CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong kinh tế nông hộ
3.4.2. Trách nhiệm của phụ nữ và nam giới
Bảng 3.2. Phân công công việc giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình
Công việc Vợ
(%)
Chồng (%)
Cả hai (%)
Người khác (%)
Nấu ăn 66,6 7,1 16,2 10,1
Giặt giũ 67,3 5,4 20,3 7,0
Đi chợ 76,0 5,2 15,5 3,3
Giữ tiền 73,2 14,1 12,0 0,7
Chăm sóc và dạy con học 40,3 4,8 52,1 2,8
Chăm sóc người già 28,6 14,7 52,0 4,7
Lấy nước 81,5 4,6 11,4 2,5
Giã gạo 42,2 12,5 40,3 5,0
Chăn nuôi gia súc 85,0 5,0 5,0 5,0
Thu lượm chất đốt 60,3 4,5 28,5 6,7
Sửa chữa đồ dùng 7,8 69,3 17,9 5,0
Nguồn: Tham vấn hiện trường 11/2018.
Hiện nay trong gia đình DTTS vùng A Lưới - Thừa Thiên Huế đã có sự tham gia, chia sẻ của nam giới trong hoạt động tái sản xuất. Trong các việc như: chăm sóc và dạy con, chăm sóc người già, người ốm, nếu so sánh tỷ lệ người làm chính, thì người vợ chiếm tỷ lệ cao hơn người chồng, nhưng đây cũng không hẳn là những công việc chỉ người vợ thực hiện, việc kết hợp giữa vợ và chồng chỉ số cao nhất là 52,1%
(chăm sóc và dạy con học) và 52,0% (chăm sóc người già ốm). Sự chia sẻ những công việc này giữa vợ và chồng cho thấy, các gia đình đánh giá rất cao tầm quan trọng của những công việc này, đây là một sự chuyển biến tích cực trong phân công lao động trong hoạt động tái sản xuất.
Có thể thấy phân công lao động giữa vợ và chồng trong hoạt động tái sản xuất trong gia đình DTTS 4 xã nghiên cứu thuộc huyện A Lưới - Thừa Thiên Huế dường như phù hợp với đặc điểm sinh học của mỗi giới, người chồng thường đảm nhiệm những công việc mang tính phức tạp và nặng nhọc trong gia đình, còn người vợ đảm
nhận những công việc mang tính khéo léo tỉ mỉ. Ví như trong công việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình, các kết quả cho thấy hầu như ở các gia đình được hỏi, người chồng đảm nhận chính trong việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình chiếm 69,3%, trong khi đó người được hỏi trả lời vợ là người đảm nhận chính trong sửa chữa đồ dùng trong gia đình chỉ chiếm 7,8%, cả hai là 17,9%. Cũng giống như việc đi chợ thì việc nấu nướng trong gia đình, hầu hết vẫn là do phụ nữ đảm nhiệm chính, nam giới chỉ tham gia với tỉ lệ nhỏ, không đáng kể. Có rất ít gia đình cho rằng việc nấu nướng là công việc cần sự chia sẻ của cả nam và nữ.
Mặc dù có những thay đổi theo hướng bình đẳng trong lao động tái sản xuất, tuy vậy phụ nữ vẫn là người đảm nhận chính, cường độ lao động của phụ nữ trên lĩnh vực này là rất lớn và cao gấp nhiều lần so với nam giới. Qua kết quả khảo sát của nghiên cứu ta nhận thấy, với nam giới chỉ số tham gia công việc gia đình cao nhất là chăm sóc người già ốm (14,7%), thấp nhất là chỉ số đi lấy nước (4,6%), thu lượm chất đốt (4,5%), trong khi đó chỉ số cường độ làm việc của phụ nữ thấp nhất là 28,6%
(chăm sóc người già ốm), cao nhất là việc đi lấy nước 81,5%, vậy là cường độ làm việc của phụ nữ trong những công việc này cao gấp rất nhiều lần so với nam giới.
Trong hoạt động tái sản xuất, những công việc mà người phụ nữ đảm nhận, thậm chí cao gấp hơn 10 lần so với nam giới, ví như lấy nước gấp 17 lần so với nam giới. Con số này khá tương ứng với kết quả khảo sát năm 2014 của tổng cục Thống kê và tổ chức UNICEF, theo khảo sát này thì ở 4 xã nghiên cứu thuộc huyện A Lưới - Thừa Thiên Huế có tới 80,5% việc lấy nước là của phụ nữ, nam giới chỉ chiếm 16,2%;
trẻ em gái dưới 15 tuổi đi lấy nước cao gấp 4 lần so với trẻ em trai [28, tr.121]. Để đi lấy nước thì 0,7% hộ phải mất thời gian trên 30 phút, có thể thấy đây là công việc không hề nhẹ nhàng, nó đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thời gian nghỉ ngơi, hưởng thụ đời sống văn hóa của người phụ nữ và chính là một trong những nguyên nhân tước đi cơ hội học tập của trẻ em gái.
