Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của các hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển formosa ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 45 - 53)

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Linh

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế của huyện Vĩnh Linh đã có bước phát triển khá. Đời sống ngày càng được cải thiện nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, theo hướng tăng giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển nông nghiệp toàn diện.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 17,2%, về cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 30,7 %, ngành công nghiệp, xây dựng khoảng 27,4 %, ngành thương mại dịch vụ khoảng 41,9 %.

Năm 2017 là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện Vĩnh Linh lần thứ XVIII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Năm nay, môi trường biển đã dần được hồi phục, thời tiết cơ bản thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Tuy nhiên, giá cả một số sản phẩm nông nghiệp như tiêu, lợn hơi và một số sản phẩm nông sản giảm mạnh; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi vẫn tiếp diễn cùng với đó là tình hình mưa bão diễn biến bất thường đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập và đời sống của Nhân dân.

Trước những khó khăn, thử thách đó, Đảng bộ và chính quyền huyện Vĩnh Linh đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết huyện Đảng bộ đề ra, kịp thời chỉ đạo các cấp, các ngành, động viên mọi tầng lớp Nhân dân nỗ lực thực hiện tốt Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017. Nhờ đó, nhiều chỉ tiêu phát triển KT-XH đã đạt và vượt so với kế hoạch; công tác xây dựng chính quyền được chú trọng, quốc phòng - an ninh được cũng cố vững chắc; 3 chủ trương, nhiệm vụ lớn: xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững 11 thôn bản miền Tây huyện, thu hút vốn đầu tư tiếp tục được thực hiện có hiệu quả.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất, cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2014- 2017 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

BQC Giá trị (%) Giá trị (% ) Giá trị (% ) Giá trị (% )

Tổng

GTSX 5.617.295 100 6.447.367 100 7.649.991 100 8.968.000 100 7.170.663

Ngành

NLTS 1.853.767 33,0 2.230.079 34,59 2.383.644 31,16 2.753.176 30,7 2.305.167

Ngành

CN-XD 1.539.164 27,4 1.687.238 26,17 2.089.224 27,31 2.457.232 27,4 1.943.215

Ngành

TM-DV 2.224.364 39,6 2.530.050 39,24 3.177.123 41,53 3.757.592 41,9 2.922.282

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Linh Qua bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy giá trị sản xuất ở các ngành kinh tế của huyện Vĩnh Linh có sự tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể, tổng giá trị sản xuất năm 2014 chỉ đạt 5.617.295 triệu đồng đến năm 2017 đã tăng gấp gần 1,6 lần (8.968.000 triệu đồng). Trong 3 ngành kinh tế chính (Ngành NLTS, CN-XD, TM-DV) thì ngành TM- DV có giá trị sản xuất cao nhất bình quân 2.922.282 triệu đồng/năm, ngành CN-XD có giá trị sản xuất thấp nhất với trung bình 1.943.215 triệu đồng/năm. Như vậy trong cơ cấu sản xuất của huyện Vĩnh Linh thì tỷ trọng ngành TM-DV luôn chiếm ưu thế.

Trong những năm qua các ngành kinh tế của huyện có tốc độ phát triển ổn định, tăng đều giá trị sản xuất. Điều này cho thấy trong chính sách phát triển kinh tế của huyện đã đi vào ổn định và phát triển về chiều sâu.

* Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Giá trị sản suất (theo giá so sánh năm 2010) của ngành nông - lâm - ngư nghiệp ước tăng 5,7% so với năm 2016. Trong đó, nông nghiệp ước tăng 1,2%, lâm nghiệp ước tăng 14%, ngư nghiệp ước tăng 31,3% so với năm 2016.

