Khái quát về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của các hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển formosa ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Linh

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Huyện Vĩnh Linh có vị trí địa lí từ 16095/ đến 17010/ vĩ độ Bắc và từ 106041/ đến 107007/ độ kinh Đông, có ranh giới:

- Phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình;

- Phía Nam giáp huyện Gio Linh;

- Phía Đông giáp biển Đông;

- Phía Tây giáp huyện Hướng Hóa.

Là cửa ngõ phía Bắc tỉnh Quảng Trị, trước đây là đặc khu kinh tế của Miền Bắc xã hội chũ nghĩa, có các tuyến giao thông Bắc - Nam gồm đường bộ, đường sắt đi qua nên huyện Vĩnh Linh, có cảng biển, bãi tắm Cửa Tùng… nên có nhiều cơ hội thuận lợi trong việc phát triển kinh tế.

Với vị trí địa lí thuận tiện như vậy, tạo cho huyện có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển sản xuất hàng hóa, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, phát triển nhanh những ngành kinh tế mũi nhọn, sớm hòa nhập xu thế chung của cả tỉnh.

Nguồn: Kênh Điều hành tác nghiệp huyện Vĩnh Linh b) Khí hậu thủy văn

Huyện Vĩnh Linh nằm trong vùng có khí hậu mang tính đặc trưng của các tỉnh Bắc Trung bộ:

Khí hậu ở đây cũng như các khu vực khác trong tỉnh mang tính đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, có 2 mùa rỏ rệt, mùa mưa lạnh và mùa nắng nóng. Mùa mưa lạnh từ tháng 8 đến tháng 12, về mùa này gió mùa đông bắc thịnh hành kèm theo những đợt mưa kéo dài gây lũ lụt, bảo. Mùa nắng nóng từ tháng 12 đến tháng 8 của năm sau, thời tiết nóng nực kèm theo các đợt gió Tây Nam hanh và khô gây hạn hán, thiếu nước.

Theo thống kê của trạm khí tượng thuỷ văn Hiền Lương cho thấy:

- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 25,20C.

- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 39,80C.

- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 9,60C.

- Lượng mưa bình quân: 2.352 mm/ năm.

- Độ ẩm cao nhất tuyệt đối: 92%.

- Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối: 30%.

Lưu lượng trung bình hàng năm 2038 mm/năm Lưu lượng trung bình tháng lớn nhất 520 mm Số ngày mưa trung bình 178 ngày/năm.

Khí hậu nóng và ẩm thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, có thể làm nhiều vụ trong một năm mà vòng sinh trưởng của cây trồng vẫn có thể đảm bảo. Nếu làm thuỷ lợi tốt biết cách giữ điều hoà nước có thể đảm bảo cung cấp nước cho cây trồng trong cả năm.

Hệ thống sông ngòi chính chảy qua huyện là sông Bến Hải trải dài từ Tây sang Đông đổ ra Cửa Tùng (Biển Đông). Một số tuyến nhánh của sông Bến Hải là sông Bến Tám, sông Sa Lung, sông Hồ Xá.

Trên địa bàn huyện có 23 công trình hồ chứa, 32 đập dâng, với tổng dung tích hơn 75 triệu m3. Đa số các hệ thống lớn đều do Công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý, còn lại các hồ đập và công trình nhỏ do huyện phân cấp cho UBND các xã, HTX quản lý.

Hệ thống đê điều trên địa bàn huyện có chiều dài 20,7 km, cụ thể các tuyến như sau:

- Đê biển: Đê Vĩnh Thái dài 7,20 km, thuộc phạm vi xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh.

- Đê cửa sông: Đê tả Bến Hải dài 13,18 km thuộc phạm vi các xã Vĩnh Giang, Vĩnh Thành, Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh.

- Đê bao: Đê Bến Tám - Huỳnh Thượng dài 0,32km thuộc địa phận xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh.

c) Địa hình địa mạo

Huyện Vĩnh Linh nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, nghiêng từ Tây sang Đông. Toàn huyện có thể phân chia thành bốn dạng địa hình chính:

- Địa hình vùng rừng núi cao: Dạng địa hình này ở sát biên giới Việt - Lào, chiếm 57% diện tích tự nhiên, với nhiều lâm sản quý hiếm. Địa hình có đặc điểm là núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam, trong đó đan xen một số khối núi đá vôi; độ cao trung bình vùng núi từ 300 - 500m.

- Địa hình vùng gò đồi: Là phần tiếp giáp địa hình núi cao từ Bắc vào Nam, gồm các quả đồi hình bát úp liên tục chạy theo hướng Bắc Nam, có độ cao từ 50 – 100 m, độ dốc từ 5 - 25o, sườn đồi ít bị chia cắt. Dạng địa hình này chiếm 26,7% diện tích tự nhiên là nơi có nhiều thuận lợi trong việc trồng rừng lấy gỗ, trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao (cao su, thông, tiêu...), chăn nuôi đại gia súc.

