CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Quảng Ngãi
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
38,66%
14,95%
46,39%
Dịch vụ
Công nghiệp - xây dựng Nông-lâm-ngư nghiệp
Hình 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế ở thành phố Quảng Ngãi (Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi)
Theo kết quả tổng hợp từ báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Quảng Ngãi từ năm 2006 đến năm 2013 cho thấy, tổng giá trị sản xuất của thành phố tăng từ 10.637 tỷ đồng năm 2009 lên 39.378 tỷ đồng năm 2014. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và nhanh hơn so với tốc độ chuyển dịch của các địa phương khác trong tỉnh, cụ thể: Dịch vụ chiếm 46,39%, Công nghiệp – xây dựng chiếm 38,66%, Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 14,95%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, trong đó: Dịch vụ tăng 14,11%, Công nghiệp – xây dựng tăng 11,90%, Nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,89%.
- Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ và du lịch
Hoạt động kinh doanh thương mại – dịch vụ trên địa bàn phát triển khá nhanh, nhất là hệ thống ngành tài chính – tín dụng, vận tải, bưu chính – viễn thông, khách sạn, nhà hàng… được đầu tư phát triển. Năm 2013, giá trị sản xuất dịch vụ (giá SS 2010) trên địa bàn ước đạt 12.055 tỷ đồng, bằng 101,02% KH, tăng 17,54% so với năm 2012; trong đó, kinh tế cá thể ước đạt 4.007 tỷ đồng, bằng 101,21% KH, tăng 23,29%
so với năm 2012.
Trên địa bàn thành phố đã hình thành một số tuyến đường mới và đang cải tạo nâng cấp một số tuyến đường tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển nhanh. Các siêu thị, văn phòng đại diện, chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ vận tải, viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, ... tăng nhanh về số lượng và quy mô.
Lĩnh vực dịch vụ tín dụng - ngân hàng: Các hệ thống ngân hàng nhà nước; Các chi nhánh ngân hàng TMCP cùng các HTX tín tụng trên địa bàn thành phố phát triển khá mạnh với các hoạt động kinh doanh tài chính đã góp phần đáng kể trong giá trị sản xuất của ngành thương mại - dịch vụ.
Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thương mại - dịch vụ, du lịch khá phát triển: Hiện có 10 chợ, trong đó có: 01 chợ loại I, 01 chợ loại II và 5 chợ loại III. Toàn thành phố có 5 siêu thị: Siêu thị Thành Nghĩa (hạng II), siêu thị Coopmart (hạng II), siêu thị sách văn hóa (hạng III), siêu thị nội thất Thanh Thủy (hạng III) và Siêu thị Inox Phước An (hạng III). Hệ thống khách sạn có 18 khách sạn, nhà nghỉ, một số nhà nghỉ, khách sạn đã được cải tạo, nâng cấp xây dựng theo mô hình tiên tiến hiện đại đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch và cán bộ từ các tỉnh bạn về Quảng Ngãi làm việc, công tác.
Du lịch có chiều hướng phát triển tốt, các dịch vụ và cơ sở lưu trú tăng nhanh.
Một số công ty lữ hành du lịch, xe buýt công cộng, các tuyến du lịch kết nối từ thành phố đến các khu, điểm du lịch trong tỉnh đã được hình thành. Các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn được trùng tu, nâng cấp cũng góp phần cho việc phát triển du lịch, thu hút khách tham quan.
Tuy nhiên, phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng của của thành phố - trung tâm tỉnh lỵ. Các cơ sở kinh doanh còn phân tán, quy mô nhỏ, chưa tạo được thương hiệu sản phẩm. Kim ngạch xuất nhập khẩu còn thấp, chủ yếu xuất thô, xuất ủy thác, xuất khẩu trực tiếp còn ít. Một số chợ đang trong tình trạng xuống cấp, quá tải; chưa có nhiều siêu thị, chưa hình thành điểm trung tâm thương mại, trung tâm hội chợ triển lãm. Ngành du lịch phát triển còn chậm, chưa có các điểm vui chơi giải trí hấp dẫn phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân trong tỉnh và thu hút khách du lịch.
- Khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng
Tình hình sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn giai đoạn 2006-2014 phát triển mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn ước thực hiện 20.02 tỷ đồng.
Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tăng nhanh, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mở rộng sản xuất - kinh doanh, đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực như Công nghiệp thực phẩm, công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng, giấy, bao bì, dệt may, gỗ dân dụng và xuất khẩu.
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố đang tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm đều tăng, quy mô sản xuất được mở rộng, chất lượng sản phẩm được nâng lên. Cơ cấu các ngành công nghiệp có bước chuyển dịch đáng kể, các ngành nghề, làng nghề được khuyến khích phát triển. Công nghiệp đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động.
14.30%
32.70%
53%
Lao động nông nghiệp
Lao động công nghiệp - xây dựng Lao động dịch vụ
- Khu kinh tế nông nghiệp
Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển thủy sản tương đối ổn định.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước thực hiện 3.304 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua các đợt mưa lớn kéo dài và lụt trong tháng 11 thì ngành nông nghiệp bị thiệt hại khoảng 5,8 tỷ đồng.
Trong sản xuất nông nghiệp, thành phố Quảng Ngãi đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, từng bước ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực chọn giống, làm đất, cải tạo đất… nhờ đó năng suất chất lượng một số cây trồng, vật nuôi không ngừng được nâng lên. Bước đầu đã hình thành vùng chuyên canh sản xuất rau, đậu đặc biệt là mô hình rau, quả an toàn ở xã Nghĩa Dũng, nghĩa Dõng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, tăng cường công tác quản lý trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo thực hiện đúng thời vụ, cơ cấu giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh; kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch cúm H5N1, lở mồm long móng và giết mổ gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, quy mô sản xuất các vùng chuyên canh còn nhỏ hẹp, khả năng đầu tư thâm canh còn hạn chế nên năng suất chưa cao..
- Dân số, lao động và việc làm
+ Dân số: Năm 2014 dân số toàn thành phố Quảng Ngãi có 260.252 người và tổng số 56.038 hộ gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,85%. Mật độ dân số toàn thành phố là 4.048 người/km2, gấp 13 lần mật độ dân số của tỉnh. Sự phân bố dân cư giữa các xã, phường không đồng đều, phường có mật độ dân số lớn nhất là phường Trần Hưng Đạo (15.232 người/km2) và phường Nguyễn Nghiêm (14.165 người /km2) gấp hơn 13 lần so với mật độ dân ở xã Nghĩa Dũng (1.296 người/km2) và Nghĩa Dõng (1.369 người/km2), các xã, phường còn lại có mật độ dân số dao động từ 2.300 - 6.180 người/km2.
+ Lao động và việc làm: Theo số liệu thu thập, đến năm 2014 toàn thành phố có tổng số khoảng 130.278 người trong độ tuổi lao động chiếm 59,36% dân số toàn thành phố. Lực lượng lao động tham gia trong nền kinh tế quốc dân toàn thành phố có khoảng 80.600 người. Cơ cấu ngành nghề thể hiện cụ thể ở Hình 3.3.
Hình 3.3. Cơ cấu ngành nghề thành phố Quảng Ngãi năm 2014 (Nguồn: UBND thành phố Quảng Ngãi)
Qua hình 3.3 cho thấy, trong cơ cấu lao động xã hội ngành công nghiệp – xây dựng thu hút khoảng 32,7%; lao động dịch vụ chiếm tỷ lệ trọng cao 53%; lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp 14,3%. Số liệu này phản ánh thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp trong quá trình đô thị hóa diễn ra theo hướng công nghiệp và dịch vụ, tỷ lệ lao động nông nghiệp đã giảm rỏ rệt.
- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
UBND thành phố đã quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đảm bảo đô thị hóa 84,62%. Trong thời gian qua nhiều công trình giao thông, trường học, trụ sở làm việc của các cơ quan đã được đầu tư xây dựng không những mang lại một bộ mặt khang trang cho thành phố mà còn góp phần nâng cao phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Hệ thống cơ sở y tế của thành phố đã phát triển rộng khắp ở tất cả các xã, phường, 100% trạm y tế xã, phường có bác sĩ, 21/23 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế (02 trạm chưa đạt là Tịnh Ấn Đông, Tịnh An), hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh, chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng cao. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu học tập của xã hội. Toàn thành phố có: 31 trường mầm non, mẫu giáo; 30 trường tiểu học; 1 trường giáo dục trẻ khuyết tật; 23 trường trung học cơ sở; 6 trường Phổ thông trung học; 1 Trung tâm GDTX - HN tỉnh; 1 trường Cao đẳng; 02 trường Đại học.
- Cơ sở văn hóa - thông tin và thể thao
Sự nghiệp văn hóa được phát triển sâu rộng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đã kịp thời tuyên truyền các ngày lễ lớn và tổ chức phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và truyền thanh đạt nhiều kết quả như.
Đã xây dựng hoàn thành 15/25 điểm sinh hoạt văn hóa, bằng 60% so với chỉ tiêu Nghị quyết dự kiến điều chỉnh (hiện đang thi công 02 điểm sinh hoạt văn hóa). Trên địa bàn thành phố có 16 nhà văn xã, phường; 127 điểm sinh hoạt /238 thôn, tổ dân phố (10 xã, phường có 03 nhà văn hóa phường và 79/166 diểm sinh hoạt; 13 xã, phường có 48 điểm sinh hoạt hóa/67 thôn, tổ dân phố).
+ Trên địa bàn thành phố có 05 khu thể thao (Khu thể thao phường Trần Phú, phường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Nghiêm; sân vận động xã Tịnh Khê; sân vận động phường Trương Quang Trọng) và có 23 sân cỏ nhân tạo (10 xã phường có 11 sân; 13 xã, phường có 25 sân).
+ Hiện nay, trên địa bàn có 34 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, quốc gia (04 di tích cấp quốc gia).
+ Lĩnh vực du lịch có những diễn biến tích cực. số lượng du khách đến thành phố tăng, ước đạt 81.173 lượt khách, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2013.
Ngoài ra, hoạt động kinh doanh hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn có chiều hướng phát triển khá. Tuy nhiên vẫn còn gặp một số khó khăn như chưa đầu tư xây dựng các khu sinh hoạt vui chơi công cộng, cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa còn nhiều lạc hậu so với yêu cầu phát triển của đô thị, hạ tầng du lịch chưa được đầu tư nâng cấp,...
+ Cơ sở y tế
Tuyến tỉnh có: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện lao, Bệnh viện tâm thần, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm mắt, Trung tâm phòng chống phong và da liễu, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm truyền thông GDSK ... với diện tích 13,48 ha.
Tuyến thành phố có: Bệnh viện đa khoa thành phố, Trung tâm y tế dự phòng thành phố, nhà hộ sinh, đội vệ sinh phòng dịch và 20 trạm y tế đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về y tế (03 Trạm y tế chưa đạt chuẩn về y tế : Tịnh Ấn Đông, Tịnh Hòa, Tịnh An). Có 06 trạm y tế xuống cấp nặng chưa được xây mới (Nguyễn Nghiêm, Nghĩa Dõng, Chánh Lộ, Tịnh Ấn Đông, Tịnh An, Nghĩa An). Có 19/23 trạm y tế xã, phường được cung cấp nước sạch; 03 trạm chưa có nguồn cấp nước sạch (Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng, Quảng Phú). Số bác sĩ ở tại các Trạm y tế xã, phường 20 bác sĩ. Tổng số giường bệnh: 139 giường (Bệnh viện đa khoa thành phố 70 giường; 23 Trạm y tế xã, phường 69 giường).