Tình hình thời tiết năm vừa qua cơ bản thuận lợi cho các loại cây trồng sinh

trưởng và phát triển tốt, sản xuất lúa được mùa cả 2 vụ. Diện tích lúa gieo trồng cả năm đạt 6.964 ha tăng 100 ha so với năm 2016, sản lượng đạt 35.556 tấn tăng 581 tấn so với năm 2016 và đạt 101% so kế hoạch. Thực hiện chuyển đổi 205 ha giống lúa ngắn ngày chất lượng cao, chuyển đổi 188,5 ha đất lúa 1 vụ hoặc có khả năng bị khô hạn sang trồng ngô và đậu xanh. Đã tiến hành xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao: điển hình là 03 mô hình nhà màng trồng rau, củ, quả theo phương pháp thổ canh với tổng diện tích 4.500 m2 tại 2 xã Vĩnh Trung, Vĩnh Tú; 01 mô hình trồng rau theo phương pháp thủy canh hồi lưu tại HTX Thành Công, xã Vĩnh Trung với quy mô 2.000 m2; 01 mô hình vườn tiêu mẫu áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến với quy mô 01 ha tại xã Vĩnh Kim. Trồng thử nghiệm các mô hình thanh long ruột đỏ, dứa, ném, sả, ớt,... tại các xã Vĩnh Tú, Vĩnh Thái, Vĩnh Thủy,…

Trong năm, trồng được khoảng 50 ha hồ tiêu (trong đó có 6 ha trồng tái canh), trồng tái canh được 25 ha cao su. Diện tích cao su cho thu hoạch đạt 4.969 ha tăng 259 ha so với năm 2016, năng suất đạt 15 tạ/ha; diện tích hồ tiêu cho thu hoạch 1.022 ha, năng suất 13,5 tạ/ha.

Năm 2017, tổng đàn trâu ước đạt 4.877/KH 5.150 con; tổng đàn bò đạt 12.730/KH 13.100 con; tổng đàn lợn ước đạt 43.053/KH 48.700 con; tổng đàn gia cầm các loại ước đạt 505.000/KH 500.000 con.

Công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi được triển khai thực hiện tốt.

Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch vận chuyển trên địa bàn huyện được chú trọng. Do giá các sản phẩm chăn nuôi trong năm qua (đặc biệt là giá lợn hơi) liên tục sụt giảm nênngười dân đã chủ động cắt giảm quy mô đàn vì thế tổng đàn trâu, bò, lợn đều bị thu hẹp so với năm trước; đặc biệt tổng đàn lợn giảm 5.551 con.

Công tác chăm sóc, trồng dặm cây ở các xã, thị trấn được tăng cường. Trong năm đã trồng mới 1.495 ha/KH 1.400 ha rừng tập trung, 750 nghìn cây phân tán, chăm sóc 4.640 ha rừng, khai thác được 56.000 m3/KH 45.000 m3 gỗ rừng trồng, tăng 10.800 m3 so với năm 2016.

Ngành thuỷ sản đã hồi phục mạnh mẽ sau sự cố môi trường biển, giá trị sản xuất ước tăng 31,3% so với năm 2016. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.053 tăng 23 tấn so với năm 2016, sản lượng khai thác ước đạt 2.410 tấn tăng 959 tấn (tăng 1,8 lần) so với năm 2016. Trong năm dịch bệnh đốm trắng, hội chứng gan tụy ở tôm tiếp tục tái diễn gây thiệt hại lớn cho người nuôi, Huyện đã phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh và các địa phương hướng dẫn bà con các biện pháp phòng chống, khoanh vùng xử lý dập dịch. Hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản, hỗ trợ bảo hiểm thân tàu và thuyền viên cho 03 tàu cá theo Nghị định 67/2015/NĐ-CP.

- Thiệt hại do bão, lũ gây ra:

Do ảnh hưởng của bão, lũ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có 05 người bị thương;

1.390 ngôi nhà bị hư hỏng; 13 điểm trường, 2 cơ sở y tế, 60 công trình văn hoá, nhiều tuyến đường sá, cầu cống, kênh mương,... bị hư hại; trên 500 ha diện tích hoa màu, 2.346 ha cây cao su, 290 ha cây hồ tiêu bị thiệt hại; 912 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Tổng mức thiệt hại toàn huyện do bão lũ, lóc xoáy gây ra gần 453,075 tỷ đồng. Sau thiệt hại, huyện đã nhận được hơn 1000 suất quà ủng hộ với số tiền hơn 1,188 tỷ đồng từ các tổ chức, nhà hảo tâm,…

