CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng của phụ nữ
3.5.1. Tình hình khai thác LSNG bởi phụ nữ
Cuộc sống của người dân vùng cao, đặc biệt là phụ nữ, từ trước đến nay luôn gắn bó với rừng, nếu không nói là còn khá lệ thuộc vào rừng. Từ bao đời nay họ sống dựa vào rừng, coi rừng là một nguồn tài nguyên trời ban tặng, rất tự nhiên như nước mưa trên nguồn, như con cá dưới suối. Họ coi rừng không phải của ai xa lạ mà là của chính họ và họ phải có trách nhiệm giữ gìn. Rừng tự nhiên ở huyện A Lưới là rừng hỗn loài với kết cấu nhiều tầng tán, tính đa dạng loài rất cao, nên thực vật rừng cho LSNG ở đây tương đối phong phú về thành phần loài. Theo điều tra thực tế, có ít nhất gần 30 loại LSNG mà đa số người dân huyện hay khai thác và sử dụng.
Trong gia đình, việc phân công lao động trong khai thác LSNG giữa nữ là nhiều hơn nam. Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác số lượng chị em phụ nữ tham gia khai thác các loại lâm sản, tuy vậy theo một số báo cáo nghiên cứu gần đây tỷ lệ chị em tham gia vào khai thác lâm sản ngoài gỗ chiếm khoảng 70%. Do phải chăm lo đời sống của gia đình mà người phụ nữ thường phải vào rừng phát nương làm rẫy, thu
hái hoa quả và các loại lâm sản ngoài gỗ để sử dụng và tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Một số loại LSNG mà phụ nữ thường khai thác như sau:
Bảng 3.7. Danh sách LSNG thường được khai thác
STT Loại LSNG STT Loại LSNG STT Loại LSNG
1 Củi 9 Mật ong 17 Tre
2 Măng 10 Ốc 18 Nứa
3 Nấm (mối, đắng) 11 Ếch 19 Giang
4 Chôm chôm 12 Nhân trần 20 Mây
5 Dâu rừng 13 Nhân sâm 21 Lồ ô
6 Chuối rừng 14 Lá đắng 22 Phong lan
7 Nhãn rừng 15 Hà thủ ô
8 Rau sắng 16 Ba kích
Nguồn: Tham vấn hiện trường 11/2018.
Với 22 loại LSNG này quan trọng nhất là Củi, măng, nấm, chuối rừng, rau sắng, nhân trần và các loài thuộc họ Tre Nứa.
Tình hình khai thác LSNG diễn ra khá phức tạp tại địa phương, chủ yếu là khai thác ở Rừng tự nhiên. Đối với những loại chỉ sử dụng cho nhu cầu của gia đình như:
măng, nấm, chuối rừng, rau sắng, mật ong, ốc, ếch, … thì hầu như việc khai thác trong rừng có phần giảm xuống do những loại này đã hiếm dần. Đối với những loài có giá trị kinh tế cao và với sự xuất hiện của những tư thương chuyên buôn bán những loại cây thuốc như: nhân trần, nhân sâm, hà thủ ô… đã kích thích việc khai thác của người dân trong vùng. Tuy nhiên theo đánh giá của phụ nữ địa phương, mặc dù nhu cầu khai thác những loại này đang tăng cao nhưng ngày càng khó tìm kiếm trong rừng và trữ lượng giảm đáng kể.
Bảng 3.8. Diễn biến khai thác LSNG tại huyện A Lưới
STT Loại LSNG 2010 2011 - 2014 2015 - 2018
1 Củi 10 12 15
2 Măng 10 7 5
3 Nấm (mối, đắng) 10 7 5
4 Chôm chôm 10 7 5
5 Dâu rừng 10 7 5
6 Chuối rừng 10 7 5
7 Nhãn rừng 10 6 3
8 Rau sắng 10 7 3
9 Mật ong 10 17 20
10 Ốc 10 17 20
11 Ếch 10 17 20
12 Nhân trần 10 15 20
13 Nhân sâm 10 15 20
14 Lá đắng 10 15 20
15 Hà thủ ô 10 15 20
16 Ba kích 10 15 20
17 Tre/Nứa/Giang/Mây.. 10 7 3
18 Phong lan 10 15 20
Nguồn: Tham vấn hiện trường 11/2018.
