Đánh giá vai trò, năng lực của Phụ nữ trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng tại huyện a lưới tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.6. Đánh giá vai trò, năng lực và sự tham gia của Phụ nữ trong quản lý tài nguyên rừng

3.6.2. Đánh giá vai trò, năng lực của Phụ nữ trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng

Hình 3.4. Trình độ học vấn của Phụ nữ trong khu vực nghiên cứu

Nhìn chung Phụ nữ ở các xã Hồng Trung, Hồng Thượng, A Ngo và A Roàng có trình độ học vấn ở mức trung bình thấp, tỷ lệ phụ nữ không biết chữ và trình độ ngang mức tiểu học chiếm tỷ lệ cao, tiêu biểu như xã A Ngo với tỷ lệ mù chữ của chị em là 13%, ngang mức tiểu học là 37%, trình độ THCS và THPT chiếm tỷ lệ rất thấp, lần lượt là 17% và 30%. Các xã còn lại, chị em trong vùng cũng bị mù chữ với tỷ lệ cao (Hồng Trung – 7%, Hồng Thượng - 10%, A Roàng 7%). Bên cạnh đó, đa số chị em đều là dân lao động chân tay là chính, lấy việc khai thác LSNG và nông nghiệp làm

công việc chính hằng ngày nên khả năng tiếp cận và nhận thức các thông tin và chính sách của địa phương gặp rất nhiều khó khăn.

Với trình độ học vấn như vậy người dân sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, tiếp nhận thông tin và phát triển sản xuất, cũng như nhận thức của Phụ nữ trong vấn đề khai thác, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng của địa phương trong tương lai. Đặc biệt với các khu vực trọng điểm thực trạng không biết chữ hoặc chỉ biết đọc sẽ khiến họ rất khó tiếp thu những kỹ thuật mới, đưa ra các ý kiến khách quan cũng như nắm bắt thông tin về các chính sách, luật lệ mới, mà đó là việc làm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai áp dụng các phương thức sinh kế phù hợp cho hộ gia đình.

3.5.2.2. Kiến thức và nhận thức của phụ nữ

Nhận thức của phụ nữ về vai trò của rừng: Phụ nữ ý thức được vai trò bảo vệ sinh thái của rừng như bảo tồn nguồn nước, chắn gió bão, cát, hạn chế xói mòn, lở khe… Đối với xã Hồng Thượng, A Ngo thì vai trò bảo tồn nguồn nước được người dân nhắc đến nhiều nhất (36,7 - 43,3%), ở xã A Roàng và Hồng Trung, vai trò của rừng về chắn gió và cát được người dân đề cập nhiều. Cả 4 xã đều nhận thức được vai trò chống xói mòn, lở núi của rừng, vai trò cung cấp lá nón, củi và gỗ làm nhà. Đối với xã A Roàng thì cộng đồng cũng nhận thức được các vai trò về bảo tồn nguồn nước, chắn gió bão, cung cấp LSNG. Tuy nhiên, ở đây có một tỷ lệ tương đối người dân được hỏi không quan tâm hoặc không biết về vai trò của rừng (16,7%). Tỷ lệ này chủ yếu là người không thuộc nhóm hộ nhận quản lý bảo vệ rừng (theo họ rừng không phải của mình nên không được hưởng lợi gì, vì vậy không cần quan tâm đến vai trò của rừng).

Nhận thức của phụ nữ về quyền lợi nhận rừng: Hầu như phụ nữ chưa nắm hết và rõ về các quyền lợi của mình, đặc biệt quyền được trồng bổ sung các loài cây trồng hợp lý dưới tán rừng để hưởng lợi. Sự hiểu biết của phụ nữ về quyền lợi của mình ở mỗi thôn là khác nhau. Ví dụ như xã Hồng Trung, phụ nữ ở đây biết nhiều về quyền được khai thác gỗ để làm nhà và gia dụng. Tại xã Hồng Trung, quyền lợi về khai thác các nguồn lợi khác từ rừng cộng đồng, cụ thể là du lịch sinh thái ở ở những con suối được người dân nắm bắt tương đối rõ, với tỷ lệ cao nhất. Với xã A Ngo, quyền về chăn thả gia súc đúng nơi quy định là được người dân biết nhiều nhất. Ở xã Hồng Thượng và A Roàng, tỷ lệ người dân nắm về quyền lợi từ rừng tự nhiên giao cho các nhóm hộ thấp nhất trong các xã. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân biết quyền về hưởng đầu tư của nhà nước và hỗ trợ của dự án là nhiều nhất.

Bảng 3.11. Các mức độ đánh giá năng lực của phụ nữ tại khu vực nghiên cứu

0 Không biết, không quan tâm do không phù hợp với công việc của tôi và tôi không cần kiến thức, kỹ năng này

1 Biết rất ít vì đã được nghe/tuyên truyền: Tôi cần/muốn được tập huấn nhiều về kiến thức kỹ năng này

2 Biết nhiều/đã có kinh nghiệm, tôi chỉ cần cập nhập thường xuyên 3 Tôi có kinh nghiệm và năng lực rất tốt liên quan đến kiến thức

4 Tôi là một chuyên gia và có thể đào tạo và hướng dẫn người khác về kỹ năng/nhiệm vụ này.

Hình 3.5. Hiểu biết của Phụ nữ về LSNG tại các khu vực nghiên cứu

Trong đó:

Ký hiệu Năng lực

H1 Nhận biết các loài LSNG trên rừng H2 Nhận biết loài nguy cấp quý hiếm

H3 Nhận biết thời điểm có thể khai thác tốt nhất những loại LSNG H4 Nhận biết thời gian thuận lợi cho việc khai thác LSNG.

