Các giải pháp nâng cao vai trò, năng lực, sự tham gia của phụ nữ

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng tại huyện a lưới tỉnh thừa thiên huế (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.7. Các giải pháp nâng cao vai trò, năng lực, sự tham gia của phụ nữ

Xây dựng những quy ước về khai thác lâm sản bền vững cho từng loại, từng nhóm lâm sản và phổ biến, áp dụng những quy ước này trong cộng đồng.

Khuyến khích phát triển nuôi Ong tự nhiên gần rừng, nâng cao kỹ thuật về tách, giữ đàn Ong để tránh tình trạng Ong về làm tổ được vài mùa hoa sau đó lại bay vào

rừng. Đồng thời hạn chế việc cho các hộ nuôi Ong công nghiệp từ nơi khác đưa Ong vào địa bàn hàng năm để tránh tình trạng cạnh tranh mật giữa các đàn Ong. Bảo vệ các khu vực rừng tự nhiên liền khoảnh làm nguồn thức ăn cho Ong.

Việc khai thác Tre Nứa Giang Mây nhiều, nhưng chủ yếu chỉ đan để phục vụ nhu cầu gia đình, vì vậy nên tạo điều kiện để việc nghề đan lát trở thành một nguồn sinh kế tốt, mang lại thu nhập cho nhiều người, tạo công ăn việc làm cho người dân thì cần phải có những hỗ trợ liên kết thị trường và phát triển các sản phẩm như: tập huấn về kinh doanh; tạo điều kiện về thành lập nhà xưởng; hỗ trợ kết nối thị trường bên ngoài.

Phát triển các vườn thuốc Nam và trồng cây dược liệu trong khu vực, dưới tán rừng hoặc ở những nơi đất rừng chưa được sử dụng, vừa giúp phục hồi rừng vừa tạo nguồn thu cho người dân.

Tăng cường quản lý khai thác tốt nguồn măng rừng trên địa bàn, với những quy định về khai thác chế biến mang tính bền vững, hướng tới duy trì nguồn lợi lâu dài cho cộng đồng. Hỗ trợ các tiểu thương thu mua, kinh doanh măng về điều kiện nhà xưởng kho bãi và nâng cao kỹ năng tiếp cận thị trường.

Ngoài ra, cần xây dựng các chủ trương, chính sách để tài nguyên thực vật rừng cho LSNG thực sự trở thành nguồn lực giúp người dân ở địa phương nghiên cứu xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất của mình như: Giao đất giao rừng cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, đồng thời giúp họ các phương án tạo thu nhập từ rừng thông qua phát triển thực vật rừng cho LSNG; Phát triển một số loài thực vật rừng cho LSNG có khả năng tiêu thụ lớn như tre, nứa, giang, lồ ô, mây, ươi…; Tăng cường tập huấn để nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về những vấn đề bảo vệ, phát triển, khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng gắn với việc phát triển LSNG, đặc biệt chú ý đến nhóm hộ trung bình và nghèo; Cần xây dựng chính sách thị trường LSNG theo hướng tự do hóa thị trường, tập trung vào các loại hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng nguyên liệu tre nứa và song mây, các loại thuốc y học dân tộc. Giới thiệu và quảng bá những điểm có khả năng tiêu thụ nguồn LSNG sản xuất từ trong vùng để tạo cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ, giảm được các chi phí trung gian.

3.7.2. Về nâng cao năng lực và sự tham gia của phụ nữ trong quản lý sử dụng rừng Nâng cao vai trò và sự tham gia của phụ nữ địa phương trong quản lý sử dụng rừng thông qua việc đưa Phụ nữ vào trong các hoạt động tuyên truyền, báo tin, lập quy hoạch rừng, …

Tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức trong việc khai thác, sử dụng LSNG bền vững đối với phụ nữ và cộng đồng trên toàn huyện.

Nâng cao nhận thức về giới, công bằng giới cho Phụ nữ trong quản lý và sử dụng rừng; có các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích phụ nữ tham gia vào các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực khai thác, chế biến lâm sản, chăn nuôi… để họ tự làm kinh tế, tham gia vào nhiều hoạt động xã hội, từ đó nâng cao vai trò và vị thế của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng.

Tăng cường các kỹ năng truyền thông cộng đồng, kỹ năng phát triển cộng đồng có sự tham gia cho phụ nữ các xã trên địa bàn huyện A Lưới.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng tại huyện a lưới tỉnh thừa thiên huế (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)