CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Vị trí địa lý:
Hình 3.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
A Lưới là một huyện miền núi được thành lập năm 1976, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế hơn 70 km là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh.
Tọa độ địa lý khoảng 16000’57’’ – 16027’30’’ vĩ độ Bắc và 107000’3’’ – 107030’30’’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của huyện được xác định vị trí như sau:
+ Phía Đông giáp thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế)
+ Phía Tây giáp tỉnh Salavan và Sê Kông (nước CHDCND Lào) + Phía Nam giáp huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam)
+ Phía Bắc giáp huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) và huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị).
Huyện A Lưới nằm trên trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thị trấn trong huyện đã phá thế ngõ cụt, nối liền A Lưới thông suốt với hai miền Bắc – Nam đất nước; cách không xa quốc lộ 9 – trục đường xuyên Á, có thể thông thương thuận lợi với các nước trong khu vực qua cửa khẩu Lao Bảo – Quảng Trị; đồng thời, Quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A, đây là trục giao thông Đông – Tây quan trọng kết nối A Lưới với quốc lộ 1A, thành phố Huế và các huyện đồng bằng. Có 85 km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào và là huyện duy nhất trong tỉnh có 2 khẩu quốc tế A Đớt – Tà Vàng (tỉnh Sê Kông) và cửa khẩu Hồng Vân – Kutai (tỉnh SaLavan) liên thông với CHDCND Lào, đây là các cửa ngõ phía Tây quan trọng, là lợi thế để huyện mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa với nước bạn Lào và các nước trong Khu vực.
- Địa hình:
A Lưới là huyện miền núi, nằm trong khu vực địa hình phía Tây của dãy Trường Sơn Bắc, có độ cao trung bình 600 – 800 m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20 – 25⁰. Địa hình A Lưới gồm hai phần Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
+ Phần phía Đông Trường Sơn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, có các đỉnh cao là Động Ngai 1.774 m ở giáp giới huyện Phong Điền, đỉnh Cô Pung 1.615 m, Re Lao 1.487 m, Tam Voi 1.224 m v.v. Đây là vùng thượng nguồn của ba con sông lớn là sông Đa Krông, sông Bồ và sông Tả Trạch đổ về vùng đồng bằng của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
+ Phần phía Tây Trường Sơn, địa hình có độ cao trung bình 600 m so mặt nước biển, bao gồm các đỉnh núi thấp hơn và một vùng thung lũng với diện tích khoảng 78.300 ha. Thung lũng A Lưới có địa hình tương đối bằng phẳng với chiều dài trên 30 km, đây là địa bàn tập trung đông dân cư của huyện.
- Khí hậu thuỷ văn
A Lưới nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam.
+ Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C - 250C. Nhiệt độ cao nhất khoảng 340C – 360C, nhiệt độ thấp nhất trong khoảng 70C- 120C.
+ Lượng mưa các tháng trong năm từ 2900 – 5800 mm.
+ Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 86 - 88%.
Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó lượng mưa lớn tập trung vào 10 đến tháng 12, thường gây lũ lụt, ngập úng; mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, mưa ít, chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng, lượng bốc hơi lớn gây ra khô hạn kéo dài.
A Lưới là khu vực thượng nguồn của 5 con sông lớn, trong đó có 2 sông chảy sang Lào là sông A Sáp và sông A Lin; 3 sông chảy sang phía Việt Nam là sông Đa Krông, sông Bồ và sông Tả Trạch (nhánh tả của sông Hương). Ngoài ra A Lưới còn có mạng lưới các suối phân bố hầu khắp trên địa bàn huyện. Phần lớn sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp, thường bị sạt lở vào mùa mưa, gây khó khăn cho xây dựng cầu, đường và đi lại.
Giao thông:
Hệ thống đường giao thông thuận lợi, đặc biệt đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo 2 huyện ới chiều dài hơn100 km từ xã Hồng Thuỷ đến A Roàng. Có quốc lộ 49 nối từ tỉnh SaLavan của Lào qua cửa khẩu Hồng Vân thông với quốc lộ 1A đến Huế.
Đây là 2 tuyến giao thông chính rất thuận lợi cho Nam Đông và A Lưới mở rộng thông thương hàng hoá với toàn tỉnh và cả nước.
Hệ thống giao thông liên thôn, liên xã nhờ nguồn vốn 135 đã đầu tư gần mấy chục tỷ đồng đã rãi nhựa, bê tông và đường cấp phối, hệ thống cầu cống được quan tâm xây dựng ở một số nơi trọng điểm, góp phần làm giảm ách tắc giao thông trong mùa mưa bão.
Thổ nhưỡng:
Qua khảo sát và các tài liệu về nông hoá thổ nhưỡng của một số công trình, loại đất phổ biến ở khu vực là:
- Nhóm dạng đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá Granít.
- Nhóm dạng đất Feralít đỏ vàng, xám vàng phát triển trên các loại đá phiến thạch sét, đá sét.
Thành phần cơ giới thịt trung bình, độ chặt của đất xốp, độ ẩm mát, tỉ lệ đá lẫn từ 10 đến 25%, đá nổi 5% đến 10%, mức độ xói mòn mặt trung bình. Đất thuộc nhóm cấp III.
