CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong kinh tế nông hộ
3.4.3. Quyền hạn của của phụ nữ và nam giới
3.4.3.1. Khác biệt giới trong việc đưa ra các quyết định trong gia đình
Về quyền quyết định trong hộ gia đình, ngoài vấn đề vay vốn sản xuất và tiêu dùng, hầu hết các quyết định liên quan đến sản xuất và đời sống tại hộ gia đình đều do người chồng quyết định. Theo đặc điểm về dân tộc, các hộ được khảo sát là dân tộc thiểu số chiếm đa số, đồng thời các hộ cũng chủ yếu thuộc các dân tộc phụ hệ, do vậy, tiếng nói quyết định trong hộ gia đình chủ yếu là tiếng nói của người nam giới (chồng, cha, con trai).
Qua các buổi phỏng vấn với các hộ trong xã cho thấy, tỷ lệ đóng góp thu nhập của người chồng cho gia đình đã ảnh hưởng rất lớn đến quyền ra các quyết định của người chồng cũng như sự phân chia lao động trong gia đình. Hơn một nửa các hộ gia
đình phỏng vấn (52%), người chồng có đóng góp thu nhập chính cho gia đình, trong khi đó chỉ có 2,7% hộ gia đình ở đó đóng góp chính từ người vợ.
Bảng 3.4. Quyền quyết định của vợ, chồng và các thành viên trong gia đình
Hoạt động Chồng (%) Vợ (%) Cả hai (%)
Cất giữ tài chính 17,5 78,8 3,8
Đầu tư cho sản xuất 92,5 0,0 7,5
Mua sắm vật dụng lớn 87,5 1,3 11,3
Bán các sản phẩm 13,8 60,0 26,3
Tham gia các khoá tập huấn, đào tạo 95,0 3,8 1,3
Việc học hành của con cái 58,8 7,5 33,8
Nguồn: Tham vấn hiện trường11/2018.
Phụ nữ là những người cất giữ tài chính trong gia đình, nhưng người chồng của họ lại là những người đưa ra các quyết định quan trọng trong gia đình như quyết định đầu tư cho sản xuất, mua sắm vật dụng đắt tiền, quyết định tham gia các khoá tập huấn đào tạo. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập thông tin từ 80 hộ gia đình thuộc 4 xã, kết quả cho thấy 87,5% số hộ gia đình người chồng đưa ra quyết định mua sắm các vật dụng đắt tiền, trong khi đó chỉ có 1,25% các hộ gia đình người vợ có quyền đưa ra quyết định này. Quyền đưa ra các quyết định về tham gia các khoá tập huấn đào tạo cùng nghiêng về phía người chồng chiếm 95% các gia đình quyền quyết định này thuộc về người chồng, trong khi đó quyền này thuộc về người vợ chỉ chiếm 3,75% các hộ gia đình. Tuy nhiên 11,25% số gia đình người chồng thường bàn bạc với vợ và cả 2 cùng đưa ra quyết định khi mua sắm các vật dụng đắt tiền cho gia đình; 7,5% các gia đình cả 2 vợ chồng cùng bàn bạc và đưa ra quyết định cho công việc sản xuất của gia đình, rất nhiều các cặp vợ chồng trẻ nằm trong số những gia đình này (Bảng 3.4).
3.4.3.2. Sự khác biệt giới về việc sử dụng tài sản trong gia đình
Quyền hưởng dụng đất của phụ nữ bị hạn chế bởi chế độ phụ hệ truyền thống.
Bên cạnh đó họ còn bị hạn chế bởi những bất hợp lý chưa tính đến trong quá trình thực hiện chính sách đất đai tại địa phương…. Những bất cập trong chính sách đất đai, tập quán truyền thống, quan niệm, thói quen là nguyên nhân của sự bất bình đẳng này.
Thực tế một trường hợp ở thôn Mật [Phú Thọ] cho thấy quyền tiếp cận và kiểm soát đất đai của phụ nữ không chỉ bị hạn chế bởi tập quán truyền thống mà còn ở ngay trong những nghị định, quy định, thông tư, chỉ thị của chính sách đất đai. Phụ nữ
không có sự đảm bảo chắc chắn quyền sử dụng đất của mình. Họ là những người tham gia tích cực trong quá trình sử dụng đất, song lại không phải là người có tiếng nói quyết định về các vấn đề canh tác. “Lương Thị Thu Hằng).
