Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng tại huyện a lưới tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.2.1. Các đơn vị hành chính

Huyện A Lưới có 21 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn A Lưới và 20 xã là:

Hồng Thuỷ, Hồng Vân, Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Hạ, Bắc Sơn, Hồng Bắc, Hồng Quảng, A Ngo, Sơn Thủy, Nhâm, Phú Vinh, Hồng Thái, Hồng Thượng, Hương Phong, Hương Lâm, Hương Nguyên, Đông Sơn, A Đớt, A Roàng. Thị trấn A Lưới là trung tâm huyện lỵ, cách thành phố Huế khoảng 70 km về phía Tây.

3.2.2. Dân số và lao động

A Lưới là huyện miền núi vùng cao, nằm ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, tiếp giáp với nước bạn Lào. Theo số liệu thống kê năm 2017, dân số toàn huyện có 46,417 nghìn người, mật độ dân số 38 người/km2, trong đó trên 80% là dân tộc thiểu số, bao

gồm chủ yếu là các dân tộc Pa Kô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy và dân tộc Kinh. Chính vì thế, nơi đây hội tụ đa dạng những truyền thống văn hoá dân tộc rất đặc sắc, giá trị.

3.2.3. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và thuỷ lợi

Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 493,6 tỷ đồng, trong đó: Cây mùa vụ đạt 146 tỷ đồng, chiếm 29,6%; Chăn nuôi đạt 169 tỷ đồng, chiếm 34,2%; Lâm nghiệp đạt 99,5 tỷ đồng, chiếm 20,2%; Cây cao su - Chuối đạt 44,9 tỷ đồng, chiếm 9,1%; Thuỷ sản đạt 34,2 tỷ đồng, chiếm 6,9%.

Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.395/18.000 tấn, đạt 102,2% so với kế hoạch, giảm 45,8 tấn so với cùng kỳ năm 2016. Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt 78,8%, tăng 8,4% so với năm 2016. Diện tích sắn trồng mới 1.613 ha, diện tích ngô: 1.014 ha (lớn nhất toàn tỉnh), năng suất 53,4 tạ/ha; cây mùa vụ khác 627 ha. Diện tích cây cao su toàn huyện đạt 1.250,9 ha, diện tích đưa vào khai thác là 470 ha, năng suất bình quân đạt 17,8 tạ mủ đông/ha/năm, sản lượng đạt 836,6 tấn mủ đông;

tổng giá trị đạt 11,7 tỷ đồng, thu nhập người trồng cao su đạt 25,2 triệu đồng/ha/năm;

Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc đạt 45.251 con, đạt 91,4% kế hoạch, giảm 1.409 con so với năm 2016. Tuy nhiên, đàn bò tăng 929 con so với năm 2016 với số lượng 10.431 con (trong đó đã giết thịt trong năm 2017 là 1.208 con). Tổng đàn gia cầm đạt 301.746 con. Trong năm, trên địa bàn toàn huyện chỉ xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng cục bộ và đã kịp thời khống chế, dập tắt.

Tổ chức thực hiện các đề án, mô hình: Sau 02 năm thực hiện Đề án phát triển đàn bò đến năm 2025, bước đầu đã thành công và được nhiều hộ dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia, các hộ đã biết tận dụng phụ phế phẩm của nông nghiệp để làm thức ăn cho bò, đầu tư chuồng trại kiên cố, đã trồng được 15,2 ha cỏ VA06 trong 02 năm triển khai Đề án (Năm 2017, 57 hộ tham gia, nhập 243 con bò cái hậu bị vàng, tổng số vốn vay ngân hàng 3,7 tỷ đồng, trong đó, ngân sách huyện hỗ trợ là 1,3 tỷ đồng); Đến cuối năm 2017, tổng đàn bò toàn huyện đạt 10.431 con. Các mô hình trồng rau an toàn và trồng hoa trong nhà kính cho năng suất cao và ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế với thu nhập bình quân từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày/vườn, cao hơn nhiều so với cách truyền thống; Đến nay, toàn huyện đã phát triển 06 mô hình trồng rau an toàn có hiệu quả với sự hỗ trợ từ ngân sách huyện 50 triệu đồng/mô hình và đang tiến hành nhân rộng tại một số xã khác. Về trồng hoa, đã nhân rộng cho các hộ dân và huyện chỉ hỗ trợ 50% giống (hoa Ly Ly, hoa Tulip).

Lâm nghiệp: Diện tích trồng rừng kinh tế toàn huyện đạt 12.000 ha, trong đó, trồng lại năm 2017 ước đạt 2.000 ha, khai thác 2.000 ha với sản lượng 139,3 nghìn tấn.

Triển khai kế hoạch phát triển rừng gỗ lớn và cấp chứng chỉ FSC, đã có 57 hộ đăng ký với diện tích 192,57 ha.

