CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Tình hình phát triển NTTS tại huyện Vĩnh Linh
Theo Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh năm 2017, hoạt động nuôi trồng thủy sản toàn huyện trong năm 2017 là 804 ha chiếm 1,24% diện tích đất tự nhiên, bao gồm nước ngọt khảng 153,17 ha và nước mặn lợ khoảng 650,83 ha, trong đó hầu hết diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn là trên đất liền. Do điều kiện về thời tiết và kỹ thuật, nên người dân chưa tận dụng nuôi thủy sản trên biển. Diện tích NTTS biến động không lớn, chủ yếu là biến động giảm nhẹ diện tích trong các năm trở lại đây, năm 2015 là 853 ha, năm 2016 là 813 ha, đến năm 2017 là 804 ha. Lao động trong các ngành thủy sản là 1.725 người. Sản lượng NTTS đạt 2.030 tấn, đạt 288.181 triệu đồng.
Bảng 3.2.Tình hình phát triển NTTS huyện Vĩnh Linh qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017
DT ha 853 813 804
Số hộ Hộ 635 621 605
Số LĐ Người 1.926 1.877 1.897
Giá trị SX Triệu đồng 276.523 238.857 288.181 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vĩnh Linh năm 2017)
a) Nuôi cá:
Diện tích nuôi cá trên địa bàn huyện 554,9 ha (trong đó nuôi cá thịt 535,9 ha, nuôi ươm giống 19 ha), tăng 42,1 ha so với năm trước. Sản lượng 907 tấn, năng suất bình quân 1,63 tấn/ha, giảm 0,13 tần/ha so với năm 2016. Với nhiều đối tượng nuôi như cá trắm, trê lai, trê phi, mè, rô phi đơn tính, cá chép, cá rô đầu vuông... Ngoài việc nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh ở ao hồ thì mô hình nuôi cá- lúa, cá- lợn, cá-lúa -lợn kết hợp trên ruộng trũng để tận dụng diện tích mặt nước đang được duy trì và phát triển hiệu quả tại các xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Sơn, Vĩnh Hòa... với diện tích gần 51 ha.
Các trại giống trên địa bàn huyện đã sản xuất và ương hơn 10,2 triệu con giống mỗi năm để đáp ứng một phần nguồn giống cung cấp cho huyện.
Năm 2017, trên cá cũng xẩy ra một số dịch bệnh như bệnh đốm đỏ, nấm thuỷ my, bệnh rận cá, xuất huyết đường ruột...(chủ yếu đối với cá trắm cỏ, cá chép, cá mè) làm giảm thu nhập của nông dân.
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện kết hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Chi cục Thú y và các tổ chức dự án trên địa bàn huyện tổ chức 4 lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, quản lý chất lượng nước và phòng bệnh cho động vật thủy sản. Hỗ trợ và chuyển giao công nghệ nhiều mô hình thủy sản cho nông dân trên địa bàn huyện.
Năm 2017, Ban Quản lý dự án Chương trình phát triển Nuôi trồng thuỷ sản sở Nông nghiệp &PTNT đã hỗ trợ xây dựng bờ bao và kênh cấp thoát nước khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung ở Huỳnh Công Đông - Vĩnh Trung gần 1,8 tỷ đồng. Triển khai khảo sát các vùng đất hoang hoá, vùng trũng, vùng trồng lúa một vụ kém hiệu quả của một số địa phương chuyển sang nuôi cá nước ngọt để đầu tư cơ sở hạ tầng. Hỗ trợ giá giống cá rô đầu vuông 10.000 con, hỗ trợ 10.000 con giống cá diêu hồng.
b) Nuôi tôm:
Diện tích nuôi tôm trong năm 2017: 258 ha, tăng 5,4 ha so với năm trước.
Sản lượng thu hoạch: 1.123 tấn, tăng hơn 20% so với năm 2016.
Đối với tôm sú: Diện tích thả: 149 ha. Sản lượng thu hoạch: 726 tấn.
Đối với tôm thẻ chân trắng: Diện tích thả: 109 ha (tăng 8,6 ha và 14 tấn so với năm 2016).
Năm 2017, tình hình dịch bệnh đốm trắng, đầu vàng và hội chứng gan tụy ở tôm đã xẩy ra một số vùng trên địa bàn huyện (diện tích bị bệnh 20%), đây là dịch bệnh nguy hiểm gây chết nhanh, dễ lây lan trên diện rộng và chưa có biện pháp chữa trị. Tôm bị bệnh chủ yếu trong thời gian nuôi từ 30-40 ngày tuổi. Huyện kết hợp cùng với Chi cục Thú y tỉnh và các địa phương đã tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai các biện pháp phòng chống, khoanh vùng và xử lý dập dịch. Dịch bệnh đã gây thiệt hại với diện tích gần 85 ha (chủ yếu trên tôm sú), làm thiệt hại gần 14 tỷ đồng cho người nuôi tôm.
