Vĩnh Linh như sau (Nguồn: Báo cáo Kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển huyện Vĩnh Linh):

a) Kết quả chi trả hỗ trợ theo Quyết định số 772/QĐ-TTg, Quyết định số 1138/QĐ-TTg:

- Tổng kinh phí UBND tỉnh cấp: 3.910.500.000 đồng - Tổng kinh phí UBND huyện đã chi: 3.872.000.000 đồng

+ Kinh phí chi hỗ trợ cho chủ tàu thuyền là: 3.458.000.000 đồng (cho 796 thuyền)

Trong đó:

Số thuyền không lắp máy định mức hỗ trợ 3.500.000 đồng/thuyền là: 348 chiếc với tổng kinh phí: 1.218.000.000 đồng

Số thuyền có lắp máy định mức hỗ trợ 5.000.000 đồng/thuyền là: 448 chiếc với tổng kinh phí: 2.240.000.000 đồng

+ Kinh phí chi hỗ trợ cho chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản là: 414.000.000 đồng (cho 10 cơ sở với diện tích 13,8 ha)

- Tổng số kinh phí còn lại: 38.500.000 đồng.

b) Theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg và Quyết định 309/QĐ-TTg:

- Tổng kinh phí được phê duyệt: 297.653.836.643 đồng - Tổng kinh phí thực hiện chi trả: 295.653.712.643đồng.

- Tổng kinh phí điều chỉnh giảm: 2.000.124.000đồng.

c) Theo Công văn số 1826/TTg-NN:

- Tổng kinh phí được phê duyệt: 324.000.000 đồng - Tổng kinh phí thực hiện chi trả: 324.000.000 đồng.

- Tổng kinh phí chưa chi trả: 0.0đồng.

d) Công tác triển khai thực hiện các nội dung theo Quyết định số 12/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Đề án số 2285/ĐA-UBND ngày 30/5/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị.

- Kết quả tuyển sinh và đạo tạo nghề cho lao động vùng biển:

Tổng số lớp được mở: 11 lớp

Tổng số lượng người tham gia: 361 người Tổng số kinh phí: 800.000.000 đồng

- Hỗ trợ bảo hiểm y tế: Kinh phí hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển: 1.434.000.000 đồng.

- Kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng học sinh, sinh viên là: 6.032.580.000 đồng.

Đã cấp là 2.332.000.000 đồng Còn thiếu: 3.700.580.000 đồng.

- Thực hiện các mô hình chuyển đổi sinh kế được sự hỗ trợ của UBND tỉnh (hỗ trợ 200 triệu đồng/01 xã, thị trấn), UBMT TQVN tỉnh (hỗ trợ 100 triệu đồng/01 xã, thị trấn), UBND huyện, các cấp, các tổ chức và doanh nghiệp... như xã Vĩnh Thạch đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn sinh sản, bò sinh sản; Xã Vĩnh Giang đã triển khai

mô hình nuôi tôm-cua-cá kết hợp; Xã Vĩnh Thái đã triển khai mô hình trồng dứa, trồng sả, trồng ném, chăn nuôi lợn; Thị trấn Cửa Tùng triển khai mô hình chăn gà – lợn, mô hình trồng nghệ và rau sạch. Bước đầu giải quyết được một phần khó khăn và tạm ổn định đời sống cho người dân.

e) Đảm bảo an ninh trật tự và ổn định đời sống cho người dân ven biển Tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn an ninh trật tự xã hội, ổn định đời sống.

UBND huyện đề xuất các cấp, ngành hỗ trợ vật chất và tình thần để giúp đỡ người dân ven biển giải quyết khó khăn trước mắt.

Vận động người dân yên tâm sản xuất, không bị các lực lượng kích động lợi dụng gây rối làm mất an ninh trật tự thôn xóm.

Hướng dẫn người dân chuyển đổi nghề nhằm ổn định cuộc sống. Đặc biệt sau khi có Quyết định số 772/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ khẩn cấp tiền và gạo cho ngư dân nên đã giảm bớt một phần khó khăn cho người dân.

Được các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trân, đoàn thể và nhân dân đồng thuận cùng nhau vượt qua khó khăn. Các chính sách hỗ trợ sinh kế một phần giúp nhân dân yên tâm sản suất và tin tưởng các chính sách của Đảng và Nhà nước. Kinh phí hỗ trợ, bồi thường thiệt hại được người dân sử dụng hiệu quả, phục vụ cho việc cải tao, nâng cấp phương tiện để tái sản xuất có hiệu quả hơn.

Đến nay, tình hình sản xuất của người dân bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển đã trở lại bình thường. Sản lượng khai thác thủy sản có giảm, nuôi trồng và chế biến thủy sản trở lại bình thường. Dịch vụ hậu cần nghề và và dịch vụ du lịch đang dần được khôi phục nhưng doanh số còn thấp hơn so với trước khi xẩy ra sự cố môi trường.