- Sự cố ô nhiễm môi trường biển:

Năm 2017, huyện đã tiến hành chi trả cho các đối tượng bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển với tổng số kinh phí khoảng 164 tỷ đồng. Đồng thời tiến hành rà soát đợt cuối các đối tượng bị ảnh hưởng tại các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thạch, Vĩnh Kim, Vĩnh Giang, Vĩnh Thành, Vĩnh Tân, Vĩnh Lâm, Vĩnh Thái, TT Cửa Tùng để đề nghị tỉnh cấp kinh phí với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.

* Công nghiệp, xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN (theo giá so sánh năm 2010) ước tăng 10,7% so với năm 2016, trong đó khu vực ngoài quốc doanh ước tăng 11,6%, khu vực nhà nước ước tăng 10,3%. Hầu hết sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện có tăng trưởng so với năm 2016. Ngành xây dựng tiếp tục phát triển mạnh, giá trị xây dựng trong năm qua (theo giá so sánh năm 2010) ước tăng 21,3%

so với năm 2016.

* Thương mại - dịch vụ

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ trong năm đạt 3.018,5 tỷ đồng, tăng 11,5% so với năm 2016, trong đó bán lẻ đạt 2.300,4 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2016. Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thương mại được tăng cường:thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, đo lường chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ và các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Hoạt động bình ổn giá và khuyến khích ưu tiên dùng hàng Việt diễn ra rộng khắp, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người dân.

Chỉ đạo sáp nhập công tác quản lý một số chợ trên địa bàn huyện về BQL chợ huyện. Tiến hành định giá cho thuê lô quầy tại chợ Hồ Xá I giai đoạn 2017-2027 với tổng số tiền dự kiến 17,8 tỷ đồng.

Đăng ký thành công nhãn hiệu tập thể cho các nông sản: “Lạc Vĩnh Linh”,

“Ném Vĩnh Linh”, “Dưa hấu Vĩnh Tú”, “Đậu xanh Vĩnh Giang”.

Các loại hình dịch vụ được mở rộng, các lĩnh vực: bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải tăng trưởng khá, chất lượng dịch vụ được cải tiến đáng kể.

Nhiều cơ sở du lịch được đầu tư, nâng cấp, mở rộng phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khách tham quan.

* Tài chính - Tín dụng

Công tác thu chi ngân sách được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp với Chi cục Thuế triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2017.

Tổng thu ngân sách cả năm ước đạt 496,8 tỷ đồng, tăng 17,2% so với năm 2016, đạt 131,4% dự toán tỉnh giao, đạt 98,7% dự toán huyện đặt ra. Tổng chi ngân sách cả năm 480,8 tỷ đồng, tăng 16,4% so với năm 2016, đạt 127,8% dự toán tỉnh giao, đạt 98,2% dự toán huyện đặt ra.

Các tổ chức Tín dụng trên địa bàn huyện chấp hành nghiêm túc các chính sách điều hành tiền tệ, lãi suất của ngân hàng Trung ương. Hoạt động tín dụng cho vay sản xuất kinh doanh; cho vay ưu đãi đối với các đối tượng CSXH được triển khai có hiệu quả.

* Tài nguyên - Môi trường

Hoàn thiện thống kê đất đai 2016, xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện. Quyết toán hoàn thành công trình. Phê duyệt Phương án BT, HT GPMB các công trình. Rà soát quỹ đất để đưa vào tổ chức bán đấu giá QSD đất tại các xã:

Vĩnh Thạch, Vĩnh Tân, Vĩnh Long, Vĩnh Lâm, Vĩnh Hiền và thị trấn Hồ Xá với tổng số tiền thu được từ 5 đợt đấu giá gần 36,7 tỷ đồng.

Lập đề án thu hồi đất của BQL rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải để giao rừng cho cộng đồng dân cư xã Vĩnh Ô với diện tích 609,9 ha; rà soát thu hồi 27,3 ha đất Công ty TNHH Lâm nghiệp Bến Hải đã được cấp giấy chứng nhận QSD đất để giao cho 10 hộ gia đình đang sử dụng đất tại làng thanh niên lập nghiệp. Rà soát đất 5% ở các xã như Vĩnh Khê, Vĩnh Nam,...

