Phân tích chi phí, hiệu quả của kinh doanh rừng trồng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau khi được giao

3.3.1. Phân tích chi phí, hiệu quả của kinh doanh rừng trồng

Cây lâm nghiệp là cây lâu năm có đặc thù đầu tư khác nhau qua từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Đối với hộ gia đình việc trồng rừng hiện nay ở nước ta, nhà nước đang có chủ trương khuyến khích nên một số chi phí đầu các hộ gia đình chưa phải trả đó là chi phí đất đai và thuế cây lâm nghiệp, ngoài ra khi bán sản phẩm các hộ gia đình bán tại rừng (người dân thường gọi hình thức bán đứng cây là chủ rừng và thương lái sau khi khảo sát thực tế trữ lượng rừng thì họ thỏa thuận với nhau về giá bán). Tuy nhiên, do rừng trồng keo của hộ gia đình thường nằm ở vị trí hiểm trở, đi lại xa xôi và khó khăn nên chi phí khai thác, vận chuyển cây keo khá lớn.

Trong thực tế có hộ 5 năm, 7 năm mới bán được rừng, tùy theo độ phì của đất và mức đầu tư, tuy nhiên kết quả điều tra các hộ về chi phí đầu tư cho việc trồng 1 ha Keo lai trong một chu kỳ kinh doanh bình quân là 5 năm được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.11. Chi phí đầu tư bình quân 1ha trồng Keo của các hộ gia đình

(Đvt: triệu đồng) Hạng mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng cộng Chi phí trồng, chăm sóc 6,70 1,85 0,73 0 9,28

Công phát dọn thực bì 2,10 0 0 0 2,10

Giống cây trồng 1,60 0,5 0 0 2,10

Công trồng, chăm sóc 2,50 1,08 0,63 0 4,22

Phân bón 0,50 0,27 0,10 0 0,87

(Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2014) (Đơn vị tính: triệu đồng)

0 1 2 3 4 5 6 7 8

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Chi phí đầu tư 1 ha keo - chu kỳ 5 năm

Kim Thuỷ Ngân Thuỷ Trường Thuỷ

Biểu đồ 3.5. Chi phí đầu tư 1ha trồng keo của các hộ gia đình

22.62

22.62 45.42

9.34

Công phát dọn thực bì Giống cây trồng Công trồng, chăm sóc Phân bón

Biểu đồ 3.6. Các hạng mục đầu tư 1ha trồng keo

Nhìn vào biểu đồ ta thấy năm 1 là có sự đầu tư nhiều nhất tổng chi phí đầu tư là 6.700.000 đồng, số tiền đầu tư giảm dần theo các năm, đến năm thứ tư và thứ 5 thì hầu như không phải đầu tư thêm bất kỳ chi phí nào.

Qua số liệu ở bảng và biểu đồ trên cho thấy chi phí phân bón chiếm 9,34%

trong tổng chi phí đầu tư. Các hộ trồng rừng chủ yếu sử dụng phân bón vô cơ như NPK để bón cho cây con trong vòng ba năm tuổi. Phân bón là yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đặc biệt trong 3 năm đầu, phân bón cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất, phẩm chất cây rừng. Lượng phân bón tùy thuộc vào độ phì nhiêu của đất, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi hộ và mỗi vùng. Các hộ thường bón khoảng 0,1 - 0,15 kg/cây, như vậy cần khoảng 180 - 270kg/ha rừng trồng.

Chi phí trồng rừng thường biến động qua các năm do sự thay đổi của các yếu tố đầu vào như: giá cây giống, phân bón, công lao động. Năm 2013 - 2014, theo khảo sát cho biết một công có giá từ 150.000đ đến 200.000đ… Đặc biệt là trong những năm gần đây giá phân bón thường xuyên tăng, đây cũng là một khó khăn đối với những hộ trồng rừng.

