2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cộng đồng dân cư tham gia quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên rừng.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài triển khai thực hiện trên địa bàn 04 xã Hồng Trung, Hồng Thượng, A Ngo và A Roàng, huyện A Lưới.
- Thời gian: từ 07/2018 đến 03/2019.
Hình 2.1. Bản đồ 4 xã ở khu vực nghiên cứu 2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu 2.2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
- Vị trí địa lý.
- Địa hình.
- Khí hậu, thuỷ văn.
2.2.1.2. Các nguồn tài nguyên trên địa bàn nghiên cứu - Đất đai, thổ nhưỡng.
- Tài nguyên rừng và thảm thực vật.
- Tài nguyên nước.
- Tài nguyên khoáng sản.
- Tài nguyên du lịch.
2.2.1.3. Đa dạng sinh học trên địa bàn nghiên cứu - Đa dạng thực vật rừng.
- Đa dạng động vật rừng.
2.2.1.4. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu - Tình hình phát triển kinh tế.
- Tình hình dân số, lao động.
- Cơ sở hạ tầng.
- Giáo dục, y tế.
2.2.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn nghiên cứu - Tình hình chung
- Thuận lợi - Khó khăn
2.2.3. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong kinh tế nông hộ
2.2.3.1. Phân công lao động của phụ nữ và nam giới: Điều tra những công việc chỉ có phụ nữ tham gia, phụ nữ hoặc nam giới làm nhiều hơn, chỉ có nam giới tham gia và cả 2 cùng tham gia.
2.2.3.2. Trách nhiệm của phụ nữ và nam giới: Khảo sát và đánh giá tỷ lệ tham gia vào các công việc hàng ngày giữa phụ nữ và nam giới.
2.2.3.3. Quyền hạn của phụ nữ và nam giới
- Khác biệt giới trong việc đưa ra các quyết định trong gia đình các hộ gia đình - Sự khác biệt giới về sự sử dụng tài sản trong gia đình
- Sự khác biệt giới trong các hoạt động xã hội
2.2.4. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng của phụ nữ
2.2.4.1. Tình hình khai thác LSNG bởi phụ nữ: Thực hiện tham vấn hiện trường để thống kê và đánh giá diễn biến khai thác các loại LSNG bởi phụ nữ, chế biến LSNG.
2.2.4.2. Tình hình sử dụng LSNG của phụ nữ:
- Sử dụng LSNG tại hộ gia đình.
- Gây trồng các loại LSNG.
2.2.4.3. Những vấn đề trong khai thác sử dụng LSNG - Khó khăn trong khai thác sử dụng LSNG - Công bằng giới trong khai thác sử dụng LSNG
2.2.5. Đánh giá vai trò, năng lực và sự tham gia của phụ nữ trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
2.2.5.1. Sự tham gia của phụ nữ trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng 2.2.5.2. Đánh giá năng lực của phụ nữ trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
- Trình độ học vấn của phụ nữ - Kiến thức và nhận thức - Kỹ năng của phụ nữ
2.2.6. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ
2.2.6.1. Về khai thác và sử dụng tài nguyên rừng bền vững: Đề ra các giải pháp, chủ trương chính sách nhằm đảm bảo vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên rừng bền vững.
2.2.6.2. Về nâng cao năng lực và sự tham gia của phụ nữ trong quản lý sử dụng rừng 2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thu thập tài liệu
Các thông tin về điều kiện kinh tế, xã hội, tình hình quản lý bảo vệ rừng tại địa điểm nghiên cứu được thu thập thông qua trao đổi trực tiếp trong quá trình làm việc hoặc liên hệ với đối tác địa phương để được cung cấp. Nguồn tài liệu thu thập tại địa phương gồm:
Báo cáo tổng kết năm 2018 của UBND huyện A Lưới và 04 xã Hồng Trung, Hồng Thượng, A Ngo và A Roàng.
Báo cáo tổng kết hoạt động quản lý bảo vệ rừng của Hạt Kiểm Lâm, các xã thuộc khu vực nghiên cứu năm 2017, 2018.
