Đánh giá kết quả phục hồi sinh kế của các hộ nuôi trồng thủy sản sau sự cố môi trường biển FORMOSA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của các hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển formosa ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 79 - 83)

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.6. Đánh giá kết quả phục hồi sinh kế của các hộ nuôi trồng thủy sản sau sự cố môi trường biển FORMOSA

3.6.1. Hiện trạng phục hồi hoạt động NTTS của hộ

Bảng 3.14.Hiện trạng phục hồi hoạt động NTTS của hộ (thời điểm nghiên cứu:tháng 4/2018)

Chỉ tiêu mô tả

ĐVT

Xã Vĩnh Sơn Xã Vĩnh Lâm BQ chung

Hiện trạng

% so vớitrước

sự cố

Hiện trạng

% so với trước sự cố

Hiện trạng

% so với trước

sự cố

DT ao hồ Ha/hộ 0,64 101,67 0,51 98,00 0,57 99,84

DT nuôi Ha/hộ 0,64 101,67 0,51 98,00 0,57 99,84

Vốn cố định Triệu/hộ 589 109,07 473 111,29 531 109,94 Vốn lưu động Triệu/hộ 246 111,82 134 110,74 190 111,28 Lao động thuê Người/hộ 0,47 156,67 0 100 0,24 128,34 Lao độnggia đình Người/hộ 1,90 100 2,57 100 2,23 100 Chi phí/đầu tư Triệu/hộ 619,17 144,89 518,17 102,61 586,67 123,75 Doanh thu Triệu/hộ 812,37 143,25 627,0 111,19 719,98 127,22 Thu nhập từ NTTS Triệu/hộ 235,87 107,26 148,60 109,33 192,23 108,30 Tỷ trọng thu nhập

từ NTTS trên tổng thu nhập của hộ

% 68,33 118,48 75,50 123,77 71,92 121,13

(Nguồn: Số liệu phỏng vấn hộ 2018) Qua Bảng 3.14 ta thấy diện tích NTTS của hộ gần như đã phục hồi hoàn toàn so với trước sự cố, ở xã Vĩnh Sơn tăng 1,67% diện tích so với trước sự cố, xã Vĩnh Lâm giảm 2,0% diện tích so với trước sự cố, mặt khác diện tích nuôi đảm bảo 100% diện tích NTTS của hộ, điều này cho thấy 100% các hộ đã phục hồi diện tích NTTS trở lại.

Vốn lưu động và vốn cố định của hộ cũng đã tăng so với thời điểm trước sự cố (vốn cố định tăng 9,94%, vốn lưu động tăng 11,28%) điều này có nghĩa các hộ NTTS đã làm ăn có lãi trở lại và thu nhập còn cao hơn trước sự cố; Lao động thuê tăng 28,34% chủ yếu ở các hộ NTTS xã Vĩnh Sơn, do các hộ ở đây có điều kiện hơn và diện tích ao hồ cũng lớn hơn; các hộ đã tập trung đầu tư mạnh vào NTTS trở lại, điều này thể hiện ở chi phí đầu tư bình quân tăng tăng 23,75% so với trước sự cố (xã Vĩnh Sơn tăng 44,89%, xã Vĩnh Lâm tăng 2,61%). Đặc biệt là doanh thu từ NTTS tăng lên khá cao tăng 27,22% so với doanh thu trước sự cố, điều này có được là do các hộ đã đầu tư sửa chữa lại ao hồ nuôi, dịch bệnh có chiều hướng giảm, giá cả thị trường các mặt hàng thủy sản đã tăng lên mức thị trường. Thu nhập của hộ từ NTTS tăng 8,3% so với trước sự cố, tỷ trọng thu nhập từ NTTS trên tổng thu nhập của hộ tăng 21,13% cho thấy hộ NTTS đã tập trung chủ yếu vào sản xuất NTTS và đây là nguồn thu chủ yếu của hộ.

3.6.2. Hiện trạng phục hồi thu nhập của hộ NTTS

Bảng 3.15. Hiện trạng phục hồi thu nhập của hộ (thời điểm nghiên cứu: tháng 4/2018)