Thường xuyên kiểm tra hoạt động khai thác cát sạn trên sông Bến Hải, kiểm tra tình hình cải tạo, hạ độ cao đất nông nghiệp và sử dụng làm vật liệu san lấp công trình của các hộ gia đình trên địa bàn huyện.

Kiểm tra và báo cáo hiện trạng cá chết; việc xử lý rác tại bãi rác Vĩnh Long; chỉ đạo UBND xã Vĩnh Thái trong việc xử lý nhiễm mặn tại thôn Thái Lai. Triển khai xây dựng lò đốt rác thải sinh hoạt nhằm xử lý ô nhiễm vùng Tây huyện Vĩnh Linh. Công tác thu gom và xử lý rác thải ở khu vực thành thị ngày càng được nâng cao, tỷ lệ rác thải được thu gom và xử lý năm 2017 ước đạt 92%.

* Phát triển doanh nghiệp, quản lý kinh tế HTX

Trong năm đã hoàn thành việc thành lập mới HTX sản xuất kinh doanh Hồ tiêu Vĩnh Linh và HTX Trường Sơn. Toàn huyện hiện có 59 HTX sản xuất nông nghiệp, trong đó trên 50% HTX hoạt động có hiệu quả, 12% HTX gặp khó khăn trong hoạt động do quy mô nhỏ. Triển khai xây dựng mô hình HTX kiểu mới theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & PTNT; xây dựng kế hoạch hỗ trợ mô hình đưa cán bộ trẻ về làm việc tại HTX đồng thời xây dựng kế hoạch củng cố và phát triển HTX sau chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012.

Bên cạnh đó, huyện cũng luôn khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân, cá thể phát triển thông qua nguồn vốn khuyến nông, khuyến công. Quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp, động viên các đối tượng đặc biệt là đối tượng thanh niên khởi nghiệp. Nổi bật trong năm có ông Nguyễn Hữu Giáp (Vĩnh Thái) với mô hình chăn nuôi tổng hợp (vịt biển) được giải thưởng Lương Đình Của của Trung ương Đoàn TNCS HCM cho thanh niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới,...

b) Văn hoá - Xã hội

- Dân số trung bình toàn huyện đến cuối năm 2017 ước có 87.653/KH 87.500 người, tăng 333 người so với năm 2016. Tốc độ tăng dân số tự nhiên trong năm ở mức 0,79%/KH 0,8%, cao hơn 0,036% so với năm 2016.

- Ước tạo việc làm mới cho khoảng 1.398/KH 1.300 lao động, tăng 98 người so với năm 2016. Tỷ lệ lao động được đào tạo ước đạt 49,5/KH 47%, tăng 3,5% so với năm 2016.

- Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ước ở mức 0,96‰/KH 0,97‰.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng ước ở mức 7,54%/KH 7,9%, giảm 0,37% so với năm 2016.

- 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2011- 2020.

- 100% xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em.

- Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2017 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 ở mức 6,76%/KH 7,2%, giảm 1,68% so năm 2016.

- Tỷ lệ độ che phủ rừng năm 2017 ước đạt tỷ lệ 51/KH 52%, giảm 1% so với năm 2016.

- Tỷ lệ rác thải được thu gom và xử lý ở khu vực thị trấn ước đạt tỷ lệ 92%, đạt kế hoạch năm 2017, tăng 1% so với năm 2016; Tỷ lệ rác thải được thu gom và xử lý ở khu vực nông thôn ước đạt tỷ lệ 84%.

- Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh ước đạt tỷ lệ 92% đạt kế hoạch năm 2017, tăng 1% so với năm 2016.

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 87,1%.

- Số trường đạt chuẩn Quốc gia đến cuối năm 2017 ước đạt 40/KH 41 trường, tăng 2 trường so với năm 2016.