Số liệu giao rừng giai đoạn 2010 – 2014 của huyện A Lưới theo Quyết định 430 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đây chính là những cơ sở dữ liệu đầu vào phục vụ công tác đánh giá và là nguồn thông tin định hướng, kiểm tra chéo cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
2.3.2. Điều tra
- Phương pháp tiếp cận chính của nghiên cứu này là tham vấn ý kiến của người dân, chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước các cấp và chuyên gia về việc thực hiện Luật BV&PTR 2004 liên quan đến hộ gia đình và cộng đồng thông qua tham vấn.
- Trao đổi trực tiếp giữa nhóm đánh giá với đại diện lãnh đạo các xã với các câu hỏi sâu đã được thiết kế sẵn (bảng hỏi) nhằm tìm hiểu những thông tin liên quan đến chủ đề đánh giá là hiện trạng quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên rừng và đánh giá vai trò của Phụ nữ, cũng như từng cá nhân chị em trong sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.
- Phỏng vấn bán cấu trúc đại diện lãnh đạo 4 xã thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (bảng hỏi) về tổ chức của Hội, vai trò của Hội trong quản lý tài nguyên rừng và năng lực tham gia quản lý tài nguyên, dân vận và hỗ trợ phát triển sinh kế của Hội.
2.3.3. Thảo luận nhóm mục tiêu 2.3.3.1. Nội dung thực hiện
Đánh giá PRA qua thảo luận nhóm từ 10 - 15 đại diện phụ nữ trong mỗi xã. Nội dung công cụ này gồm (bảng hỏi):
- Xác định những tài nguyên rừng quan trọng và mục đích sử dụng;
- Đánh giá mức độ sử dụng tài nguyên rừng tại xã;
- Xác định cơ chế, hình thức quản lý khai thác sử dụng tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng.
2.3.3.2. Phương pháp thực hiện:
Áp dụng phương pháp liệt kê và đánh giá sự tham gia các hoạt động của phụ nữ liên quan đến quản lý bảo vệ rừng và giúp họ tìm ra những hoạt động nào mà họ thường xuyên tham gia nhất. Từ đó có thể đánh giá được mức độ tham gia của họ trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung tại địa phương. Thực hiện trong thảo luận nhóm mục tiêu 10 – 15 phụ nữ tại mỗi xã (bảng hỏi).
2.3.4. Phỏng vấn sâu người khai thác sử dụng tài nguyên rừng 2.3.4.1. Nội dung thực hiện
Trên cơ sở thông tin thu nhận được từ thảo luận nhóm mục tiêu và từ lãnh đạo địa phương, đề tài tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng khai thác sử dụng tài nguyên rừng khác nhau tại 04 xã. Đây là những hộ gia đình tiêu biểu trong khai thác sử dụng lâm sản tại gia đình (bảng hỏi), trồng lâm sản hay chế biến và kinh doanh liên quan đến tài nguyên rừng ở trong xã (bảng hỏi). Những nội dung được phỏng vấn là:
- Giá trị của tài nguyên rừng đối với sinh kế hộ;
- Phạm vi, phương thức khai thác sử dụng tài nguyên rừng của hộ;
- Mức độ tham gia của phụ nữ vào hoạt động bảo vệ, quản lý, phát triển và sử dụng tài nguyên rừng;
- Vai trò của phụ nữ trong vấn đề sinh tế nông hộ cũng như các hoạt động liên quan đến quản lý tài nguyên rừng;
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình khai thác sử dụng, quản lý tài nguyên rừng của hộ.
2.3.4.2. Phương pháp thực hiện
Phỏng vấn sâu 20 hộ/xã - bao gồm cả các tiêu chí: dân tộc, hiện trạng sinh kế, hiện trạng quản lý bảo vệ rừng. Tổng cộng: 80 hộ/huyện.
2.3.5. Tổ chức hội thảo tham vấn nhằm thu thập phản hồi và đóng góp ý kiến Tiến trình tham vấn tại thực địa được thực hiện như sau:
- Tổ chức hội thảo cấp xã để khẳng định lại các vấn đề đã thu thập được tại các xã;
- Thu nhận ý kiến phản hồi và góp ý cho các kết quả tham vấn tại khu vực nghiên cứu.
2.3.6. Tổng hợp và phân tích số liệu
Bao gồm thiết kế các bảng nhập số liệu đối với thông tin phỏng vấn, xử lý đồ thị, bảng biểu trên Excel. Với những thông tin điều tra PRA sẽ được nhập nguyên mẫu và sử dụng trực tiếp.