2.1. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu việc thực hiện các trình tự, thủ tục theo cơ chế “một cửa” khi Nhà nước giải quyết hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
- Phân tích, đánh giá thực trạng các nguyên nhân tác động đến quá trình thực hiện, giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai khi người dân có nhu cầu giải quyết.
- Đề xuất các giải pháp hợp lý để hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính và đảm bảo quyền, lợi ích của người dân.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Công tác đăng ký đất đai/bất động sản
- Hoạt động của Bộ phận “Một cửa” và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất - Những người có liên quan
+ Người sử dụng đất, đây là nhóm trực tiếp chịu tác động của việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai với mô hình Văn phòng đăng ký
+ Cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành công việc tại Văn phòng đăng ký 2.3. Phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Phạm vi thời gian
Hoạt động của mô hình “Một cửa” trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai tại thành phố Quảng Ngãi trong giai đoạn năm 2010 đến năm 2014.
2.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi; trong đó điều tra 100 hộ gia đình, cá nhân đã nộp hồ sơ tại “một cửa” và UBND xã, phường tại địa bàn thành phố Quảng Ngãi.
2.3.3. Phạm vi nội dung:
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình “Một cửa” trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, đề tài tập trung nghiên cứu và đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Quảng Ngãi.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Quảng Ngãi - Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
2.4.2. Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Quảng Ngãi
- Hiện trạng sử dụng đất
- Tình hình quản lý nhà nước về đất đai
2.4.3. Thực trạng hoạt động của mô hình “Một cửa hiện đại” thành phố Quảng Ngãi
2.4.4. Đánh giá hoạt động của mô hình “Một cửa hiện đại” liên quan đến thủ tục hành chính về đất đai
2.4.4.1. Mức độ công khai thủ tục hành chính 2.4.4.2. Thời gian thực hiện các thủ tục hành chính 2.4.4.3. Thái độ tiếp nhận và trả hồ sơ
2.4.4.4.. Các khoản lệ phí phải đóng
2.4.5. Nguyên nhân hạn chế hiệu quả hoạt động của “Một cửa hiện đại” thành phố Quảng Ngãi
2.4.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của “Một cửa hiện đại”
2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp điều tra
- Thu thập số liệu thứ cấp:
- Phòng Tài nguyên và Môi trường: thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của toàn thành phố và các phường, xã nghiên cứu từ năm 2010 đến 2014.
- Các phòng có liên quan như Phòng kinh tế, Tài chính, Thống kê. Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố, các phường, xã nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2010 đến 2014.
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2010 - 2014.
- Thu thập số liệu sơ cấp:
+ Điều tra tình hình thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai của Văn phòng ĐKQSD đất.
+ Điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức tham gia giải quyết các thủ tục hành chính.
+ Điều tra nông hộ: Để thu thập các thông tin về sự hài lòng của người dân đối với các thủ tục hành chính khi cơ quan nhà nước giải quyết, chúng tôi đã tiến hành thiết kế phiếu điều tra nông hộ. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, kinh phí nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra khoảng 100 hộ có hồ sơ đang nộp chờ kết quả giải quyết của cơ quan nhà nước. Về tiêu chí chọn các hộ điều tra chúng tôi phân thành ba nhóm:
Nhóm 1: Các hộ dân đang nộp hồ sơ thông qua mô hình “một cửa” của UBND thành phố Quảng Ngãi (30 hộ). Những hộ điều tra bao gồm cả nam và nữ ở các lứa tuổi khác nhau, nghề nghiệp của các hộ bao gồm cả các hộ thuần nông và các hộ có nghề nghiệp khác, công chức, viên chức, buôn bán, dịch vụ...
Nhóm 2: Các hộ dân đã nộp hồ sơ thông qua mô hình “một cửa” của UBND thành phố Quảng Ngãi và được giải quyết xong (40 hộ). Điều tra các lứa tuổi khác nhau, sự hài lòng trong quá trình giải quyết và giải quyết xong, đây là nhóm điều tra phục vụ so sánh với nhóm 1, nhóm 3.
Nhóm 3: Nhóm các hộ dân đang nộp hồ sơ tại UBND các xã, phường (30 hộ):
Đây là nhóm hộ điều tra để so sánh, đối chiếu với nhóm hộ 1, các tiêu chí lựa chọn các hộ ở nhóm này cũng như nhóm 1, nhóm 2.
Trong quá trình điều tra nông hộ chúng tôi kết hợp quan sát, chụp ảnh, tìm hiểu và trò chuyện với người dân để nắm bắt được thực trạng của việc giải quyết các thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước và tâm tư, nguyện vọng của người dân khi giải quyết thủ tục hành chính.
2.5.2. Phương pháp so sánh
Số liệu điều tra, thống kê được chia thành nhóm và hệ thống hoá để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.
2.5.3. Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu
Trên cơ sở các số liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại theo các nhóm, nhập dữ liệu và xử lý số liệu để từ đó mô tả, so sánh, phân tích và dự báo, đánh giá cho các kết quả nghiên cứu, các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm EXCEL.
2.5.4. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan.
Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu đề tài.
2.5.5. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ lãnh đạo các cấp, các người dân đã thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn khác mà thủ tục nhanh gọn, qua phỏng vấn trực tiếp theo các chủ đề nghiên cứu, xin ý kiến về các giải pháp và mong muốn, nguyện vọng của người dân để nắm bắt tình hình rộng hơn so với nội dung các phiếu điều tra.