Tình hình quản lý và bảo vệ rừng ở tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.7. Tình hình quản lý và bảo vệ rừng ở tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình là một trong những tỉnh của miền Trung có lâm nghiệp cộng đồng hình thành và phát triển rất sớm và đang trở thành một phương thức quản lý rừng khá hiệu quả đang được tỉnh hết sức quan tâm khuyến khích phát triển. Tính đến năm 2005, các cộng đồng dân cư thuộc 135 xã, 7 huyện, thành phố đang tham gia quản lý 78.398 ha.

Trong đó đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 16.029 hộ và nhóm hộ với diện tích 57.971 ha chiếm 9,8% đất lâm nghiệp toàn tỉnh. Xét về nguồn gốc hình

thành rừng và đất rừng do cộng đồng quản lý và sử dụng được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau như sau:

1) Rừng và đất rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời với diện tích 400 ha, đó là các khu rừng thiêng, rừng ma ở xã Nam Trạch, Lý Trạch, Tân Trạch, Thượng Trạch huyện Bố Trạch; xã Quảng Trường, Quảng Hợp, Quảng Đông huyện Quảng Trạch…

2) Rừng và đất rừng được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng, hộ gia đình quản lý sử dụng lâu dài với diện tích 57.971 ha.

3) Rừng và đất rừng của nhóm hộ và hộ gia đình là thành viên rừng cộng đồng tự liên kết lại với nhau thành cụm nhóm công cộng để tạo nên sức mạnh trong quản lý bảo vệ rừng.

Mặc dù, có nguồn gốc khác nhau nhưng hầu như trên những diện tích rừng do cộng đồng quản lý rừng được bảo vệ và cải thiện đáng kể và gần đây nhất ở Quảng Bình có các mô hình rừng do cộng đồng quản lý điển hình và có hiệu quả cao như:

Cộng đồng thôn 2, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình nằm ở vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được dự án hỗ trợ gần 700 triệu đồng để phát triển rừng cộng đồng, 200 ha rừng đang được cộng đồng ở đây trồng mới, bảo vệ rất tốt. Họ thành lập một đội an ninh để bảo vệ rừng mặc dù mức phụ cấp rất thấp chỉ 30.000đồng/người/tháng nhưng 15 người trong đội đã thay phiên nhau canh gác giữ cho rừng không bị phá hoại.

Đặc biệt từ khi Luật Đất đai năm 2003 và Luật Bảo vệ Phát triển rừng năm 2004 ra đời việc giao rừng cho cộng đồng quản lý đã được pháp luật thừa nhận và phát triển mạnh mẽ. Quản lý rừng cộng đồng được khẳng định là một phương thức quản lý rừng có hiệu quả.

Nhiều dự án, chương trình, tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu về vấn đề này, ví dụ như kết quả nghiên cứu quản lý rừng cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc Việt Nam do tiến sĩ Nguyễn Bá Ngãi thực hiện đã mô tả các hình thức quản lý rừng cộng đồng do ba cộng đồng của đồng bào H'Mông, Mường và Thái đang quản lý có hiệu quả quản lý rừng rất tốt, đời sống của người dân được cải thiện ý thức bảo vệ và phát triển rừng được nâng cao.

Nhiều địa phương đã áp dụng tiến trình phục hồi rừng trong quản lý rừng cộng đồng mang lại hiệu quả. Phục hồi rừng được tiến hành bằng nhiều hoạt động khác nhau: khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, trồng bổ sung, trồng rừng và hoạt động phục hồi rừng gián tiếp thông qua việc tuyên truyền giáo dục cho người dân về phục hồi rừng.

Trong đó quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung (QPN-21-189) ban hành kèm theo Quyết định số 125/QĐ/BNN/KHCN ngày 04/11/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tuỳ theo đối tượng rừng mà khoanh nuôi có 2 dạng: khoanh nuôi phục hồi rừng không trồng bổ sung và khoanh nuôi phục hồi rừng có trồng bổ sung.

Khoanh nuôi phục hồi rừng không trồng bổ sung được tiến hành các đối tượng có đủ điều kiện cây tái sinh ở nhóm loài mục đích biện pháp quản lý là khoanh, bảo vệ tránh các tác động con người và súc vật để rừng tự phục hồi bằng quá trình tái sinh, diễn thế tự nhiên. Các biện pháp kỹ thuật bổ trợ ở đây chỉ là: chăm sóc cây mục đích khỏi bị cây cỏ, dây leo xâm hại, có tác động xúc tiến để thúc đẩy quá trình tái sinh tự nhiên như xử lý thực bì, làm đất… để hạt dễ tiếp xúc nảy mầm. Khoanh nuôi có trồng bổ sung được thực hiện ở những đối tượng mà quá trình tái sinh tự nhiên bị hạn chế do thiếu cây mẹ gieo giống, điều kiện lập địa khắc nghiệt. Biện pháp kỹ thuật có thể là gieo hạt bổ sung sau khi đã xử lý đất hoặc trồng bổ sung.

Đánh giá chung: Công tác giao đất, giao rừng cho các cộng đồng tham gia quản lý đã được đẩy mạnh trong những năm qua ở Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Quảng Bình nói riêng và đã được tổng kết trên nhiều tài liệu khác nhau. Tuy nhiên trên địa bàn huyện Lệ Thủy, là một huyện có nhiều diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Quảng Bình chưa được nghiên cứu sâu về vấn đề giao đất giao rừng cho cộng đồng tham gia quản lý, vì vậy đây là hướng nghiên cứu mà đề tài chúng tôi đặt ra.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)