Năm 2017, đã hỗ trợ 26.318 kg hóa chất chlorin (tương đương 1.474 triệu đồng, trong đó kinh phí huyện hỗ trợ 442 triệu đồng, tỉnh 737 triệu đồng, nhân dân đóng góp 295 triệu đồng) tăng gấp 7 lần so với năm 2012, để hỗ trợ nhân dân dập dịch bệnh đốm trắng, đầu vàng, hội chứng gan tụy cho diện tích 58,1 ha bị bệnh, nhằm hạn chế được tình hình lây lan dịch bệnh. Ngoài ra, nguồn hóa chất từ trung ương hỗ trợ trực tiếp không cần phần đóng góp đối ứng của huyện gần 10 tấn (khoảng 450 triệu đồng). Thực hiện việc hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh cho người nuôi tôm theo quyết định 142/QĐ-TTg, huyện đã trình UBND tỉnh hỗ trợ gần 241 triệu đồng cho 28 hộ nuôi nhằm giảm một phần khó cho người nuôi tôm.
Trên địa bàn huyện, các trại tôm giống hàng năm đã cung cấp gần 15 triệu Post15/năm (chủ yếu tôm sú) góp phần vào việc giải quyết giống cho sản xuất của ngư dân.
Bảng3.3.Hoạt động NTTStại Vĩnh Linh và điểm nghiên cứu 2018
Chỉ tiêu ĐVT Huyện Vĩnh
Linh
Xã Vĩnh Sơn
Xã Vĩnh Lâm
Tổng số hộ 17.530 1.890 1.628
Số hộ có NTTS Hộ 605 343 141
Tỷ lệ hộ có NTTS %tổng số hộ 3,4 18,1 8,7
Tỷ lệ hộ chuyên
NTTS %hộ NTTS 35,6 90 42
Tỷ lệ lao động
NTTS % dân số 1,24 6,9 2,4
Giá trị sản xuất Tr. Đồng 288.181 27.440 11.280
Cơ cấu trong tổng
giá trị SX % 4,04 15,46 7,21
(Nguồn: Báo cáo Kinh tê - Xã hội huyện Vĩnh Linh năm 2017 và PV cán bộ phụ trách thủy sản huyện Vĩnh Linh)
* Khó khăn và hạn chế:
Năm 2017, do thời tiết, môi trường, nguồn giống, quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý chất lượng nước chưa tốt, chưa tuân thủ lịch thời vụ do sở Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo nên xảy ra dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn đối với việc sản xuất của nhân dân.
Năm vừa qua, vẫn còn hiện tương khai thác vàng đầu nguồn sông Bên Hải, nước thải từ các nhà máy chế biến nông lâm sản và sinh hoạt đổ về hạ lưu; đã làm nguồn nước bị ô nhiểm và ảnh hưởng rất lớn việc nuôi trồng thuỷ sản của nhân dân.
Nhân dân chưa đầu tư cho việc nuôi cá theo hướng sản xuất hàng hóa mà chủ yếu nuôi nhỏ lẽ nên chưa có hiệu quả.
Một số địa phương, các công trình phục vụ cho việc nuôi trồng thuỷ sản do bảo quản không tốt, sử dụng thời gian dài nên bị xuống cấp (như hệ thống lưới điện, trạm bơm và kênh mương).
Năm 2017, lũ do áp thấp nhiệt đới đã gây thiệt hại gần 4 tỷ đồng với với diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
Các vùng nuôi trồng thủy sản nhất là khu vực nuôi tôm sú tập trung trên địa bàn huyện đã nuôi qua nhiều vụ, môi trường ao nuôi bị ảnh hưởng lớn do ô nhiễm từ thức ăn, hóa chất, kháng sinh và các hoạt động sinh hoạt khác. Công tác cải tạo ao chưa kỹ, chưa đúng với quy trình kỹ thuật nuôi. Khi môi trường nuôi chưa ổn định (các yếu tố thủy sinh, thủy lý, thủy hóa...) chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đã thả giống. Mặt khác, trong khi nuôi một số hộ chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật, phần lớn đưa nước cấp vào chưa qua ao xử lý (ao lắng), đây là nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh. Quản lý thức ăn chưa hợp lý, sử dụng kháng sinh không cần thiết, lạm dụng hoá chất trong xử lý bệnh, diệt khuẩn, diệt tạp làm môi trường nước nhanh bị ô nhiễm, chai lỳ đất. Tính công động giữa các hộ trong khu vực nuôi tôm tập trung chưa cao. Thời vụ xuống giống tuỳ tiện không theo sự khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn.
Việc quản lý, kiểm tra chất lượng con giống thuỷ sản còn hạn chế, do vậy việc mua giống còn tuỳ tiện như: Giống không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, giống mang dịch bệnh, không qua kiểm dịch. Sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, hoá chất xử lý kém chất lượng là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh xẩy ra trên diện rộng và thiệt hại lớn.
Tính tự giác trong nuôi tôm cộng đồng chưa cao, làm theo ý của mỗi người. Khi tôm, cá bị bệnh không chấp hành theo quy trình hướng dẫn xử lý dẫn đến nguồn lây nhiễm lan nhanh.
Vì vậy, việc cải tạo ao, sử dụng hoá chất, quản lý thức ăn, chọn và kiểm tra chất lượng giống, đặc biệt ý thức cộng đồng cao trong nuôi trồng thuỷ sản là yếu tố chính quyết định đến hiệu quả của vụ nuôi.