Xét cơ cấu chi phí đầu tư theo thời gian trồng rừng ở bảng trên, ta thấy tuy hoạt động trồng rừng Keo dài nhiều năm nhưng thực tế hoạt động chăm sóc chỉ diễn ra trong 3 năm đầu: năm thứ 1, năm thứ 2 và năm thứ 3. Thời gian còn lại vì rừng có khả năng tự sinh trưởng và phát triển do đó các hộ chỉ bỏ ra chi phí công tỉa thưa và bảo vệ rừng.

Năm thứ nhất kết quả điều tra cho thấy chi phí khoảng 6.700.00 đồng/ha. Chi phí này chủ yếu mua vật tư, phân bón, cây con, nhân công, vận chuyển và chuẩn bị trồng rừng như xử lý thực bì, đào hố và trồng cây. Chi phí giảm dần qua các năm từ năm 1 đến năm thu hoạch. Nhằm tạo điều kiện cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng.

Năm thứ 2, các hộ tiếp tục đầu tư chăm sóc như dọn thực bì, vun gốc cây trồng, và tiếp tục bón thúc cho cây, khoản chi phí này là 1.850.000 nghìn đồng/ha.

Năm thứ 3 các hộ tiếp tục đầu tư công chăm sóc, bảo vệ và phân bón cho cây và tổng chi phí hết 730.000 nghìn đồng/ha.

Năm thứ 4 và năm thứ 5, cây đã trưởng thành và bắt đầu thu hoạch, các hộ chủ yếu đầu tư chi phí nhân công cho công tác chăm sóc, bảo vệ, chống trâu bò dẫm đạp, chặt phá và phòng cháy chữa cháy bằng lao động gia đình là chủ yếu.

Tuy nhiên, ở năm thứ 5, chi phí dành cho thu hoạch và vận chuyển là khá lớn, bình quân khoảng 42 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do các xã trên nằm ở cách xa trung tâm và các khu rừng keo nằm ở những vị trí có địa hình hiểm trở, đường đi lại khó khăn nên chi phí là rất lớn.

2) Phân tích hiệu quả trồng rừng của hộ gia đình

Cây keo có nhiều giống, loài khác nhau, tại huyện Lệ Thuỷ có hai loại keo được trồng phổ biến là cây keo lai (có tên khoa học là Acacia mangium) và keo là tràm (có tên khoa học là Acacia crassicarpa) gọi chung là cây keo (Acacia) cùng với các loài cây trồng khác tại vùng miền núi là đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời đây cũng là cây được xem là xóa đói giảm nghèo nhanh của đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác, để phát triển trồng rừng đạt hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi các nông hộ phải sở hữu được đất. Ngoài ra nguồn lực về tài chính, lao động, đất đai, tập quán canh tác của mỗi nông hộ cũng cần được quan tâm, hỗ trợ để nông hộ có đủ điều kiện đầu tư vào việc trồng rừng đạt kết quả cao nhất. Kết quả nghiên cứu tại các xã của huyện Lệ Thuỷ cho thấy, hình thức trồng rừng keo của nông hộ đã đạt được những kết quả ban đầu, số liệu được trình bày tại bảng 3.12.

Bảng 3.12. Kết quả trồng rừng keo thuần của nông hộ huyện Lệ Thủy

ĐVT

Kim Thuỷ

Ngân Thuỷ

Trường Thuỷ

Toàn mẫu Sản lượng Tấn/ha/chu kỳ 105,4 95,5 110,8 103,33 Doanh thu

(GO) Triệu/ha/chu kỳ 105 95 137,5 112,50

Chi phí trồng,

chăm sóc (TC) Triệu/ha/chu kỳ 8,55 7,7 11,35 9,20 Chi thu hoạch,

vận chuyển (TC)

Triệu/ha/chu kỳ 45 47 36 42,67

Lãi gộp/chu kỳ Triệu/ha/chu kỳ 51,45 40,3 90,15 60,63 Lãi gộp/năm Triệu/ha/năm 10,29 8,06 18,03 12,13 (Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2014)

Theo bảng 3.12, sản lượng cây keo nguyên liệu giữa 3 xã nghiên cứu có sự chênh lệch. Xã Trường Thuỷ có sản lượng keo nguyên liệu trung bình đạt 110,8 tấn/ha/chu kỳ sản xuất (5 năm từ khi trồng đến khi thu hoạch) và đây cũng là những địa phương trồng keo có hiệu quả nhất của huyện Lệ Thuỷ.

