CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.6. Đánh giá vai trò, năng lực và sự tham gia của Phụ nữ trong quản lý tài nguyên rừng
3.6.1. Sự tham gia của Phụ nữ trong quản lý tài nguyên rừng
Phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nói chung, tài nguyên rừng nói riêng, song bất bình đẳng giới trong quản lý tài nguyên tại nhiều địa phương vẫn diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là tại những vùng dân tộc thiểu số.
A Lưới là một huyện miền núi có trên 80% là dân tộc thiểu số, bao gồm chủ yếu là các dân tộc Pa Kô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy và dân tộc Kinh. Chính vì thế, sự nhận thức, sự hiểu biết trong trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng cũng có nhiều sự khác biệt giữa dân tộc Kinh và DTTS, giữa nam và nữ, giữa người giàu và người nghèo.
Nhằm tìm hiểu về vấn đề giới trong quản lý tài nguyên rừng, thực hiện đánh giá PRA qua thảo luận nhóm mục tiêu từ 10 - 15 đại diện Phụ nữ trong 01 xã; áp dụng phương pháp liệt kê, thu nhận thông tin từ lãnh đạo thôn/xã, đánh giá sự tham gia các hoạt động của Phụ nữ liên quan đến quản lý bảo vệ rừng và giúp họ tìm ra những hoạt động nào mà Phụ nữ thường xuyên tham gia nhất. Số liệu tổng hợp trung bình của 04 xã Hồng Trung, Hồng Thượng, A Ngo và A Roàng được thể hiện cụ thể trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Mức độ tham gia quản lý tài nguyên rừng của Phụ nữ
0 Không biết/ không được cung cấp thông tin 1 Được cung cấp thông tin
2 Được tham vấn/đóng góp ý kiến 3 Được quyết định
4 Được tham gia thực hiện quyết định
5 Được tham gia giám sát/đánh giá việc thực hiện 6 Được điều chỉnh quyết định trong quá trình thực hiện
TT
Hoạt động liên quan đến quản lý tài
nguyên rừng
Dân tộc Giới Phân hạng kinh tế hộ
Rừng giao/khoán
Kinh Dân
tộc Nam Nữ Giàu Khá-
TB Nghèo Giao/
khoán
Không nhận rừng
1 Lập kế hoạch
Giao rừng 5 2 5 2 2 2 1 2 0
Quản lý
rừng 5 2 5 2 3 1 1 2 1
2
Kế hoạch quản lý
rừng 4 4 3 2 3 1 1 2 1
3
Tham gia và triển khai các
hoạt động cụ
thể
Tuần tra 4 4 4 4 2 2 4 3 0
Vườn ươm 4 4 3 2 3 3 4 3 0
Làm giàu
rừng 3 2 3 1 2 2 1 1 0
Các giải pháp lâm sinh
2 1 2 0 2 2 2 1 0
TT
Hoạt động liên quan đến quản lý tài
nguyên rừng
Dân tộc Giới Phân hạng kinh tế hộ
Rừng giao/khoán
Kinh Dân
tộc Nam Nữ Giàu Khá-
TB Nghèo Giao/
khoán
Không nhận rừng Chia sẻ lợi
ích 4 4 3 1 3 2 1 1 1
Khai thác
lâm sản 4 1 3 1 3 2 1 3 1
Chi trả
DVMTR 2 1 2 1 2 2 2 2 0
Khai thác
gỗ 1 1 1 1 1 1 1 1 0
4 Giám sát hoạt động 2 1 2 0 2 2 2 2 1
5 Điều chỉnh và ra
quyết định 4 1 3 1 2 1 0 2 1
Tổng 44 28 39 18 30 23 21 25 6
Nguồn: Tham vấn hiện trường 11/2018.
Qua bảng 3.10, ta thấy được có sự chênh lệch khá lớn giữa người Kinh và DTTS, giữa nam và nữ, giữa hộ giàu nghèo trung bình, giữa hộ không nhận rừng và hộ được giao/ khoán rừng.
Cụ thể, Phụ nữ ở các xã đều được cung cấp thông tin trong một số hoạt động liên quan đến quản lý tài nguyên rừng như là làm giàu rừng, chia sẻ lợi ích, khai thác lâm sản, chi trả DVMTR, khai thác gỗ và những điều chỉnh, quyết định.
Nhưng chỉ được tham vấn đóng góp ý kiến trong một số hoạt động như là lập kế hoạch giao rừng và quản lý rừng và kế hoạch quản lý rừng.
Còn lại hầu như Phụ nữ không hề được biết hay không được cung cấp thông tin trong hoạt động các giải pháp lâm sinh, giám sát hoạt động liên quan đến quản lý tài nguyên rừng.
Chỉ có duy nhất một hoạt động Tuần tra là Phụ nữ được tham gia thực hiện, trung bình Phụ nữ đi tuần tra 2 lần/tháng và sự phân công trong công tác tuần tra giữa Phụ nữ và nam giới là cân bằng nhau.
Có thể thấy rằng, Phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tham gia quản lý bảo vệ rừng, cơ hội tiếp cận với những hoạt động quản lý rừng của Phụ nữ ít hơn nam giới, bởi lẽ họ là những người có sức khỏe yếu, vai trò vốn có của họ gần như gói gọn trong phạm vi gia đình; người phụ nữ, thậm chí có nghề nghiệp, vẫn có vị trí lệ thuộc vào nam giới, họ có quyền tự chủ và quyền lực ít hơn nam giới. Công tác quản lý tài nguyên rừng hầu như do nam giới đảm trách. Tuy nhiên, những thôn bản có số lượng phụ nữ là người Kinh chiếm tỷ lệ lớn thì đóng góp của phụ nữ cho công tác quản lý tài nguyên rừng là rất đáng kể, sự bất bình đẳng giới vẫn xảy ra nhưng phụ nữ vẫn có quyền quyết định trong công việc của mình.