Tình hình sử dụng đất Lâm nghiệp các xã điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 52 - 55)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Tình hình sử dụng đất Lâm Nghiệp ở huyện Lệ Thuỷ

3.2.2. Tình hình sử dụng đất Lâm nghiệp các xã điều tra

3.2.2.1. Tình hình chung về quản lý và sử dụng đất trước khi giao đất, giao rừng

Trước khi giao đất cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, phần lớn đất đai các hộ gia đình sử dụng nằm trong sự quản lý của xã. Người dân chủ yếu phát lấn đất rừng tự nhiên để sản xuất. Từ đó, đất đai quản lý không chặt chẽ, khai thác và sử dụng còn bừa bãi, manh mún, không có quy hoạch và kế hoạch cụ thể, đất chưa thực sự trở thành một nguồn lực quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Bên cạnh đó phải nói đến sự hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật, vốn đầu tư, ý thức, thái độ của con người trong việc khai thác sử dụng đất. Cùng với nó là sự tác động của chính sách đất đai giai đoạn này chưa thực sự làm thay đổi được tư tưởng và thái độ của người sử dụng đất để họ thực sự an tâm đầu tư sản xuất, khai thác mở rộng tiềm năng đất đai. Từ đó đã gây ra tình trạng đất đai bị bỏ hoang, xói mòn rửa trôi, rừng bị khai thác bừa bãi, nạn cháy rừng, chặt phá rừng thường xảy ra. Dẫn đến thu nhập của người dân thấp, đời sống khó khăn vất vả, quá trình sản xuất không đáp ứng được yêu cầu của xã hội và mỗi gia đình.

Bảng 3.5. Tình hình sử dụng đất 3 xã nghiên cứu trước giao đất lâm nghiệp năm 1995

Tổng DTTN Đất đã sử dụng Đất chưa sử dụng Diện tích

(ha)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%) Kim Thuỷ 48.567,45 26.051,58 53,64 22.515,87 46,36 Ngân Thuỷ 16.788,06 5.953,05 35,46 10.835,01 64,54

Trường Thuỷ 2.075,50 1.532,34 73,83 543,16 26,17

Tổng số 67.431,01 5.326,92 54,31 33.894,04 45,69 Qua bảng 3.5 ta có thể nhận thấy tỷ lệ đất đã sử dụng ở cả ba xã vào thời điểm năm 1995 còn chưa cao, đặc biệt ở các xã miền núi Kim Thuỷ và Ngân Thuỷ, tỷ lệ này rất thấp, trung bình chỉ đạt khoảng 35.55% tổng diện tích đất tự nhiên. Nguyên nhân tỷ lệ này còn thấp là do người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng cũng như giá trị của kinh tế lâm nghiệp. Ngoài ra, cơ chế chính sách thời kỳ này là sản xuất theo kiểu tập trung, việc quản lý và sử dụng lao động là do hợp tác xã, người dân không có trách nhiệm cải tạo đất mở rộng diện tích trồng trọt mà họ chỉ làm theo kế hoạch của hợp tác xã, người dân cho việc mở rộng diện tích trồng trọt không mang lại lợi nhuận và cũng

không phải là trách nhiệm của gia đình họ. Ngoài ra, cả 3 xã đều nằm xa so với vị trí trung tâm hành chính của huyện, địa hình vùng đồi núi cũng như dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều, trình độ sản xuất và canh tác còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai ở các các cấp trong giai đoạn này còn nhiều bất cấp, chưa giao đất, rừng cho người dân yên tâm sản xuất dẫn đến khả năng khai thác và đưa đất lâm nghiệp vào sử dụng đạt tỷ lệ thấp.

3.2.2.2. Tình hình chung về quản lý và sử dụng đất sau khi giao đất, giao rừng tính đến năm 2013

Đất lâm nghiệp của huyện Lệ Thủy được phân chia, giao cho các đơn vị và người dân quản lý, sử dụng, trong đó chủ yếu là đất có rừng tự nhiên và đất trồng rừng sản xuất. Trong những năm trước, khi công tác giao đất giao rừng đã được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả ở các xã trung du, đồng bằng thì với các xã miền núi, người dân vẫn chưa thực sự được sở hữu đất đai để trồng rừng phát triển sản xuất. Đất đai chủ yếu được cấp giấy CNQSDĐ ở các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn. Điều này đã tồn tại trong một thời gian làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của người dân miền núi và sự phát triển chung của toàn huyện, tuy nhiên cũng đã sớm được chính quyền các cấp quan tâm và có các chủ trương đúng đắn, kịp thời.

