Tình hình sử dụng LSNG của phụ nữ

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng tại huyện a lưới tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên rừng của phụ nữ

3.5.2. Tình hình sử dụng LSNG của phụ nữ

Tình hình sử dụng LSNG của người dân tại tại huyện A Lưới rất đa dạng. Tuy nhiên chủ yếu sử dụng cho nhu cầu của gia đình như làm thực phẩm, thức ăn, nấu nước uống, vật liệu xây dựng, bán… Dưới đây là một số mục đích sử dụng LSNG chính tại huyện:

Nhóm LSNG dùng làm thức ăn: Có rất nhiều loại LSNG có thể dùng làm lương thực, thực phẩm, gia vị chủ yếu được người dân khai thác, sử dụng hằng ngày cho gia đình, tuy nhiên những loại chính mà hàng ngày hoặc hàng tháng người dân thường sử dụng chủ yếu là rau má rừng, nấm tràm, nấm mối, măng giang, măng lồ ô, hạt dẻ, Chôm chôm, Dâu rừng, Chuối rừng, Nhãn rừng, rau Sắng, Ốc, Ếch. Không có nhiều sự khác biệt giữa sử dụng những loại LSNG làm thức ăn giữa người dân của các xã với nhau.

Nhóm LSNG dùng làm thuốc: Ước tính có tới 200 loại cây được dùng làm thuốc trong những bài thuốc về đau bụng, cho phụ sản sau sinh, chữa bệnh gan, tiểu

đường… Theo số liệu người dân cung cấp thì hiện nay họ đang sử dụng một số loại chính như: Lá đắng vừa dùng làm thức ăn vừa chữa bệnh dạ dày. Mật ong chữa ho và dạ dày. Nhân trần chữa bệnh gan vàng da và rất có ích cho sản phụ. Hà thủ ô có tác dụng làm đen tóc, có lợi cho sản phụ, kéo dài tuổi thọ. Ba kích có rất nhiều tác dụng như bổ thận tráng dương, chữa đau lưng, huyết áp… Tuy nhiên chỉ có những thầy lang mới biết phối kết hợp các loại cây này với nhau để tạo ra các bài thuốc thực sự, còn người dân hiểu biết rất ít về công dụng cũng như cách sử dụng chúng.

Nhóm vật liệu xây dựng: Trước 2010 người dân lấy về làm vật liệu xây dựng nhà, chuồng, trại nhiều nhưng sau 2010 thì khai thác ít hơn vì nhu cầu sử dụng bê tông trong xây dựng tăng cao, hiện nay Tre/Nứa chủ yếu được sử dụng đan bế. Người dân khai thác những loại này gần rừng tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay họ đã gây trồng gần nhà hoặc trên rừng sản xuất và nhu cầu hàng năm cũng không cao vì số lượng nhà làm mới cũng ít, chủ yếu là những ngôi nhà được làm từ trên 10 năm trước đây.

Nhóm chất đốt: Đa dạng, bất cứ thứ gì có thể đun nấu được là người dân sử dụng. Củi có thể là những cây bụi xung quanh nhà, thân cây Ngô, lõi Ngô, cành nhánh của Tre Nứa… Nhưng ưa thích nhất vẫn là những cây thân gỗ. Người dân thường đi lấy Củi từ 1-4 lần/hộ/tháng ở khu vực gần rừng tự nhiên hoặc trong vườn nhà họ. Mức độ sử dụng cũng lớn, đặc biệt là vào mùa đông người dân có thói quen vừa nấu ăn vừa sưởi ấm nên bếp hầu như đỏ lửa cả ngày. Tính bình quân hàng năm một hộ gia đình có thể dùng hết khoảng 2,88 m3 củi.

Nhóm thức ăn chăn nuôi: Do trước đây người dân có thói quen chăn nuôi thả rông, ít dự trữ hoặc thu hái thức ăn cho gia súc nên những loại trong nhóm này được người dân lấy rất ít. Cho đến nay khi hình thức chăn nuôi chuyển sang nuôi nhốt thì người dân cũng chỉ lấy một số loại như Chuối rừng, Lá đắng (chữa bệnh đau bụng, chướng bụng) cho Trâu, Bò và một số loại cỏ khác trên nương.