Nguồn thu ĐVT Xã Vĩnh Sơn Xã Vĩnh Lâm BQ chung

1. Từ NTTS Tr/năm 235,87 148,60 192,23

- So với trước sự cố % 107,26 109,33 108,3

- Thời gian để phục hồi tháng 10,87 10,53 10,70

2. Từ nguồn thu khác Tr/năm 134,13 101,10 117,62

- So với trước sự cố % 98,27 103,20 100,74

- Thời gian để phục hồi tháng 7,0 6,0 6,5

3. Tổng thu nhập Tr/năm 370,00 249,70 309,85

- So với trước sự cố % 102,77 106,26 104,52

- Thời gian để phục hồi tháng 17,87 16,53 17,20

(Nguồn: Số liệu phỏng vấn hộ 2018) Qua Bảng 3.15 ta thấy hiện trạng thu nhập từ NTTS tăng 8,3% so với trước sự cố, thu nhập bình quân 192,23 triệu/hộ/năm với thời gian phục hồi bình quân là 10,7 tháng. Hiện trạng phục hồi thu nhập từ các nguồn thu khác bình quân tăng 0,74%, điều này cho thấy các nguồn thu khác có tăng lên không đáng kể (thậm chí xã Vĩnh Sơn

còn giảm 1,27%) nhưng thời gian phục hồi nhanh bình quân chỉ 6,5 tháng, do thu nhập từ các nguồn thu khác ít chịu ảnh hưởng của sự cố. Tổng thu nhập của hộ đạt 309,85 triệu đồng/năm, so với trước sự cố đã tăng 4,52% và thời gian cần để phục hồi toàn bộ quá trình thu nhập của hộ được tính toán là 17,2 tháng.

3.6.3. Ý kiến của hộ đánh giásphục hồi NTTS của cộng đồng (thời điểm nghiên cứu: tháng 4/2018)

Bảng 3.16.Đánh giá sự phục hồi NTTS của cộng đồng

Nguồn thu ĐVT Xã Vĩnh Sơn Xã Vĩnh Lâm BQ chung

Hiện trạng NTTS so với

trước sự cố % 119,6 133,4 126,5

Thời gian để phục hồi

HĐ NTTS tháng 12 12,3 12,15

Hiện trạng thu nhập của

CĐ so với trước sự cố % 100,33 100,67 100,50

Thời gian để phục hồi

thu nhập tháng 12,03 11,63 11,83

(Nguồn: Số liệu phỏng vấn hộ 2018) Qua đánh giá kết quả tại Bảng 3.16 ta thấy các hộ cho rằng hiện trạng NTTS của cộng đồng đã và đang phát triển mạnh, bình quân tăng 26,5% so với trước khi có sự cố. Thời gian phục hồi hoạt động NTTS của cộng đồng được các hộ đánh giá lâu hơn so với thời gian phục hồi của từng hộ là 12,15 tháng (so với 10,7 tháng của các hộ). Mặt khác, hiện trạng thu nhập bình quân của cộng đồng NTTS tăng 0,5% so với trước sự cố nhưng thời gian để phục hồi thu nhập là 11,83 tháng. Điều này có nghĩa trong cộng đồng NTTS có một số hộ vẫn chưa thể phục hồi, lý do không hoàn toàn do sự cố mà có thể do dịch bệnh làm thủy sản nuôi trồng bị chết, hay là hộ nghèo, hộ cận nghèo dễ bị tổn thương và khả năng phục hồi chậm hơn các hộ khác.

3.6.4. Phục hồi chi tiêu đời sống của hộ NTTS(thời điểm nghiên cứu: tháng 4/2018) Bảng 3.17.Đánh giá của hộ NTTS về phục hồi chi tiêu đời sống

Chỉ tiêu ĐVT

Vĩnh Sơn

Vĩnh Lâm BQ chung

Mức chi tiêu của hộ Tr/năm 105,3 105,8 105,55

So với trước sự cố % 104 104 104

Thời gian để phục hồi tháng 12,03 11,36 11,83

Hiện trạng chi tiêu của CĐ so với trước sự cố

% 101,03 99,87 100,45

Thời gian để phục hồi tháng 12,35 11,07 11,71

(Nguồn: Số liệu phỏng vấn hộ 2018) Qua Bảng 3.17 ta thấy được mức độ chi tiêu của các hộ NTTS đã tăng so với trước sự cố 4%. Đây là một tính hiệu đáng mừng khi các hộ NTTS đã phát triển sinh kế đúng hướng, cho thu nhập ổn định sau sự cố. Mức chi tiêu bình quân của hộ đạt 105,55 triệu/năm bao gồm chi lương thực thực phẩm, chi tiêu dung sinh hoạt, chi giáo dục, chữa bệnh, tích lũy, tiết kiệm… với thời gian phục hồi chi tiêu bình quân của hộ là 11,83 tháng. Hiện trạng chi tiêu của cộng đồng so với trước sự cố tăng nhưng không đáng kể (0,45%), điều này phản ánh đúng thực chất do các hộ đã quen với giải pháp tiết kiệm chi tiêu cho sinh hoạt nên mặc dù phục hồi thu nhập nhưng các hộ vẫn giữ cách chi tiêu tiết kiệm trong gia đình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của các hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển formosa ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)