Theo kết quả khảo sát, có tới 66,6% phụ nữ đảm nhận công việc nấu ăn của gia đình, công việc này chiếm rất nhiều thời gian và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của phụ nữ. Hiện nay ở huyện A Lưới chỉ có 0,5 hộ nấu ăn bằng điện, 26,5% hộ dùng ga (thấp nhất cả nước), trong khi đó có tới 70,2% hộ dùng chất đốt rắn (cao nhất nước) [28, tr.107]. Chất đốt rắn gồm chất đốt sinh học như: gỗ, than củi, hoặc các loại chất thải nông nghiệp, phân, rơm rạ, than. Điều đặc biệt là phần lớn các gia đình DTTS 4 xã nghiên cứu thuộc huyện A Lưới - Thừa Thiên Huế đều nấu ăn ngay trong nhà, mà không có khu vực nấu ăn riêng. Nấu ăn và sưởi ấm bằng chất đốt rắn không chỉ tạo ra một lượng khói lớn trong nhà, mà còn làm sản sinh ra các thành phần độc tố như khí CO, hydro cacbon thơm đa nhân, SO2 và các thành phần gây hại khác, gây ảnh hưởng lớn cho sức khỏe con người như: làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp cấp, viêm phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, ung thư, có thể bị lao, hen suyễn hoặc đục thủy tinh thể,
tăng nguy cơ nhẹ cân ở trẻ sơ sinh do người mẹ bị nhiễm độc khói khi mang thai, có thể thấy điều này tác động không nhỏ tới sức khỏe của người phụ nữ.
Từ số liệu phân tích, có thể nhận xét định kiến trong phân công lao động dựa trên cơ sở giới tính đối với phụ nữ DTTS vẫn còn tồn tại khá nặng nề. Phụ nữ trong gia đình DTTS đảm nhận đa số công việc tái sản xuất, những công việc này trên thực tế có sự đóng góp to lớn cho kinh tế gia đình, không chỉ cung cấp đầu vào cho sự phát triển con người, mà còn tạo ra năng lượng tinh thần to lớn cho cuộc sống con người. Nhưng sự đánh giá của nam giới và của chính phụ nữ đối với công việc này còn chưa đúng mức, phần lớn họ cho rằng đấy là công việc nhẹ nhàng, chủ yếu diễn ra trong phạm vi gia đình, không phải là những công việc nặng nhọc và những công việc này, phụ nữ làm tốt hơn vì bản thân phụ nữ vốn khéo tay và gọn gàng.
Có thể khẳng định, phân công lao động trong hoạt động tái sản xuất là một trong những lĩnh vực bất bình đẳng nhất giữa nam và nữ trong gia đình DTTS 4 xã nghiên cứu thuộc huyện A Lưới - Thừa Thiên Huế hiện nay, những công việc ấy tưởng chừng như là đơn giản, “nhẹ nhàng”, nhưng khối lượng công việc mà người phụ nữ phải thực hiện là hết sức lớn và nặng nhọc, họ phải tập trung tâm trí, sức lực và thời gian để thực hiện vai trò kép: vừa tham gia lao động sản xuất không kém gì nam giới, đồng thời phải thực hiện sinh đẻ, nuôi dưỡng, nội trợ.
Mặc dù, có xu hướng bình đẳng nam nữ hơn nhưng cũng như ở những nơi khác trong vùng Đông Nam Á, phụ nữ đảm đương trên 50% các hoạt động lâm nghiệp.
Bảng 3.3. Phân công công việc giữa phụ nữ và nam giới trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp
Công việc Phụ nữ Nam giới
Chọn địa điểm
Cùng với chồng bàn bạc quyết định
Cùng bàn bạc quyết định (đôi vợ chồng trẻ thường được già làng chia cho một phần đất nhất định
cha ông cho) Phát quang Chặt cây bụi, cây con và làm cỏ Chặt các cây to
Đốt nương Cùng làm Cùng làm (thời điểm đốt nương
do già làng quyết định) Quyết định
trồng cây gì
Cùng quyết định (một số người cho rằng phụ nữ thường quyết
việc này)
Cùng quyết định
Công việc Phụ nữ Nam giới
Gieo hạt Cùng làm: phụ nữ tra hạt Nam giới đào lỗ bằng que Làm cỏ Phụ nữ tốn nhiều thời gian hơn Nam giới tốn ít thời gian hơn Chọn hạt
giống cho mùa vụ sau
Phụ nữ làm Nam giới chỉ làm khi vợ ốm
Thu hoạch Cùng làm Cùng làm
Lưu trữ Nữ làm Nam chỉ đan sọt, bồ để trữ
Nguồn: Tham vấn hiện trường 11/2018.
Trong gia đình, phụ nữ chủ yếu đảm nhiệm việc kiếm củi và lấy nước. Hiện nay, do dân số tăng nhanh, vị trí nguồn nước và nơi kiếm củi càng ngày càng xa nhà, phụ nữ lại càng vất vả. Có những nơi chị em phải đi nửa ngày mới tới được nơi lấy củi. Ngoài ra, những công việc nội trợ và những việc như chăm sóc người ốm cũng là những việc các bà mẹ và con gái của họ phải gánh vác. Do đó, số lượng công việc chất lên vai người phụ nữ rất nặng nề.
Tuy nhiên, gánh nặng công việc gia đình phụ nữ chưa thể và cũng ít muốn san sẻ. Như đã nói ở trên, phụ nữ là lực lượng chính có trách nhiệm đảm đương hầu hết các công việc nội trợ. Khi phỏng vấn chị em, đại đa số đều nói họ mong muốn làm tốt chức năng người vợ người mẹ, họ không ca thán gì, mặc dù bình quân họ phải làm việc hơn đàn ông 4 - 6 tiếng/ngày.