Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của VPĐKQSD đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của mô hình một cửa trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai tại thành phố quảng ngãi (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất

1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của VPĐKQSD đất

Theo Luật đất đai năm 2003 quy định VPĐKQSDĐ thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện; Luật đất đai năm 2013 quy định VPĐKĐ thành lập ở cấp tỉnh (một cấp) trên cơ sở hợp nhất VPĐKQSDĐ ở hai cấp là cơ quan dịch vụ công hoạt động theo loại hình sự nghiệp có thu, có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất, chỉnh lý thống nhất biến động sử dụng đất, thống kê, kiểm kê và cung cấp thông tin về đất đai và quản lý hồ sơ địa chính; tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.

1.4.2.2. Nhiệm vụ của VPĐKQSD đất

- Giúp các cấp quản lý trực tiếp làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thẩm quyền cho các đối tượng sử dụng đất ở địa phương.

- Đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

- Lập và quản lý toàn bộ HSĐC gốc đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính.

- Chỉnh lý HSĐC gốc khi có biến động về sử dụng đất theo thông báo của cơ quan Tài nguyên và Môi trường.

- Lưu trữ HSĐC, hệ thống thông tin đất đai [5].

Như vậy, về chức năng nhiệm vụ, hoạt động của VPĐKĐ có 3 chức năng chính là: Quản lý HSĐC gốc; chỉnh lý thống nhất HSĐC; phục vụ người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ.

1.4.2.3. Vai trò của VPĐKQSD đất

Với tư cách là tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai, vai trò của VPĐKQSDĐ trong cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương là rất quan trọng vì những lý do sau đây:

Thứ nhất: Hoạt động của VPĐKĐ đã cơ bản tách bạch giữa hoạt động quản lý nhà nước với hoạt động của đơn vị sự nghiệp công. Khác với các quy định trước đây, cơ quan Nhà nước ở địa phương (UBND cấp có thẩm quyền) chỉ thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai ở địa phương thông qua việc ký các quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Còn lại, việc đăng ký quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được giao cho cơ quan chuyên môn trực tiếp thực hiện.

Thứ hai: Hiện nay VPĐKĐ là tổ chức xây dựng, chỉnh lý, quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Là mô hình tổ chức duy nhất thực hiện các thủ tục có liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đây là chứng thư pháp lý đảm bảo cho các hoạt động giao dịch quyền sử dụng đất, cơ sở pháp lý đảm bảo cho người sử dụng đất an tâm đầu tư trên thửa đất của mình. Hơn nữa, chỉ có VPĐKĐ mới được quyền chỉnh lý, cập nhật, quản lý, lưu trữ HSĐC gốc dưới dạng giấy (hoặc dạng số) và cung cấp thông tin HSĐC cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng đất.

Thứ ba: VPĐKĐ đã và đang góp phần giảm thiểu những vướng mắc, ách tắc trong việc đăng ký quyền sử dụng đất cũng như đăng ký bất động sản trong nền kinh tế thị trường, đáp ứng cung - cầu về đất đai cho đầu tư phát triển kinh tế thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới.

Thứ tư: Từ hoạt động của VPĐKĐ, những năm gần đây cùng với việc quản lý, điều chỉnh biến động đất đai theo yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng địa phương, VPĐKĐ đã có những đóng góp tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đưa tỷ lệ cấp giấy cho các đối tượng sử dụng đất

tăng nhanh so với thời kỳ trước khi có Luật Đất đai 2003, tạo môi trường đầu tư lành mạnh và thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào Việt Nam.

Thứ năm: VPĐKĐ có vai trò quan trọng trong quan hệ đất đai, nó không chỉ làm cầu nối trực tiếp giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư với các cơ quan quản lý mà còn có tác dụng tăng cường các giao dịch đảm bảo đối với nguồn vốn từ đất đai giữa người sử dụng đất nói chung với các tổ chức tín dụng, cơ quan thuế của Nhà nước, thông qua các hoạt động thế chấp, bảo lãnh vay vốn, thu thuế, phí...góp phần tăng nguồn thu từ đất đai cho ngân sách Nhà nước.

Thứ sáu: Hoạt động của VPĐKĐ đòi hỏi phải chuyên môn hóa công tác đăng ký quyền sử dụng đất. So với trước đây, chuyên môn hoá trong hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất đã được áp dụng rộng rãi thông qua việc đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển trong những năm tới. Mặt khác, tính công khai, minh bạch được thể hiện đầy đủ, nghiêm túc trong hoạt động của VPĐKĐ thông qua việc cải cách thủ tục hành chính.

1.4.2.4. Tổ chức của VPĐKQSD đất

- Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất VPĐKQSDĐ cấp tỉnh được thành lập một số phòng chuyên môn nghiệp vụ; số lượng phòng chuyên môn nghiệp vụ căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương và theo nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPĐKQSDĐ cấp tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Văn phòng.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của VPĐKQSDĐ cấp huyện theo đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường và Trưởng phòng Nội vụ.

VPĐKQSDĐ (nay là VPĐKĐ chi nhánh) có Giám đốc và không quá 02 (hai) Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định của pháp luật.

- Nguồn nhân lực của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Biên chế của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là biên chế sự nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Việc quản lý, sử dụng biên chế của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn

bản hướng dẫn các Nghị định này; Thông tư số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 4 tháng 4 năm 2015, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của mô hình một cửa trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai tại thành phố quảng ngãi (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)