H5 Nhận biết hiện trạng, phân bố các loài có giá trị bảo tồn tại địa phương H6 Nhận biết các loài có giá trị kinh tế cao tại địa phương

H7 Nhận biết cách thức khai thác và sử dụng bền vững các loài có giá trị cao tại địa phương

H8 Nhận biết cc nguy cơ đe doạ đến sự tồn tại của các loài có giá trị kinh tế và nguy cấp, quý hiếm

H9 Nhận biết những tác động khi mất rừng và quy giảm tài nguyên đa dạng sinh học

Trên mặt bằng chung thì những hiểu biết của Phụ nữ về khai thác sử dụng LSNG ở mức 1,6.

Từ kết quả của Hình 3.5 kết hợp với bảng 3.11 cho thấy, đa phần Phụ nữ tại các xã nghiên cứu đều quan tâm nhiều đến lợi tức trước mắt, các vấn đề liên quan đến sinh kế của họ là chủ yếu. Điển hình như: nhận biết các loài LSNG trên rừng (H1), loài nguy cấp quý hiếm (H2), thời điểm có thể khai thác tốt nhất những loại LSNG (H3), thời gian thuận lợi cho việc khai thác (H4), hiện trạng phân bố các loài có giá trị bảo tồn tại địa phương (H5), nhận biết các loài có giá trị kinh tế cao tại địa phương (H6) và những tác động khi mất rừng và suy giảm tài nguyên đa dạng sinh học (H9).

Còn lại những vấn đề mang tính xã hội hoặc chỉ liên quan gián tiếp lâu dài đến nguồn sống của họ như: cách thức khai thác và sử dụng bền vững các loài có giá trị cao tại địa phương (H7), các nguy cơ đe doạ đến sự tồn tại của các loài có giá trị kinh tế và nguy cấp, quý hiếm (H8) họ rất ít quan tâm và thường không để ý nhiều. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề khai thác bền vững tài nguyên LSNG nói riêng và tài nguyên rừng nói chung.

3.5.2.3. Kỹ năng của phụ nữ

Bảng 3.12. Các mức độ đánh giá kỹ năng của phụ nữ tại khu vực nghiên cứu

0 Không biết, không quan tâm do không phù hợp với công việc của tôi và tôi không cần kiến thức, kỹ năng này

1 Biết rất ít vì đã được nghe/tuyên truyền: Tôi cần/muốn được tập huấn nhiều về kiến thức kỹ năng này

2 Biết nhiều/đã có kinh nghiệm, tôi chỉ cần cập nhập thường xuyên 3 Tôi có kinh nghiệm và năng lực rất tốt liên quan đến kiến thức

4 Tôi là một chuyên gia và có thể đào tạo và hướng dẫn người khác về kỹ năng/nhiệm vụ này.

Hình 3.6. Đánh giá kỹ năng của Phụ nữ tại khu vực nghiên cứu

Trong đó:

Ký hiệu Kỹ năng

D1 Kỹ năng đặt câu hỏi, truy vấn

D2 Kỹ năng lắng nghe, quan sát và phản hồi

D3 Kỹ năng lên kế hoạch và lập kế hoạch tuần tra, kiểm tra D4 Kỹ năng nhận dạng ghi chép thực địa

D5 Kỹ năng tổng hợp, viết báo cáo thực địa D6 Kỹ năng đọc bản đồ thôn bản

D7 Kỹ năng lập kế hoạch sử dụng, giám sát tài chính các hỗ trợ nhỏ D8 Kỹ năng viết/lập đề xuất dự án phát triển cộng đồng

Nhìn vào hình 3.6 kết hợp với bảng 3.12 có thể thấy được rằng Phụ nữ cả 4 xã còn rất thiếu các kỹ năng kể trên, không có cái nào vượt trội hay nói một cách khác đó là yếu đồng đều, cần được tập huấn hoặc tăng cường năng lực .

Giám sát đa dạng sinh học có sự tham là một chủ đề còn rất mới đối với phụ nữ.

Vì thế những hiểu biết và kỹ năng mà chị em có được không nhiều.

Dựa trên thực tế về kiến thức, nhận thức và kỹ năng của phụ nữ 4 xã và theo nhu cầu tập huấn của họ thì nội dung cần thiết nhất đối với họ hiện nay là về nâng cao nhận thức trong khai thác sử dụng bền vững các loại LSNG tại địa phương.

Vai trò của phụ nữ trong sử dụng rừng, kỹ năng đàm phán cho phụ nữ nhằm nâng cao kiến thức và tăng cường sự tham gia chủ động của họ trong các hoạt động của địa phương đặc biệt trong quản lý bảo vệ rừng và phát triển sinh kế. Các lớp tập huấn có thể được thực hiện tại hội trường của các xã từ 2 - 4 ngày hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào lộ trình thực hiện của mỗi chương trình.

Một phần của tài liệu Đánh giá vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng tại huyện a lưới tỉnh thừa thiên huế (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)