Hiện nay, luật pháp quy định cả tên vợ và chồng đều phải được ghi đầy đủ trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 63,75% các gia đình quyền sở hữu nhà ở là quyền của cả 2 vợ chồng (Bảng 3.5). Đây là dấu hiệu rất tốt thể hiện sự bình đẳng giữa nam và nữ đang ngày càng được cải tiến.
Hầu hết trong các gia đình, xe máy và vô tuyến chủ yếu do người chồng sử dụng. Trong số 100% số hộ gia đình có xe máy thì 72,5% số hộ này xe máy chủ yếu do người chồng sử dụng trong khi đó chỉ có 5% số gia đình do người vợ sử dụng là chủ yếu. Cũng tương tự, trong số 100% hộ gia đình có Tivi thì 58,75% số hộ gia đình, tivi chủ yếu do người chồng sử dụng, chỉ có 22,5% số gia đình người vợ sử dụng tivi là chủ yếu (Bảng 3.5). Như vậy rõ ràng nam giới có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin và cơ hội đi lại cao hơn so với phụ nữ trong giao tiếp xã hội. Chính sự không hợp lý trong việc sử dụng tài sản này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc làm mai một, giảm đi tính tự tin của chị em trong giao tiếp xã hội. Nhưng ngược lại, đất sản xuất nông nghiệp lại do người vợ sử dụng nhiều hơn. 73,75% số hộ gia đình đất sản xuất nông nghiệp do người vợ sử dụng là chủ yếu trong khi đó sự sử dụng này do người chồng chỉ chiếm 6,25%. Công việc sản xuất nông nghiệp thường ở gần nhà nên người vợ đảm nhận để kết hợp chăm sóc gia đình và việc nhà.
Bảng 3.5. Sự khác biệt của vợ, chồng trong việc sử dụng tài sản gia đình
Tài sản Chồng % Vợ % Cả hai %
Vô tuyến 47 58,75 18 22,5 15 18,75
Xe máy 58 72,5 4 5 18 22,5
Gia súc 43 53,75 14 17,5 23 28,75
Nhà ở 28 35 1 1,25 51 63,75
Đất rừng 62 77,5 7 8,75 11 13,75
Đất sản xuất NN 5 6,25 59 73,75 16 20
Nguồn: Tham vấn hiện trường năm 11/2018.
3.4.3.3. Sự khác biệt giới trong các hoạt động xã hội
Bên cạnh các công việc sản xuất, người phụ nữ luôn luôn bận rộn với các công việc chăm sóc gia đình. Bản chất của người phụ nữ Việt Nam là thương chồng, thương con, họ thường hy sinh bản thân cho hạnh phúc gia đình. Do vậy, người phụ nữ thường có ít thời gian hơn nam giới để tham gia các hoạt động xã hội. Hơn nữa những định kiến của xã hội cho rằng công việc của phụ nữ là bếp núc đã cản trở họ tham gia các hoạt động xã hội. 73,75% trong tổng số 80 hộ gia đình điều tra thì công việc chợ búa do người vợ đảm nhận. Nam giới tham gia chủ yếu trong các cuộc họp thôn/khu dân cư, các hoạt động ma chay, cưới hỏi. 72,5% các hộ gia đình được điều tra người chồng thường xuyên tham gia các cuộc họp thôn/khu dân cư trong khi đó chỉ có 5% số hộ gia đình do người vợ đảm nhiệm công việc này (Bảng 3.6).
Bảng 3.6. Sự tham gia của vợ, chồng vào các hoạt động xã hội
Hoạt động Chồng % Vợ % Cả hai %
Họp thôn/khu dân cư 58 72,5 4 5 18 22,5
Chợ búa 5 6,25 59 73,75 16 20
Ma chay, cưới, hỏi 62 77,5 7 8,75 11 13,75
Lễ hội 11 13,75 48 60 21 26,25
Nguồn: Tham vấn hiện trường năm 2018.