Quản lý bảo vệ rừng: Tổ chức truy quét, tuần tra phát hiện và lập biên bản 85 vụ vi phạm, tịch thu 96,889 m3 gỗ các loại. Đã chi trả phí cung ứng dịch vụ môi trường rừng tại 02 lưu vực thủy điện A Lưới và Hương Điền với số tiền 5,6 tỷ đồng. Triển khai Chỉ thị 65/2015/CT-UBND của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tại 03 xã: Sơn Thủy, Hồng Thượng, Phú Vinh. Đã xảy ra 01 vụ cháy rừng tại lô a1, b1, khoảnh 1, tiểu khu 297, xã Phú Vinh, với diện tích cháy 2,4 ha.

Thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng 267,2 ha, giảm 57,8 ha so với năm 2016, năng suất ước đạt 3,2 tấn/ha, cho sản lượng 875 tấn, trong đó khai thác từ lòng hồ thủy điện khoảng 20 tấn.

3.2.4. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Tổng giá trị thực hiện dự ước khoảng 44,7 tỷ đồng, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn huyện tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thành phần kinh tế tư nhân dự ước 35,3 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ, thành phần kinh tế cá thể 9,4 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Tổ chức thành công “Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc sản thủ công mỹ nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 tại huyện A Lưới” với 19 biên bản, hợp đồng ký kết tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng dự án “Xác lập, quản lý nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm thịt bò” và triển khai dự án “Xác lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm vải Dèng” làm cơ sở bảo hộ các thương hiệu nông sản, đặc sản trên địa bàn huyện, để người tiêu dùng tin tưởng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững hơn.

3.2.5. Lĩnh vực dịch vụ

Thương mại – dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước năm 2017 đạt 322,0 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế tư nhân đạt 60,9 tỷ đồng, tăng 3%, kinh tế cá thể đạt 261,1 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Các mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ như: hàng lương thực thực phẩm đạt 141,1 tỷ đồng, tăng 6,2%, hàng may mặc tăng 5,8%, đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị dòng tăng 6,3%, gỗ và vật liệu xây dựng tăng 7,9% và một số mặt hàng khác.

Các đơn vị, đại lý kinh doanh trên địa bàn ngày một phát triển và mở rộng; Hệ thống Bưu chính, Viễn thông tiếp tục được mở rộng, nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc, kết nối internet cho nhân dân trên địa bàn. Các siêu thị mi ni, cửa hàng bán lẻ bước đầu phát triển, hiện nay, đã có 04 siêu thị mi ni phát huy hiệu quả.

Du lịch: Các điểm du lịch sinh thái Par Le, A Lin, A Nôr,... hoạt động có hiệu quả; Hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn ngày càng được nâng cấp nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ du khách. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 13 điểm du lịch, 07 nhà nghỉ, khách sạn với 91 buồng phòng, 171 giường, 02 homestay (Một

hình thức lưu trú mới, hiệu quả, thu hút khách du lịch), 02 Làng văn hóa du lịch cộng đồng và 07 nhà hàng đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch. Khách đến tham quan A Lưới ước đạt khoảng 29.500 lượt, tổng doanh thu từ du lịch đạt 6 tỷ đồng.

Gắn chặt chẽ phát triển nông nghiệp với du lịch, các sản phẩm nông, đặc sản truyền thống phục vụ du khách ngày càng phong phú như thịt bò, gạo ra dư, mật ong, muối, tiêu, riềng, gừng, nếp than,...

3.2.6. Giáo dục và đào tạo

Tỷ lệ huy động ra lớp đối với các cấp học đạt tỷ lệ cao; Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng 1,5%, học sinh yếu kém giảm 0,5%. Có 06 học sinh đạt giải cao tại các kỳ thi, hội thi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Toàn huyện có 21/21 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi (tỷ lệ 100%). Hoàn thành công tác xóa mù chữ. Tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2017, tỷ lệ tốt nghiệp THPT toàn huyện đạt 76,33%. Có 127 học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng. Tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2017 - 2018 đảm bảo trang trọng, vui tươi, tiết kiệm. Đến cuối năm 2017, có 22 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 03 trường so với năm 2016, đạt tỷ lệ 45,9% tổng số trường học trên địa bàn huyện.

3.2.7. Y tế

Mạng lưới y tế đã được phát triển trong khu vực 8 xã Phú Vinh, Hương Phong, Hương Lâm, Đông Sơn, A Đớt, A Roàng, Hồng Hạ và Hương Nguyên, các cơ sở y tế đã được chú trọng đầu tư; tuy cở sở vật chất, dụng cụ, cán bộ y tế còn thiếu nhưng phần nào vẫn đáp ứng được việc phục vụ sức khỏe nhân dân.

Các xã đều có trạm y tế, có từ 2 - 3 cán bộ y tế trực thường xuyên để khám và chữa bệnh thông thường. Những bệnh hiểm nghèo phải chuyển lên tuyến trên.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng tại huyện a lưới tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)