Nguyên nhân căn bản ở đây là xã có nhiều diện tích đất vùng gò đồi của huyện và có địa giới hành chính giáp với 2 huyện khác có xã vùng gò đồi. Xã Trường Thuỷ cũng là nơi có nhiều mô hình nông lâm kết hợp được xây dựng thí điểm từ các đơn vị

ngành Nông nghiệp của tỉnh, huyện. Trong đó có mô hình thâm canh cây keo nguyên liệu do Trung tâm khuyến nông lâm triển khai, và mô hình đã phát huy hiệu quả sau vài năm thí điểm.

Kết quả của mô hình đã được nông hộ chú trọng tập trung chuyển đổi trồng keo thuần đúng mật độ, đảm bảo kỹ thuật, chăm sóc và bón phân trong 2-3 năm đầu khi trồng mới theo hướng dẫn kỹ thuật của ngành nông nghiệp. Do đó cây keo phát triển tốt và cho sản lượng cao.

Trong quá trình phỏng vấn hộ chúng tôi có ghi nhận ý kiến của một nông hộ trồng rừng tại xã Trường Thuỷ về điều kiện canh tác của họ, chúng ta cần suy ngẩm thêm.

Hộp số 2:Trường Thuỷ là xã vùng gò đồi của huyện Lệ Thuỷ nên rất thích hợp để phát triển sản xuất kinh tế Lâm nghiệp, đặc biệt là mô hình trồng keo. Hiện nay tôi đang thử nghiệm kết hợp mô hình trồng keo – nuôi ong để nâng cao hiệu quả kinh ”tế.

(Ý kiến của hộ Nguyễn Văn Huy ở Trường Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ).

Xã Kim Thuỷ và xã Ngân Thuỷ là 2 xã miền núi của huyện Lệ Thuỷ, tập quán canh tác của nông hộ còn hạn chế, tất cả các nguồn thu nhập của nông hộ đều phụ thuộc vào rừng. Đất đai canh tác nhiều, thiếu kiến thức về kỹ thuật và chăm sóc, việc sử dụng giống tốt, phân bón cho cây trồng còn rất hạn chế, đồng thời nông hộ còn trồng xen canh cây sắn vào rừng keo trong 1-2 năm đầu để lấy ngắn nuôi dài nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Do vậy, sản lượng cây keo nguyên liệu khi đến chu kỳ thu hoạch, phát triển không đồng điều cho sản lượng thấp.

Ghi nhận ý kiến của một cán bộ xã phụ trách nông nghiệp tại xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

Hộp số 3:Bà còn ở đây mấy năm nay trồng Keo không có bón phân gì hết, chỉ phát dọn, làm cỏ thôi”. (Ý kiến của ông Trần Văn Thắng – cán bộ phụ trách nông nghiệp tại xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ)

Thực tế tại bảng 3.12 cho thấy, sản lượng keo được nông hộ thu hoạch vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014, với giá bán tại thời điểm điều tra giá thành dao động từ 970.000 - 1.150.000 đồng/tấn (tùy theo địa điểm, loại gỗ nông hộ khai thác), với sản lượng bình quân chung cho 3 xã nghiên cứu là 103,33 tấn/ha và với tổng chi phí đầu tư trung bình là 51,87 triệu đồng/ha/chu kỳ. Sau khi trừ chi phí, lãi gộp của nông hộ trồng rừng keo là 60,63 triệu đồng/ha/chu kỳ. Như vậy lãi gộp từ hình thức trồng rừng keo của nông hộ mỗi năm bình quân đạt 12,13 triệu đồng/ha/năm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)