Trên cơ sở nền vật chất của các loại đá mẹ, yếu tố địa hình (độ cao),... trong khu vực có thể chia thành các nhóm dạng đất chính được phân bố theo từng vùng rõ rệt.
3.1.2. Các nguồn tài nguyên trên địa bàn nghiên cứu - Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện A Lưới là 122.519,31 ha, trong đó:
a) Đất nông nghiệp: Diện tích 114.052,58 ha, chiếm 93,09% tổng diện tích tự nhiên, được sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
b) Đất phi nông nghiệp: Diện tích 4.997,99 ha, chiếm 4,08% bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo - tín ngưỡng, đất nghĩa trang - nghĩa địa và sông suối, mặt nước chuyên dùng.
c) Đất chưa sử dụng: Toàn huyện còn 3.468,74 ha đất chưa sử dụng, chiếm 2,83% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng phân bố ở những vùng ít có điều kiện thuận lợi về tưới và giao thông đi lại khó khăn.
Đặc điểm thổ nhưỡng: Đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn A Lưới khá đa dạng, một số nhóm đất chiếm diện tích lớn bao gồm: 1) Nhóm đất feralit đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), chiếm 62% diện tích của huyện; 2) Nhóm đất feralit vàng trên đá cát (Fq), chiếm 28%; 3) Các nhóm đất khác, chiếm diện tích 9%.
- Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn huyện A Lưới là hệ thống các sông và mạng lưới các khe suối. Trong phạm vi huyện A Lưới có các sông chính là sông A Sáp, A Lin, Tà Rình, Đakrông, sông Bồ.
Nguồn nước ngầm. Mực nước ngầm của các khu vực trong huyện khá cao. Qua khảo sát thực tế cho thấy các giếng đào của dân cho thấy mực nước ngầm có ở độ sâu từ 4 m trở lên.
- Tài nguyên du lịch
A Lưới là vùng núi cao mang trong mình nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ nhưng kỳ vỹ. Thác A Nô là một thắng cảnh nổi tiếng nằm trên địa phận xã Hồng Kim.
Cách trung tâm huyện 30 km là những cánh rừng nguyên sinh và suối nước nóng rất cuốn hút và độc đáo thuộc địa phận xã A Roàng. Đây là khu rừng nguyên sinh còn khá nguyên vẹn, với diện tích khoảng 3.000 ha kéo dài từ A Lưới đến tận Quảng Nam với nhiều thác cao, vực sâu, rất hấp dẫn đối với loại hình du lịch sinh thái và dành cho những người yêu thích phiêu lưu, mạo hiểm. A Lưới còn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch khác như động Tiến Công, núi Ta Lơng Ai, sông Tà Rình v.v.
Bên cạnh những tiềm năng du lịch thiên nhiên sinh thái hấp dẫn, A Lưới còn có nhiều di tích lịch sử cách mạng ghi dấu các chiến công anh dũng của dân và quân A Lưới cùng cả nước. Toàn huyện có 72 di tích lịch sử, trong đó có 7 điểm di tích cấp quốc gia với những cái tên quen thuộc như sân bay A So, địa đạo A Đon, địa đạo Động So, đồi A Biah, đường Hồ Chí Minh huyền thoại v.v.
A Lưới được nhắc đến như là một vùng đất còn lưu trữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc. Đặc biệt là các lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó đậm nét nhất là lễ hội A Riêu Ping của người Pa Cô và lễ Aza. Các điệu múa, hát cha Chấp, dân ca cổ, cồng chiêng, khèn và cùng các món ăn đặc sản truyền thống như cơm nếp
nương, bánh nếp A Coác, rượu đoác, rượu cần, cá suối v.v. tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn hóa dân tộc đặc sắc nơi đây; làm cho A Lưới càng trở nên hấp dẫn để có thể khai thác phát triển du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch cộng đồng v.v.
- Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện A Lưới tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trữ lượng lớn có thể khai thác theo quy mô công nghiệp, trong đó đáng kể nhất là các mỏ cao lanh, đá xây dựng, vàng, nước khoáng nóng...
3.1.3. Đa dạng sinh học
a) Đa dạng thực vật rừng
Phần lớn diện tích rừng của huyện A Lưới được bao phủ bởi các kiểu rừng hỗn loài thường xanh không đều tuổi. Rừng chịu tác động ít và có tác động ở các mức độ khác nhau, nên đã hình thành các kiểu trạng thái rừng cũng khác nhau đây là các kiểu rừng ưu thế. Bao gồm các loài cây chủ yếu như:
- Kiền, Chò, Trám Chủa, Dầu, Dổi...tập trung ở rừng giàu.
- Kiền, Trường, Trám Chủa, Ngát... tập trung ở rừng trung bình.
- Chẹo, Trường, Trâm, Bạng, Dẻ, Bời lời... xen kẻ còn có các loài cây Ba soi, Màng tang, Bai bai...tập trung ở trạng thái rừng phục hồi. Bên cạnh đó còn có các loài cây quý hiếm như: Gụ mật, Gụ lau, Lim xanh, Sến mật…
b) Đa dạng động vật rừng
Hệ động vật tại đây không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á và có nhiều loài như Nai, Lợn rừng, Dúi, Khỉ, Sóc, Tắc kè… Bên cạnh còn có một số loài động vật quý hiếm: Sao la, Tê tê, Chồn hương, Gấu…