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - Thuận lợi:
Thành phố Quảng Ngãi có lợi thế vị trí địa lý, có địa hình khá bằng phẳng, gần biển khí hậu ôn hòa; nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào; có sông Trà Khúc và sông Bàu Giang bao bọc; địa chất có thể xây dựng nhà cao tầng, thuận lợi trong việc khai thác những thế mạnh về tiềm năng đất đai, lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường giao lưu kinh tế, thu hút vốn đầu tư, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến… tạo nền tảng vững chắc theo giai đoạn 2011 - 2020 và những năm tiếp theo để xứng đáng là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, hòa nhập chung với sự phát triển của khu vực miền Trung và cả nước.
Các tuyến giao thông Quốc gia quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam, … điều kiện thuận lợi về giao thông cho phép thành phố có thể mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội văn hóa với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Cơ sở hạ tầng thành phố phát triển tương đối hoàn thiện. Giao thông đô thị được chú trọng xây dựng, mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển nhanh, được hiện đại hóa, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước được nâng cấp, cải tạo.
Là trung tâm kinh tế lớn của tỉnh, trên địa bàn thành phố đã hình thành một khu công nghiệp lớn (khu công nghiệp Quảng Phú). Thành phố hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực dịch vụ, xây dựng thành trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của tỉnh. Thành phố sẽ cùng với Khu kinh tế Dung Quất, đô thị Vạn Tường sẽ là những địa bàn động lực thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Thành phố có nguồn nhân lực có trình độ, hàng năm được bổ sung thêm 1.800 - 2.000 người bước vào tuổi lao động, bên cạnh đó còn có nguồn lao động từ các địa phương khác trong tỉnh đến tìm kiếm cơ hội việc làm sản xuất, kinh doanh.
Thành phố là nơi tập trung đông đội ngũ lao động có trình độ,… đây chính là nguồn nội lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Thực hiện Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi từ ngày 01/4/2014, UBND thành phố đã tiếp nhận 13 đơn vị hành chính và đi vào hoạt động theo đơn vị địa giới mới là mốc quan trọng, là cơ hội để thành phố phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Khó khăn:
Kinh tế tuy đạt mức tăng trưởng khá nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển của đô thị, giữ vững vai trò chức năng là trung tâm tỉnh lỵ. Tiềm lực kinh tế đạt những bước lớn mạnh nhưng chưa tương xứng với những đô thị phát triển trong vùng và cả nước. Phát triển công nghiệp chưa có những bức phá mạnh, chưa phát huy được vai trò trở thành ngành kinh tế động lực. Khu vực dịch vụ phát triển nhanh, chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế nhưng chất lượng chưa cao. Mạng lưới các siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng cao cấp còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập.
Bên cạnh những thuận lợi, UBND thành phố gặp một số khó khăn thách thức nhất định trong việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh thế - xã hội, đó là:
thời gian thực hiện Nghị quyết của Chính phủ gấp rút (chưa đầy 04 tháng kể từ ngày Nghị quyết 123 được ban hành cho đến khi thành phố đi vào hoạt động theo địa giới hành chính mới). Đồng thời, phát sinh những nhiệm vụ mới, ngành nghề mới (công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai thác chế biến thủy sản…). Cụ thể như:
Cơ sở hạ tầng đô thị tuy có nhiều chuyển biến tích cực và khởi sắc, song phát triển thiếu đồng bộ, chưa hiện đại, chưa tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn. Kiến trúc đô thị thành phố Quảng Ngãi chưa có nhiều công trình hiện đại tạo ấn tượng, các tuyến đường nhỏ hẹp, các khu dân cư hiện đại, mang nếp sống văn minh chưa nhiều. Cơ sở hạ tầng một số khu vực ven đô kém phát triển, chủ yếu là làng xóm được đô thị hóa tại chỗ.