Nhận thấy được tiềm năng đất đai đối với sự phát triển kinh tế, xã hội nơi đây, chính quyền các cấp đã có nhiều chủ trương, biện pháp cần thiết nhằm tiến tới giao đất giao rừng cho đồng bào dân tộc ở các xã, để người dân có đất phát triển sản xuất, ổn định đời sống, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của huyện và công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Nhờ đó, hiện trạng quản lý đất lâm nghiệp của huyện Lệ Thủy đã có những sự thay đổi tích cực hơn trong những năm gần đây.

Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Tổ công tác gồm nhiều ban ngành liên quan tiến hành điều tra, rà soát lại cơ cấu đất đai ở 3 xã nhằm nắm bắt chính xác tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn các xã. Từ đó có các chủ trương hợp lý nhằm làm tốt công tác giao đất giao rừng, đảm bảo đất đai được giao về tận người dân.

Một trong những hạn chế của công tác giao đất giao rừng ở các địa bàn miền núi là nhiều nơi địa hình hiểm trở, đất rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn, nhiều núi đá rất khó để khai hoang, cải tạo. Do đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao đất và sử dụng đất được giao của người dân. Vì vậy việc điều tra, rà soát lại cơ cấu đất đai nhằm đảm bảo công tác giao đất giao rừng phải đem lại hiệu quả kinh tế thực sự cho người dân, để người dân yên tâm ổn định phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình.

* Cụ thể với 3 xã Ngân Thủy, Kim Thủy, Trường Thủy:

Nhân dân ở 3 xã chủ yếu làm nông nghiệp, có 63,650.17 ha đất được đưa vào sử dụng (chiếm 90.54 %) cho các mục đích khác nhau và còn 1.403,96 ha (chiếm 2,08% ) đất chưa được sử dụng.

Trong 3 xã trên thì Kim Thủy là xã còn tỷ lệ diện tích đất chưa đưa vào sử dụng nhiều nhất: 785,38,8 ha (chiếm 1,61% tổng diện tích tự nhiên), xã Ngân Thủy còn 618,41 ha (chiếm 3,68% tổng diện tích tự nhiên), xã Trường Thủy còn tỷ lệ diện tích chưa đưa vào sử dụng ít nhất 0,17 ha.

Theo số liệu về cơ cấu sử dụng đất của 3 xã (Phụ lục 1) trong tổng số 90,54%

diện tích đất đã sử dụng, đất lâm nghiệp chiếm một tỷ lệ cao trong khi thế diện tích để sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp..

Bảng 3.6. Tình hình sử dụng đất ở 3 xã năm 2013

Tổng DTTN Đất đã sử dụng Đất chưa sử dụng Diện tích

(ha)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Kim Thuỷ 48.567,45 46.389,72 95,52 785,38 1,62

Ngân Thủy 16.788,06 15.524,81 92,48 618,41 3,68

TrườngThủy 2.075,50 1.735,64 83,63 0,17 0,01

Tổng số 67.431,01 63.650,17 90,54 1.403,96 1,77 (Nguồn số liệu: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Lệ Thủy) [10]

Biểu đồ 3.3 Tình hình sử dụng đất 3 xã năm 1995 và năm 2013

Qua số liệu bảng trên cho thấy các xã Trường Thuỷ tình hình sử dụng đất đai cao đạt 92,48% diện tích đất đã sử dụng hết cho sản xuất, quỹ đất chưa sử dụng còn rất

thấp 0,01%. Trong khi đó quỹ đất chưa sử dụng ở các xã Kim Thuỷ và Ngân Thuỷ còn rất nhiều, lên đến 1.403,97 ha, vì vậy các cấp chính quyền và cơ quan chức năng cần có kế hoạch chiến lược giao đất ở các xã vùng núi cho các cộng đồng để sử dụng có hiệu quả và cải thiện điều kiện sống cho người . Để nâng cao hơn hiệu quả quản lý và sử dụng đất thì huyện cần phải đẩy mạnh công tác khai hoang phục hóa, thực hiện tốt công tác trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Điều đó làm cho nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển vững chắc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)