An ninh trật tự ổn định, không có điểm nóng và tình hình phức tạp tại các khu dân cư, người dân yên tâm sinh sống và sản xuất.

3.3.2. Quá trình ảnh hưởng hoạt động NTTS của hộ:

Bảng 3.4.Quá trình ảnh hưởng HĐ NTTS của hộ (từ 04/2016 đến 04/2018)

Chỉ tiêu ĐVT

Vĩnh Sơn

Vĩnh Lâm

BQ chung

Thời gian ngừng HĐ hoàn toàn tháng 8,0 7,93 7,97

Thời gian phục hồi hoạt động từng phần tháng 4,26 4,06 4,16 Thời gian để hộ phục hồi NTTS hoàn toàn tháng 12,26 11,99 12,13

Thời gian ổn định và phát triển tháng 11,74 12,01 11,87

(Nguồn: PV hộ năm 2018)

Qua Bảng 3.4 ta thấy, thời gian ngừng hoạt động NTTS hoàn toàn của các hộ NTTS của 02 xã nghiên cứu tương đương nhau và bình quân là 7,97 tháng. Thời gian này đa số các hộ NTTS đều gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, khũng hoảng về việc làm, một số ít chuyển đổi nghề để làm các công việc khác. Sau thời gian ngừng hoàn toàn, khi thị trường tiêu thụ thủy hải sản đã hoạt động trở lại, các hộ đã xữ lý lại ao hồ nuôi, chuẩn bị lại vật tư, thiết bị tài sản của hộ và tiến hành nuôi lại nhưng đa số không nuôi hết diện tích, và chỉ nuôi cầm chừng. Lý do các hộ đưa ra là giai đoạn này họ chưa biết được thị trường tiêu thụ sẽ như thế nào, người dân đã ăn lại thủy hải sản hay chưa, nên họ chỉ nuôi lại vụ đầu tiên với diện tích và sản lượng không nhiều trong thời gian 4,16 tháng.

Sau vụ nuôi lại đầu tiên sau sự cố này, khi thị trường tiêu thụ đã hoạt động trở lại bình thường, các thương lái thu mua hàng giữ giá ổn định nên sau 12,13 tháng hoạt động NTTS đã phục hồi hoàn toàn, hộ nuôi đã nuôi lại 100% diện tích so với trước sự cố. Thời gian từ sau thời gian để hộ phục hồi NTTS hoàn toàn đến thời điểm nghiên cứu được coi là thời gian ổn định và phát triển (11,87 tháng).

3.3.3.Thiệt hại của hộ NTTS do ảnh hưởng của sự cố:

Theo Báo cáo tổng kết công tác đền bù thiệt hại do sự cố môi trường biển Formosa của huyện Vĩnh Linh, thì thiệt hại được hỗ trợ của hộ NTTS nói chung là 39,641 tỷ đồng, trong đó: diện tích nuôi trồng 255,05 ha (theo giá Nhà nước hỗ trợ là 38,741 tỷ đồng), sản xuất ương dưỡng giống 10 triệu con (0,90 tỷ đồng).

Bảng 3.5.Thiệt hại của hộ NTTS do sự cố

Chỉ tiêu ĐVT

Vĩnh Sơn

Vĩnh Lâm

BQ chung Mất thu nhập từ HĐNTTS

do không bán được SP

Triệu

đồng/hộ 136,87 102,53 119,7

Xử lý ao nuôi do bị ô nhiểm

nguồn nước Triệu đồng 65,43 51,27 58,35

Thủy sản nuôi bị chết do

nguồn nước ô nhiễm Triệu đồng 58,08 41,01 49,55

Tổng thiệt hại do sự cố Triệu đồng 260,38 194,81 227,60 Tỷ trọng thiệt hại so với

tổng thu nhập % 110 131 121

(Nguồn: PV hộ 2018)

Qua bảng 3.5 ta thấy thiệt hại của hộ NTTS là khá lớn do chi phí nuôi trồng khá cao, khi tỷ trọng thiệt hại do sự cố so với tổng thu nhập là 121% ta biết tổn thất của hộ vượt trên tổng thu nhập một năm. Thiệt hại của hộ NTTS trên địa bàn điều tra chủ yếu là do mất thu nhập vì không bán được sản phẩm. Khi bị sự cố xảy ra, một phần sản phẩm bị chết do ô nhiễm, một phần không bán được, buộc phải tiêu hủy theo quy định của Nhà nước, phần còn lại do tâm lý người tiêu dùng e ngại dùng sản phẩm nhiễm độc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó hộ NTTS gần như mất trắng khối lượng nuôi trồng ở thời điểm đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của các hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển formosa ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)