- Địa hình vùng đồng bằng: Chiếm 9,5% diện tích, là vùng đồng bằng hẹp nằm giữa vùng đồi và vùng cát ven biển. Vùng đồng bằng với đặc điểm có độ cao từ 0,5 – 5 m, tương đối bằng phẳng. Do địa hình vùng thấp trũng, hàng năm thường bị ngập lũ và phù sa bồi đắp nên đất có độ phì tự nhiên cao. Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.

- Địa hình vùng cát ven biển chiếm 6,7% diện tích tự nhiên và có chiều dài 19,6 km; có độ cao từ 5 - 20 m, thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Do trong vùng cát có nguồn nước ngầm khá dồi dào nên phù hợp các mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với nuôi trồng thủy sản và trồng rừng. [42]

d) Tài nguyên đất đai

Về thổ nhưỡng: Toàn huyện có 5 nhóm đất chủ yếu, gồm:

- Nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình vùng núi có độ cao 50 m trở lên. Nhóm đất này phát triển trên các loại đá Macmasilic, đá phiến sa, đá phiến sét. Do phân bố trên vùng núi, lớp phủ thực vật còn khá nên độ phì tự nhiên còn tốt.

- Nhóm đất phù sa cổ chiếm trên 4,6% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng gò đồi và các thung lũng đan xen. Nhóm đất này có 2 loại: Đất phù sa không được bồi đắp và đất phù sa được bồi đắp. Là nơi trồng cây công nghiệp dài, ngắn ngày, cây ăn quả và đồng cỏ chăn nuôi chính của huyện.

- Nhóm đất mặn, đất phèn và glây (lầy thụt) chiếm 3,8% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng đồng bằng ven sông; hàng năm được phù sa bồi đắp nên khá màu mỡ nhưng do nước mặn xâm nhập trong mùa khô nên đất bị chua phèn. Hiện nay nhờ được đầu tư các công trình thủy lợi ngăn mặn và hồ chứa cung cấp nước cho sản xuất hai vụ nên đây là vùng lúa có năng suất cao nhất của huyện.

- Nhóm đất cát ven biển chiếm 5,5% diện tích tự nhiên. Do cát có lượng SiO2

chiếm từ 97 - 99% nên rất nghèo dinh dưỡng và liên kết yếu, do đó thường xuyên di động, tạo ra hiện tượng cát bay, cát nhảy vào mùa gió Tây - Nam.

- Đất khác chiếm 15,3% trong đó núi đá chiếm 13,7%, sông suối chiếm 1,6%.

Đây là loại đất bạc màu bị rửa trôi nên không phù hợp với trồng cây các loại.

Về diện tích: Theo số Niên giám thống kê năm 2017 thì tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Vĩnh Linh là 61.915,81 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 53.816,88ha chiếm 86,92%; đất phi nông nghiệp 6.816,52ha chiếm 11,01%; đất chưa sử dụng 1.282,41ha chiếm 2,07%. Địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, chia huyện thành 4 vùng: Vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng, và vùng cát ven biển. Do có địa hình như vậy nên huyện Vĩnh Linh có tiềm năng phát triển nền nông nghiệp đa dạng.

Về hiện trạng sử dụng đất và cơ cấu sử dụng đất:

Đất nông - lâm - ngư nghiệp có 53.816,88 ha, chiếm 86,92% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp có 19.530,71 ha, chiếm 31,54%;

đất lâm nghiệp có 33.510,16 ha, chiếm 54,12%; đất nuôi trồng thủy sản có 767,77 ha, chiếm 1,24%; đất nông nghiệp khác có 8,24 ha, chiếm 0,013%

- Đất nuôi trồng thủy sản chỉ có 767,77 ha, chiếm 1,24% diện tích đất nông - lâm - ngư nghiệp. Nhưng Vĩnh Linh có diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng hơn 1.355 ha (Theo số liệu quy hoạch đất của Trung tâm Quy hoạch đất năm 2014) chưa khai thác có hiệu quả, là tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản nước ngọt của huyện.

Riêng diện tích cát ven biển thuộc xã Vĩnh Thái đang là ưu thế rất lớn của huyện trong việc nuôi trồng thủy sản, nhất là với mô hình nuôi tôm, cá nước mặn trên cát.

(Nguồn: Số liệu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Vĩnh Linh) - Đất chưa sử dụng có 1.282,41 ha, chiếm 2,07% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó: 1.202,63 ha đất bằng chưa sử dụng; 79,78 ha đất đồi núi chưa sử dụng.

Tóm lại: Vĩnh Linh là huyện có diện tích đất nông - lâm - ngư nghiệp chiếm

tỷ trọng đến 86,92% tổng diện tích đất tự nhiên. Riêng diện tích đất lâm nghiệp 44.198,71 ha, chiếm 71,38% trên tổng diện tích đất nông nghiệp, cho thấy điều kiện phát triển các nghề rừng của huyện còn lớn. Hiện nay chỉ còn một số diện tích đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất gò đồi phù hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày;

một số đất vùng cát nghèo ven biển phù hợp với phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản. Vì vậy huyện cần lưu ý hạn chế việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp vào mục đích khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của các hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển formosa ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)