Ghi chú: Lấy năm 2010 làm mốc 10 điểm cho mức độ khai thác để so sánh với các giai đoạn 2011 – 2014 và 2015 – 2018.
Việc khai thác LSNG của người dân địa phương biến động rất lớn và hầu hết việc khai thác giảm dần, một phần là do người dân được tăng cường nhận thức trong việc khai thác sử dụng rừng, hơn thế nữa là kinh tế đang ngày càng phát triển, mức độ phụ thuộc vào rừng không còn nhiều như trước đây. Ví dụ đối với loại Tre/Nứa thì trước 2010 người dân lấy về làm vật liệu xây dựng nhà, chuồng, trại nhiều nhưng sau 2010 thì khai thác ít hơn vì nhu cầu sử dụng bê tông trong xây dựng tăng cao, hiện nay tre nứa chủ yếu được sử dụng làm chuồng trại, rào vườn, đan lát.
Ngoài ra, người dân còn trồng các loại LSNG dễ sống và cần thiết hàng ngày xung quanh nhà của họ, vì thế việc lên rừng khai thác các loại này có phần giảm đi.
Riêng một số loại có thể thương mại hóa như Phong lan, Nhân trần, Lá đắng, Mật ong,
… thì có xu thế tăng lên vì giá trị kinh tế của chúng, đặc biệt là Lan rừng và mật ong.
(Đơn vị tính: m3/hộ/năm)
Hình 3.2. Mức độ sử dụng Củi và Tre/Nứa/Giang/Mây/Lồ ô tại huyện A Lưới Mặc dù số lượng LSNG được khai thác trên địa bàn huyện là rất nhiều, tuy nhiên tùy thuộc vào mùa vụ và hình thức khai thác mà mỗi loại LSNG sẽ được khai thác sử dụng với số lượng khác nhau. Như vậy, trung bình một hộ gia đình sử dụng hết khoảng 2,88 khối Củi và 2,75 khối Tre/Nứa/Giang/Mây/Lồ ô.
Tre/Nứa/Giang/Mây/Lồ ô thì người dân chủ yếu khai thác để làm chuồng trại, rào vườn, đan lát… Một số ít còn bán cho các tư thương đến thu mua.
Còn đối với Củi họ chủ yếu dùng cho gia đình, không đem bán. Theo quan sát của thấy được người dân ở hai xã Hồng Thượng và A Ngo sử dụng bếp ga và điện để nấu nhiều hơn so với hai xã Hồng Trung và A Roàng. Do đó khối lượng Củi được khai thác trong 01 năm của hai xã Hồng Trung và A Roàng.
Không có nhiều sự khác biệt trong khối lượng khai thác LSNG giữa hộ trung bình và hộ nghèo tại huyện vì chủ yếu người dân khai thác cho sử dụng theo nhu cầu của gia đình là chính. Qua điều tra thực tế thấy được:
Bảng 3.9. Khai thác một số LSNG chính theo kinh tế hộ tại huyện A Lưới
Loại LSNG
Tỷ lệ 100 %
Hộ nghèo Hộ trung bình
Củi 60 % 40 %
Măng 55 % 45 %
Chuối rừng 50 % 50 %
Lá Đắng 40 % 60 %
Tre/Nứa/Giang/Mây/Lồ ô 80 % 20 %
Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ ràng hơn trong việc khai thác LSNG của hai loại kinh tế hộ nghèo và trung bình tại huyện A Lưới. Với những loại LSNG bình thường dùng làm chất đốt, thức ăn, nấu nước uống như Củi, Măng, Chuối rừng và lá Đắng thì hầu như không khác nhau. Tuy nhiên đối với những loại có thể buôn bán thương mại được như Tre/Nứa/Giang/Mây/Lồ ô thì sự chênh lệch trong khai thác giữa 2 nhóm kinh tế hộ khá lớn.