- 180/KH 180 làng, bản, khóm phố được công nhận văn hóa, tăng 2 làng, bản, khóm phố so với năm 2016; 100% cơ quan đơn vị đăng ký được công nhận văn hóa.

- An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

* Giáo dục, đào tạo

Công tác xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập suốt đời được đẩy mạnh.

Công tác quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên được chú trọng thực hiện, công tác kiểm định và đánh giá cơ sở giáo dục đạt kết quả tốt; tăng cường xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm chú ý, tập trung kiểm tra và rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, sửa chữa trường học đáp ứng yêu cầu quy định; kiểm tra công tác vệ sinh học đường và cảnh quan môi trường, chỉnh trang khuôn viên, lớp học.

Huyện đã chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học mới 2017 - 2018. Tổ chức hội nghị tuyên dương, khen thưởng cho các học sinh đạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia.

* Khoa học - công nghệ

Năm 2017, việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp của huyện đã có những bước tiến đáng kể như ứng dụng công nghệ tưới tự động, phương pháp trồng thủy canh, xây dựng hệ thống nhà màng,... theo hướng ứng dụng công nghệ xanh, công nghệ sạch vào sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó huyện cũng quan tâm đến vấn đề xây dựng nhãn mác, đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể cho một số nông sản truyền thống. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính và các hoạt động của cơ quan hành chính, sự nghiệp.

Trong năm, đã thẩm định và lựa chọn hỗ trợ dự án “Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây dừa xiêm lùn tại địa bàn xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh” với tổng kinh phí hỗ trợ 63.000.000 đồng. Đồng thời, nghiệm thu, nhân rộng một số các đề tài, dự án có tính ứng dụng cao.

* Văn hoá - Thông tin và TDTT

Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính

sách của Đảng, pháp luật của nhà nướcđến với mọi người dân. Tổ chức nhiều hoạt động nhân kỷ niệm, chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.

Cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”thu được những thành quả thiết thực. Các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao diễn ra sôi nổi. Toàn huyện có 31 câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở, câu lạc bộ võ thuật và thể dục dưỡng sinh trên địa bàn.

Cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn huyện phát triển, 22/22 xã, thị trấn có đường truyền Internet tốc độ cao về tận thôn, đặc biệt có tuyến cáp quang về tận trung tâm xã (trong đó có 3 xã miền núi) đáp ứng mọi nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Duy trì đều đặn thông tin tuyên truyền trên sóng đài truyền thanh huyện, đưa tin, phản ánh trên các báo tỉnh, trung ương thực hiện kịp thời và hiệu quả.

* Lao động, thương binh và xã hội

Công tác chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, người nghèo và người dân những vùng khó khăn được coi trọng; đảm bảo các đối tượng cứu trợ xã hội đều được hưởng chính sách trợ giúp thường xuyên. Tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho các đối tượng chính sách, lão thành cách mạng, đồng bào dân tộc miền núi, miền biển nơi cuộc sống đang gặp nhiều khó khăn trong các dịp lễ, tết. Quan tâm, chú trọng đến công tác trẻ em và công tác bình đẳng giới. Tổ chức tốt Hội nghị biểu dương người có công, Lễ Tri ân các anh hùng Liệt sỹ và nhiều hoạt động có ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2017).

Năm 2017, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Thực hiện điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017, cấp thẻ BHYT năm 2017 cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, người đồng bảo dân tộc thiểu số, đối tượng bảo trợ xã hội,...

* Y tế, dân số KHHGD

Công tác khám chữa bệnh và phục hồi chức năng năm 2017 đã có những bước phát triển tốt, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân, chỉ số thu hút bệnh nhân tăng cao, phương tiện và các dịch vụ y tế được cải thiện rõ rệt từ trạm y tế đến tuyến huyện; Tiếp tục duy trì đạt chuẩn Bộ tiêu chí chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020 cho 22 xã, thị trấn.

Công tác phòng chống dịch bệnh được chú trọng, trong năm đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, không để dịch bùng phát trên diện rộng và lây lan nhanh. Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống HIV/AIDS, phòng chống lao,...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phục hồi sinh kế của các hộ nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển formosa ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)