Nhóm nguyên liệu thủ công: Trong số các loài LSNG, nguồn sản phẩm dùng làm vật liệu thủ công mỹ nghệ rất da dạng và có giá trị kinh tế khá cao. Loài song mây trước đây được người dân sử dụng làm vật dụng trong gia đình, như rổ, rá, gùi, giỏ xách, lợp nhà... Các sản phẩm này được bán cho thương nhân, mang lại nguồn thu nhập cao. Do nhu cầu sử dụng lớn nên loài song mây tự nhiên hiện nay còn rất ít. Các loài lá nón, lá cọ, cỏ tranh, đùng đình, thanh hao, đót... dùng để làm nón, chổi, lợp nhà, hàng quán. Đây cũng là các nguyên liệu cho thu nhập khá. Giá bán tại chỗ cho lái buôn, mỗi kg bông đót từ 2.500-3.000 đồng và lá nón 900-1.000 đồng/ngọn. “Đót thường phân bố ở các khe suối, bìa rừng, chỉ khai thác theo thời vụ. Riêng mây, lá nón phân bố dưới tán rừng tự nhiên, nơi có độ dốc cao, lớn, nằm xa khu dân cư, thường được khai thác quanh năm. Thời gian khai thác lá nón thường cả đi và về trong ngày, còn khai thác mây mỗi chuyến mất 2-3 ngày. Tuy nhiên, người dân tại huyện chưa

phát triển mạnh về đan lát cũng như tạo ra các sản phẩm thủ công, chỉ làm một số đồ dùng trong gia đình là chính.

Nhóm làm cảnh: Nuôi chim và trồng phong lan làm cảnh cũng xuất hiện nhiều ở nhà dân, cho dù nó chưa phát triển và phổ biến trên toàn huyện, nhưng hầu như người dân đi rừng mà bắt gặp, thu được những Phong lan họ đều đem về trồng. Hầu như nhà nào cũng có một vài giò phong lan rừng treo ở gốc cây hoặc cành cây trong nhà, vườn hoặc đầu ngõ.

3.5.2.2. Gây trồng các loại LSNG

Tại huyện A Lưới, người dân nuôi trồng khá nhiều loại LSNG như Chuối, Tre, Lồ ô, Ong mật… nhưng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, quanh nhà và vườn đồi nhằm phục vụ cho gia đình là chính. Điển hình hơn cả vẫn là việc nuôi Ong rừng lấy mật của các hộ. Việc này vừa tăng thu nhập hàng năm cho hộ, tạo việc làm nhưng không quá vất vả, giảm nạn chặt cây, đốt trong rừng để lấy Ong trong rừng tự nhiên.

Mặc dù mô hình nuôi Ong này chỉ mang tính chất tự phát và nhỏ lẻ, nhưng nó đóng góp vào thu nhập của hộ gia đình đáng kể. Ví dụ như, tại Hồng Thượng có 1 hộ nuôi ong.

Nuôi Ong rất tiềm năng và dễ phát triển tại địa phương vì có khá nhiều thuận lợi.

Thứ nhất là gần rừng, nhiều loại hoa và hầu như quanh năm. Thứ hai vật liệu làm thùng cho Ong sẵn có. Thứ ba thị trường hiện nay rất ưa chuộng mật Ông nuôi gần rừng. Thứ tư là không phải mất tiền mua Ong giống mà Ong tự đến làm tổ. Tuy nhiên cũng có những khó khăn nhất định như người dân trong xã kỹ thuật nuôi Ong thấp và không dám đầu tư mở rộng mô hình, chỉ muốn nuôi nhỏ lẻ. Thứ hai là không có kế hoạch phát triển thị trường cho sản phẩm, đang còn rất thụ động trong việc buôn bán mật sau khi thu hoạch. Thứ ba là chưa biết tách đàn và giữ đàn, cứ để Ong tự đến và tự đi.

Bên cạnh đó, phụ nữ còn tham gia cùng cộng đồng gây trồng các loại cây LSNG với diện tích rất lớn như Mây, cây thuốc dưới tán rừng, cây Đoác…

3.5.2.3. Chế biến LSNG

Chế biến LSNG được người dân thực hiện thường xuyên với mục đích tạo ra các sản phẩm khác từ những cây, con lấy được từ rừng; ví dụ như làm măng khô hay đan các loại bế để dùng lấy củi, gùi lúa... Những hoạt động này nó đã trở thành những nét văn hóa của những dân tộc sống gần rừng. Tuy nhiên, chế biến LSNG tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế và mang lại thu nhập cho người dân địa phương thì còn chưa phát triển. Bên cạnh đó, một nguồn LSNG tương đối lớn cả về sản lượng và mức đóng góp trong thu nhập của người dân là lồ ô, tre, nứa... Các loại sản phẩm này được phân bố tại các khu rừng được giao khoán cho người dân chăm sóc, phát triển. Các loại tre, nứa, lồ ô được người dân, các cơ sở chế biến dùng làm nguyên liệu giấy, đũa,

tăm, đan lát, làm giàn che cây cảnh... Trong đó, có đặc sản tương măng được người dân nơi đây làm từ măng lồ ô, măng tre, được thị trường ưa chuộng. Các hộ khai thác và kinh doanh sản phẩm măng, tre, lồ ô có thể thu nhập bình quân từ 5 triệu đồng trở lên/tháng.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng tại huyện a lưới tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)